Một lát cắt

14:09 28/12/2009
DẠ NGÂNLúc ấy đã gần trưa. Những thời khắc cam go nhất của một ngày đang sắp qua đi. Một ngày ở đây bắt đầu từ rất sớm với những phập phồng quen thuộc.

Nhà văn Dạ Ngân - Ảnh: lethieunhon.com

Có thể sẽ có máy bay trinh sát của đối phương lượn lờ dậm doạ rồi biến mất một cách khả nghi. Có thể bom sẽ nổ liên hồi trước khi nghe thấy tiếng pháo đài bay B.52, hoặc cũng có thể chỉ tiếng pháo từ chi khu dọn đường cho một trơi máy bay trực thăng để rồi trên cánh đồng sẽ lố nhố những đội lính đi càn. Một bên lò dò tiến vào, một bên căng mắt giáp trận, thế là thêm một ngày hủy diệt nhau, một tình huống chiến tranh vừa cổ điển vừa dị thường, lặp đi lặp lại.

Sáng sớm hôm ấy không có máy bay trinh sát, không có bom bừa cũng không có máy bay trực thăng đổ quân. Nghe thấy tiếng không gian giãn ra thư thái. Nghe thấy tiếng cỏ reo trên cánh đồng để hoang, nghe thấy tiếng những con cá sống sót đớp mồi trong mương liếp, nghe thấy tiếng con sông thong thả rì rầm. Từ đầu bờ cây trâm bầu hậu vườn, chàng trung đội trưởng dõng dạc giải tán lệnh trực chiến. Những người lính trẻ lẳng lang rời khỏi mép công sự thả lõng tâm tư tận hưởng một ngày chắc chắn không có chạm súng. Có người đi sục trái chín sót lại trong những mảnh vườn không dân. Có tiếng rủ nhau đi tát mương bắt cá cho bữa ăn trưa. Có người khe khẽ hát để ăn mừng một ngày không có tàn sát.

Trung đội trưởng cầm theo trái pháo dù đi vào giữa vườn cây. Một chàng trai U Minh cao lớn điển hình, những chàng tân binh nói anh có cái uy của người ít nói. Nhưng anh đang háo hức không yên với trái pháo chống tăng trong tay, thứ vũ khí mới được phân phát từ những chiếc tàu không số đi bằng đường biển vào. Người ta ca ngợi rằng khi hết đạn B.40 thì không cần làm Cù Chính Lan anh hùng, người lính có thể dùng nó để “tiếp chuyện” với lũ thiết giáp như ném một quả lựu đạn. Anh nhập tâm ngay những lời ngợi ca truyền miệng ấy và thấy quả pháo gọn ghẽ tuyệt vời với ba thớt thuốc trong màu xanh thép có han một cái tay cầm cho người sử dụng. Ai đã phát minh ra loại vũ khí cừ khôi này để giáp lá cà với lũ thiết giáp nghênh ngang luôn làm tường thành cho lũ bộ binh phía sau? Anh sinh ra trong chiến tranh, anh hít thở bằng chiến tranh và anh vồ vập những thứ phụng sự chiến tranh. Anh yêu quý chúng vì chúng giúp anh và đồng đội chiến thắng kẻ thù, anh thường xuyên nghe thấy mùi hộp mới cứng của chúng. Chúng không có tim có óc nhưng chúng cần cho bọn anh lúc này, cần hơn tất cả.   

Anh ngồi xuống mép chõng tre trong căn chòi vốn là nhà của dân để họ tá túc mỗi khi từ chỗ tản cư lướt về mót cây mót củi mang đi. Sự trang trọng nín thở. Anh ngắm nghía nhiều lần món khí tài có tên truyền miệng là pháo dù. Nó quá xứng đáng để tò mò và ngưỡng mộ. Không ai muốn nhìn thấy bên trong một quả lựu đạn vì nhắm mắt cũng có thể hình dung trong đó có những gì. Nhưng đây là trái pháo dù có hẳn ba thớt thuốc với một cái chốt giật đơn giản. Sẽ là ba kíp nổ ba ngăn lần lượt hay tất cả là một tiếng nổ choáng váng với tầm sát thương rộng? Anh nghe thấy dòng máu dồi dào sinh lực không yên trong người. Hồi chưa đăng lính, mỗi khi hì hục kéo xuồng qua mặt đập ngăn mặn ở xã nhà, anh thường nghĩ, nếu không bận chiến trận, nhất định anh sẽ làm hai đường ray để dân tình qua lại đỡ khổ. Và nếu là lính công binh xưởng nhất định anh se làm ra nhiều thứ vũ khí kỳ lạ hơn từ nguồn thuốc nổ tận thu. Anh muốn và anh muốn, nhưng chỗ đứng của anh là đây, mỗi ngày, với những người lính lúc nào cũng nhìn vào anh cùng những thứ vũ khí với những quy tắc giản đơn nhưng lại ẩn chứa sức mạnh của bí mật.

Hai chàng tân binh đang đi ra phía bờ sông sau khi đã giao cho anh nuôi số cá trong mương vừa kiếm được. Người trung đội trưởng nhìn nhanh, anh đang tập trung vào chiếc vòng giật trên nắp trái pháo chống tăng. Anh nghe tiếng họ ngồi xuống bên anh, nghe thấy cả tiếng thở phập phồng trai trẻ. Một người quê ở Cái Nước, người kia quê ở Đầm Dơi, cùng dân Cà Mau cả, Cà Mau là nguồn của quân chủ lực, thật de chịu khi nhận về những người đồng hương ăn to nói lớn và cũng phải thú thực rằng anh đã đau khổ nhiều hơn khi phải đưa vào nghĩa trang những đồng hương ấy sau mỗi trận đánh. Anh nghe thấy giữa anh và hai người lính mới toe đang ngồi vòng quanh anh đây sự liên kết kỳ diệu như ruộng đồng, như lúa khoai, như ruột thịt. Chiến tranh hay cướp đi những người ưu tú nhưng nó thường chừa lại cho người sống sót khả năng trưởng thành vượt bậc. Anh biết anh là tâm điểm của trung đội, anh là một tấm gương và nhất cử nhất động gì của anh cũng khiến hai chàng tân binh này hứng thú.

Một tiếng nổ. Giữa trời quang mây tạnh đã vang lên một tiếng nổ kinh hoàng. Những tiếng nổ từ người mình gây ra bao giờ cũng mồ côi, đanh và gọn như vậy. Nó báo hiệu những tổn thất thê thảm. Những chàng trai khát khao khám phá đã tan tành. Không có những cái chết giống hệt nhau nhưng luôn có những cái chết từ bat cẩn hay ngờ nghệch. Không sao lý giải được một người dạn dày như chàng trung đội trưởng mà lại khinh suất như thế. Ba mạng người, ba tờ báo tử, ba vong hồn ngơ ngác không biết mình có được gọi là liệt sĩ hay không?

Một tiếng nổ có sức cảnh báo nhưng không là cuối cùng thuộc dạng này trong chiến tranh. Bởi luôn có những chàng trai từ nhỏ đã say mê bẻ đôi món đồ chơi mình có trong tay để xem trong ấy là gì. Và, khi buộc phải tồn tại từng ngày một với súng đạn thì việc rọc rạch tò mò với chúng đôi khi lại là sự thư giãn hồn nhiên mà họ luôn thấy thiếu.

D.N

(250/12-09)




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NHẤT LÂMKinh thành Huế năm Bính Thìn, thiên hạ xôn xao vì một vụ án đại hình gây bất bình trong cả nước, và để lại cho hậu thế một nỗi tiếc thương khôn nguôi cho hai nhà chí sĩ.

  • XUÂN ĐÀILàng Tân Mỹ Đông nằm dưới chân núi Tịnh Hồng, trước năm 1975 là vùng của quốc gia, nói cho ngay ban ngày quốc gia điều khiển về hành chính, ban đêm “việt cộng” kiểm soát mọi mặt. Trong làng nhiều người đi lính hai phía, phía nào cũng có sĩ quan cấp tá, cấp úy và binh nhất, binh nhì…

  • TRẦN DUY PHIÊN1. Xuống tới biền, Lê và tôi thấy chú Phip và hai con bò đứng bên giàn cày. Chẳng chào hỏi, chúng tôi bắt tay vào việc. Tôi tiếp tục đắp bờ mương ngăn đất trồng rau với cái tum đổ nước vào sông Dakbla, còn Lê lo chỉ việc cho chú ấy.

  • QUỲNH VÂN"Lục bình vừa trôi vừa trổ bôngLục bình không kịp dừng để tím..."

  • TRÚC PHƯƠNGÔng già ngồi trên chiếc ghế bố làm bằng manh bao phía dưới bóng cây đa lão – trụ sở của Hội những người bán máu kia, sinh năm 1919, tròn 82 tuổi.

  • NGUYỄN THỊ THÁI Ngoài vườn có tiếng đánh sạt. Lại một chiếc tàu cau rơi. Con Vàng buồn bã đứng dậy, thất thểu đi ra. Hình như tiếng rơi khiến nó đau lòng.

  • HÀ KHÁNH LINH "Con gái PhổỞ lỗ trèo cau"

  • TÔ VĨNH HÀChỉ còn ít phút nữa, cái công việc căng thẳng, vừa đơn điệu vừa nặng nề của chúng tôi sẽ kết thúc: Buổi chấm thi sau cùng của một mùa tuyển sinh đầy sóng gió…

  • TRẦN DUY PHIÊN - Cắp vở qua bên chú Kỳ nhờ chú chỉ cho mà học! - Mẹ tôi nói. Tôi vẫn giả bộ không nghe. Những con tò he bằng đất do tôi nặn lấy chưa khô. Tôi mà bỏ đi có người phá - Nói thế mà không thủng tai ư? - Mẹ đảo mắt tìm một vật gì đó làm roi.

  • HOÀNG THÁI SƠN Dì Ty khép cửa rồi ngồi vào góc giường lôi tiền dưới gối ra đếm. Hai tờ hai mươi ngàn, một mới, một cũ gấp đôi gần đứt rời; hai tờ mười ngàn, một mới, một cũ dính vẩy cá; một tờ năm ngàn quăn góc; hai tờ một ngàn dính mực và âm ẩm. Sáu mươi bảy ngàn cả thảy. Đếm lần nữa: sáu mươi bảy ngàn. Rồi dì mở rương, xếp tiền vào từng ô.

  • NGUYỄN THANH VĂN"Làm sao em biết bia đá không đau…"

  • PHẠM NGỌC TUÝTất cả chỉ vì con nhỏ đó: Nó tên thật là gì, tôi không rõ. Tú gọi nó là nhỏ Mai, nó gầy và xinh. Nói rằng nó xinh, e chưa đủ. Nó ngầu, nó phá, nó là con bé nghịch như quỷ.

  • MẠC DO HÙNGBố nhắn tôi mời Sĩ về làng tu sửa bức tượng Thành Hoàng. Sĩ nghe tôi nói, trầm ngâm: "Cho mình thời gian suy nghĩ, Bỏ nghề lâu quá rồi, không hiểu đôi tay có còn cảm giác!"

  • TRÚC PHƯƠNGDừng lại nghỉ chân, chị Dần tựa lưng vào gốc cây cơm nguội râm bóng bên con đường ngoằn ngoèo dẫn lên dốc Lưng Mây. Mấy cô gái Stiêng quảy gùi đi ngược ra phố trấn chốc chốc gởi lại nụ cười tự nhiên như hoa cỏ cho người phụ nữ miền xuôi đi thăm người nhà trong trại.

  • LÊ GIA NINHMột danh nhân nào đó đã nói rằng: "Người đàn bà có hai lần dễ thương. Một lần trên giường cưới và một lần trên giường chết". Riêng tôi, tôi thấy mỗi tháng người đàn bà có thêm một lần dễ thương nữa. Đó là kỳ nhận lương của chồng.

  • QUỐC THÀNH Năm ấy lên cao nguyên thăm anh bạn, biết tôi lần đầu đến anh dẫn ra trung tâm xã coi cho biết, cũng là lúc dân đi rẫy về. Ngược chiều chúng tôi là một ông già, mắt nhìn xuống miệng cứ lẩm bẩm: "Muộn rồi, Muộn rồi". Tôi nghĩ ông vội đi đâu đó, chắc nóng lòng lắm.

  • ĐÀO DUY HIỆPNgày xưa có một chàng trai rất lịch sự. Anh thường có nhiều khách đến nhà chơi.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGCái tin đám ma ông S chỉ có chiếc quan tài rỗng dù dấu kín đến mấy cũng cứ lan đi. Mấy "nhà báo trẻ" cứ nhớn nha nhớn nhác muốn gặp thân nhân phỏng vấn, ghi hình nhưng nhìn thấy cái vẻ lãnh đạm của H. bác sĩ quân y, con trai ông, liền co cả lại.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGChao ơi? Xin chào Thầy, lâu ngày ghê.Tôi lúng túng một hồi mới nhận ra cô Sen. Trước mắt tôi bây giờ là một thiếu phụ với nụ cười tươi, rạng rỡ, nhưng vẫn không làm phai đi trên khuôn mặt gầy những vết hằn khốn khó.

  • ĐOÀN LÊ               Tặng anh tôi Anh làm khoa học, tôi là diễn viên nhà hát. Riêng điều đó đã không hợp nhau. Nhưng tuổi trẻ không chịu nghĩ chín chắn, chúng tôi cứ yêu nhau bất chấp mọi giông bão ở cả hai phía gia đình.