Một thoáng hương trầm

09:36 09/02/2018

Nếp nhà lãng đãng khói hương như chiếc cầu nối với quá khứ. Hồn người tĩnh tại, thong dong hòa quyện miền tâm linh thăm thẳm. Nhưng không phải dịp Tết đến ta mới thấy nhẹ nhàng. Bất cứ khi nào đứng trước ban thờ tiên tổ, bao bộn bề, lo toan đều tự nhiên rũ bỏ, để gia tâm bảo vệ những gì tốt đẹp của tinh thần.

Bàn thờ gia tiên - nơi gìn giữ nề nếp gia phong

Đôi điều nhân nghĩa

“Ngẫm ra trong cuộc đời này, cuộc đời của mỗi con người đã được lập trình từ đâu đó, từ nơi rất cao, rất xa…”. Điều gì khiến đạo diễn Trần Văn Thủy phải thốt lên như thế? Liên hệ từ phim “Chuyện tử tế” đến cuốn “Trong đống tro tàn” hay nhiều tác phẩm khác của ông đều xoay quanh những ngẫm ngợi sâu xa về con người, về cuộc đời. Con sông thời gian cứ chảy siết dọc chiều dài lịch sử, nhìn lại những gì đã qua, bước ra vòng xoáy xôn xao của nhịp sống thường nhật, cuối cùng, với đạo diễn Trần Văn Thủy là… trở về. Về nhà, đối mặt với ban thờ tổ tiên, tưởng nhớ, trò chuyện với các bậc tiền nhân, lần về nội tâm nguyên sơ. Với ông, đó không phải hoài cổ mà hướng về phía trước.

Ai lần đầu đến thăm nhà đạo diễn Trần Văn Thủy chắc sẽ ngạc nhiên vì trước lúc trò chuyện với khách, bao giờ ông cũng thắp hương. Ông bảo, đã thành nếp, việc đầu tiên trong ngày là thắp hương, đứng trước ban thờ nói lên tiếng lòng, răn mình. Ban thờ gia tiên đặt ở phòng khách, để tổ tiên chứng kiến những điều mọi người làm với nhau. Biết vậy để không giả dối, để chân thành đối đãi. “Cuộc đời làm phim, khi xem lại tôi giật mình thấy không có bộ phim nào, kể cả cho đài truyền hình nước ngoài mà không có cảnh hương khói. Nó hoàn toàn tình cờ”.
 

Sự tình cờ xem ra nói lên bao điều về văn hóa Việt. Góc máy đặt ở đâu đều thu được hồn vía của mỗi gia đình là bàn thờ. Vì từ xưa, người Việt đã coi trọng và dành vị trí quan trọng nhất trong ngôi nhà làm ban thờ. Đó là hành trang tâm linh, biểu trưng của thế giới tinh thần, chứa đựng triết lý sống của dân tộc. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra đã đi sâu vào tâm khảm bao thế hệ. Nhân nghĩa, luân lý, đạo đức đã hình thành nên ban thờ để rồi người sau lại mượn ban thờ để tiếp nối nhân nghĩa, luân lý, đạo đức từ lớp người đi trước. Như vậy, thờ cúng tổ tiên theo nghĩa nào đó là một đạo, nhưng đến với đạo ấy, người ta không cần sách vở, không cần truyền giáo, không cần hướng dẫn lễ nghi. Cứ sống đậm đà, nặng tình nặng nghĩa với người đã sinh thành, với người Việt, đó là gốc rễ của tình yêu thương, gốc rễ trong mỗi người.

Cội rễ đời người

“Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên và trên lễ đài của quốc gia, cổ vũ nó…”. Nhắc lại câu trong bộ phim “Chuyện tử tế”, đạo diễn Trần Văn Thủy muốn nói ban thờ tổ tiên là nơi nuôi dưỡng sự tử tế, bồi đắp nhân văn. Tử tế cho cộng đồng là hướng con trẻ và cả người lớn vào việc học làm người mà vạch xuất phát là trong mỗi gia đình. Nói tới ban thờ là đi tới câu chuyện giáo dục theo cách “sâu gốc bền rễ”. Vì rằng con người tử tế thì không quay lưng lại với tiên tổ, không thể coi thường vong linh của các bậc tiền nhân. Bởi thế, ban thờ là đầu nút gợi mở một vấn đề mang tính cốt lõi.

Trong quan niệm xưa nay, thờ cúng tổ tiên của người Việt mang nét đẹp của nền văn hóa dân tộc. Hạt nhân của xã hội là gia đình, giá trị bồi đắp sức mạnh bền vững của gia đình hội tụ ở nơi linh thiêng nhất là ban thờ. Bàn thờ có vị trí như thế nào đối với đời sống tinh thần của mỗi người thì cũng tác động đến cộng đồng như thế. Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Đức, ở không gian ấy, người ta không bao giờ để xuất hiện cái xấu xa, độc ác, nham hiểm hay tư túi, mà chỉ tập trung vun xới những gì tốt đẹp nhất. Coi trọng bàn thờ gia tiên là nỗ lực gìn giữ nền nếp gia phong, để thế hệ sau hiểu được nhân, lễ, nghĩa, các phẩm hạnh của người đi trước. “Biểu tượng là bàn thờ nên nó vừa quen thuộc, gần gũi, vừa thiêng liêng, không thể xâm phạm. Biểu tượng đó là giáo dục”.

Dù nghèo, dù giàu, dù giản dị hay sang trọng, dù cuộc sống còn tất bật hay đã an nhàn, thảnh thơi thì vào ngày Rằm, mồng Một, trên bàn thờ gia tiên thế nào cũng phải có nén hương như sợi dây thiêng liêng kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai của mỗi gia đình. Lời khẩn cầu tỏa lan theo từng vòng xoáy khói hương, thể hiện ước vọng hồn nhiên và vô điều kiện. Cái thiện, nhân văn, tính gia huấn nhờ đấy mà nhân lên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Đức cho rằng: “Khi không biết đâu là đúng sai, phải trái, không biết hành xử thế nào, thì ta quay về gia đình, về với cái lõi của bản thân để nhìn nhận, biết ứng xử đúng đắn. Giờ đây, khi giá trị đạo đức đang gióng lên hồi chuông báo động, khi cuộc sống quá bon chen, gấp rút, chúng ta càng cần tìm về, xây dựng lại lối sống và cách ứng xử như thế”.

Trong một tọa đàm về bàn thờ Việt, các khách mời không hề bàn về ban thờ theo cách vốn được nhiều người quan tâm như gắn với nghi lễ thờ cúng hay cách đặt ban thờ cho hợp phong thủy… Câu chuyện ban thờ lại hướng về đạo đức, về chuyện tử tế mà đạo diễn Trần Văn Thủy đã tìm ra sợi dây liên hệ bằng cách gọi: “Điều căn cốt của con người”. Còn nhà sử học Dương Trung Quốc thì bắt đầu bằng so sánh: So với kinh tế, văn hóa đang ít được quan tâm quá (!), để rồi khẳng định, suy đến cùng thờ cúng tổ tiên là giá trị đạo đức của con người, là giá trị ngàn đời của dân tộc. Những yếu tố ấy khó định lượng nhưng lại minh chứng rõ ràng dân tộc ấy phát triển bền vững hay không. “Bàn thờ trong gia đình Việt, đừng coi là chuyện hình thức. Quan tâm, phát huy đặc sắc ấy là tăng thêm sức mạnh dân tộc. Người xưa nói phú quý sinh lễ nghĩa nhưng đôi khi chính lễ nghĩa mới sinh ra phú quý là vậy”.

Theo Hải Đường - ĐBND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.

  • Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.

  • Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…