HỮU THỈNH
Đã có lần tôi nói, mỗi lần về Huế, luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Đó không phải là câu nói lấy lòng, mà thực sự là một cảm nhận văn hóa.
Nhà văn Hữu Thỉnh - Ảnh: tienphong.vn
Từng được chọn là thủ đô, Huế, đương nhiên trở thành “đất tụ”. Tụ khí, tụ tài năng, tụ lòng người. Xưa nay, trong thiên hạ, tài năng dồn về các trung tâm để thi thố, để tìm cơ hội trọng dụng, để nở hoa, là một dòng chảy thường thấy ở mọi quốc gia. Người ta có chính sách để khuyến khích việc đó. Ngoài sự tập hợp tài năng mang tính cơ học ấy, Huế, với ưu thế về bản sắc văn hóa có đủ thông minh và điều kiện để tạo ra các tài năng tại chỗ của mình. Hai tiến trình này cùng diễn ra trong một thời gian dài, đã tạo ra nguồn nguyên khí dồi dào, xứng đáng là một trong những nhân tố hàng đầu trong bảng xếp hạng của các giá trị Huế.
Từ việc cảm nhận về tài năng, bất chợt, tôi nghĩ đến các thiết chế văn hóa và những cống hiến vượt ngưỡng của nó trong sự bồi đắp tinh thần. Trong dòng cảm hứng này, Huế lần lượt hiện lên trong tôi với ba biểu trưng về văn hóa vật thể và phi vật thể xứng đáng là những bệ đỡ và sự bảo hiểm của tài năng. Đó là một ngôi trường, một hiệu sách, một cách ứng xử.
1. Một ngôi trường
Đó là trường Quốc Học Huế, một cơ sở giáo dục đã làm nên sự ghen tị về mặt danh tiếng. Được thành lập vào tháng tư năm Đồng Khánh thứ hai (5/1887), thoạt đầu trường chỉ mang dáng vẻ sơ sài của một dịch vụ hành chính công, với nhiệm vụ là đào tạo đội ngũ thông ngôn cho bộ máy cai trị của Pháp. Công việc lúc đầu do xã hội hóa hoàn toàn, Nhà nước chỉ thực sự ngó đến sau kết quả của các kỳ sát hạch cuối năm. Công việc trôi chảy cứ tăng dần theo sự có mặt ngày càng đông đảo và toàn diện của người Pháp ở Việt Nam, dẫn đến việc vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập trường với tên gọi Pháp tự Quốc Học trường, gọi tắt là Quốc Học. Nhiệm vụ của nó ngoài việc đào tạo học sinh theo các hệ từ dưới lên còn được mở rộng ra với việc bổ túc tiếng Pháp cho hệ thống quan lại của triều đình Huế. Từ đó về sau, trường Quốc Học vừa dạy chữ Pháp, vừa dạy chữ Hán, và qua toàn bộ hoạt động, nó thực chứng một quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây đang diễn ra ngày càng sầm uất theo sự dàn dựng của lịch sử. Vấn đề đáng tìm hiểu ở đây là công việc dạy và học được vận hành như thế nào để chỉ trong vòng trên nửa thế kỷ (tính đến năm 1945 là 58 năm), Trường Quốc Học Huế đã đào tạo được cả một thế hệ học sinh với những tên tuổi làm rạng rỡ non sông đất nước, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Đã có biết bao văn nghệ sĩ tài danh vỗ cánh từ mái trường này. Cái gì đã khiến những học sinh của ngôi trường danh tiếng này phát triển vượt ra ngoài mục đích đào tạo của thực dân? Những người được giáo dục để duy trì chế độ thực dân rốt cuộc đã tham gia vào cuộc lật đổ chế độ ấy. Đó là ngoại lệ của lịch sử hay là những mùa quả của tinh thần dân tộc luôn bám rễ rất sâu vào ngọn nguồn truyền thống?
Tôi nghĩ rằng, trong mọi bước đi, văn học phải luôn luôn ngả mũ cám ơn các nhà trường. Xét từ cái gốc của vấn đề, thật không có gì đáng lo ngại cho văn học ta hiện nay bằng sự suy giảm chất lượng dạy và học văn trong nhà trường. Một chiến lược phát triển văn học không thể tách rời chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo.
2. Một hiệu sách
Đó là hiệu sách Sông Hương do nhà văn Hải Triều tạo dựng. Tôi không được biết đó có phải là hiệu sách duy nhất ở Huế hồi đó hay không, nhưng qua hồi ký của nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà văn, các bậc trí thức, thấy họ đều nói đến những kỷ niệm tốt đẹp về hiệu sách này. Trên thực tế đó vừa là địa chỉ văn hóa, vừa là địa chỉ của hoạt động cách mạng. Các nhà cách mạng đã khéo biến một hiệu sách thành nơi hoạt động hợp pháp, phục vụ các yêu cầu của cách mạng và văn hóa. Một tiến trình được bắt đầu bằng văn hóa sẽ tạo ra các năng lượng xã hội rộng lớn.
Thật không thể nào nói hết sức bồi đắp, những chấn động, và dưỡng khí sinh ra từ sách. Bây giờ thì sách đã được in ra quá nhiều. Chúng ta đã phải tốn bao nhiêu công sức để có sự tốt đẹp này. Ấy thế mà, sau mọi cố gắng, giờ đây chúng ta đang đứng trước một nghịch cảnh: số lượng sách in ra tỉ lệ nghịch với người đọc. Những con số thống kê về chỉ số phát hành sách văn học đã đến mức tồi tệ không thể chịu đựng được nữa. Đã bao nhiêu lần dư luận và các cơ quan có trách nhiệm lên tiếng về việc Nhà nước sớm có chính sách khẩn cấp cứu lấy thói quen đọc sách của nhân dân ta, nhưng tiếc thay cho đến nay chưa có quyết sách mang tính đột phá. Văn hóa đọc đang xuống dốc hết sức đáng lo ngại. Đã thế, vàng thau lại lẫn lộn. Những cuốn sách được quảng cáo ầm ĩ không phải lúc nào cũng vì lý do chất lượng.
Ở đây cũng cần nói lại cho phải lẽ. Nếu đọc nói chung thì người ta vẫn vào mạng Internet hàng ngày với số lượng tăng nhanh chóng. Nhưng văn hóa mạng không thể thay thế cho sách. Vấn đề là ở chỗ đó. Cứu lấy thói quen đọc sách là cứu lấy tâm hồn.
3. Một cách ứng xử
Trong tiểu thuyết lịch sử Tuy Lý Vương, nhà văn Trần Thanh Mại thuật lại câu chuyện như sau: Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương là hai bậc vương giả được học hành rất công phu, đều yêu thơ và trọng các thi nhân. Họ đã lập ra một Hội tao đàn có tên là Thi Xã. Thi Xã bao gồm các vị trong hoàng tộc, các quan lại vào hạng tai to mặt lớn nhất của triều đình Huế. Thi Xã thành lập được ít lâu thì tại triều đình xuất hiện một vị quan nhỏ mới từ Bắc vào. Nhà thơ lớn nhưng chức quan nhỏ đó là Cao Bá Quát. Chân ướt chân ráo đến kinh thành, ông quan họ Cao có phải cố tình không biết đến những uy quyền rùng rợn của vương triều hay chỉ là do máu nghề nghiệp, đã dám làm một bài thơ báng bổ Thi Xã, coi thơ của họ cũng có mùi khó chịu như mùi dưới các con thuyền buôn nước mắm từ Nghệ An vào: “Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An”. Chuyện đến tai các tao nhân mặc khách của Thi Xã. Họ gầm lên vì tức giận. Rất nhiều ý kiến đòi tâu lên Hoàng Thượng để hành tội thi sĩ họ Cao. Tuy Lý Vương, với vai trò người Chủ soái của Thi Xã đã dùng lời lẽ ôn tồn làm dịu cơn bão của các đồng nghiệp. Ông ba lần lặng lẽ thân chinh đến thăm và mời Cao Bá Quát tham gia thi đàn của cung đình. Trước cử chỉ chân thành, cầu thân và bặt thiệp của Tuy Lý Vương, thi sĩ họ Cao lúc đầu ngạc nhiên, nghi ngờ, rồi chuyển qua cảm phục và đã phải hạ bớt sự cao ngạo của mình xuống để miễn cưỡng nhận lời tham gia Thi Xã. Phải là những bậc hiền tài, những nhân cách cao thượng mới có thể có lối ứng xử tao nhã và thánh thiện đến như thế.
Nhà văn ngày nay được cuộc sống cung cấp cho biết bao phương tiện để tiếp nhận tri thức, để theo đuổi nghề nghiệp. Nhưng dù cho điều kiện có phong phú và hiện đại đến đâu cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của một ngôi trường, một hiệu sách, một cách ứng xử. Suy rộng ra, những thiết chế vừa công phu, nghiêm cẩn vừa tinh tế ấy tạo ra không gian tinh thần của toàn xã hội, trở thành những điều kiện tối cần cho hoạt động sáng tạo.
Nhưng nhà văn không chỉ biết thừa hưởng những gì mà xã hội đem lại cho anh ta. Ngược lại, trong công việc sáng tạo, nhà văn ở vào vị trí đầu mối của những giao cảm tinh thần. Mỗi tác phẩm của anh ta đều có dáng dấp một ngôi trường, một hiệu sách, một lối ứng xử. Còn giá trị của nó đến đâu thì chỉ có nhà văn mới biết rõ hơn ai hết.
Phát triển trên một mảnh đất từng được chọn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, văn học, nghệ thuật Thừa Thiên Huế được kế thừa một di sản tinh thần vô cùng giàu có và đặc sắc. Nó đã từng tạo được những mẫu mực để cả nước noi theo, những hào quang để thiên hạ soi chiếu. Bao nhiêu năm đã là như vậy. Và cho đến bây giờ, người ta vẫn không chịu thay đổi thói quen đó. Người ta vẫn không muốn nghĩ về Huế khác. Vậy thì yêu cầu đỉnh cao với hai phẩm chất tinh hoa và bản sắc là yêu cầu có tính lịch sử và khách quan đặt ra cho sự phát triển văn học, nghệ thuật của Cố đô Huế. Và chỉ bằng cách đó Huế mới mãi mãi là Huế đúng như hình ảnh trong ký ức tinh thần của cả nước.
Hà Nội 27/3/2012
H.T
(SH279/5-12)
Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?
Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.
Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...
ĐẶNG PHÚC
Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao.
Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.
Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.
Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.
Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.
Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.
Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội.
Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao.
Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…
Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.
“Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.
Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.
Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.
Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.
Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.
Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.