NGUYỄN NHÃ TIÊN
Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.
Khúc sông quê. Ảnh: Nguyễn Văn Dũng
Vậy mà cứ ham hố bước, cả hai luyên thuyên nói cười, ngớ ngẩn, tưởng như cỏ trên công viên ven bờ sông Hương biết nâng mình bay bổng, tưởng như những con đường Lê Lợi dài ra, Trần Hưng Đạo cũng dài ra, và cầu Phú Xuân thì thăm thẳm bến bờ. Dường như đêm Festival Huế có một hấp lực đến độ làm người ta dễ quên đi sự hiện hữu để hò reo đuổi bắt cùng những giấc mơ. Cũng có thể là Huế có một quyền lực siêu nhiên ban phát cho ta một thứ men tình yêu diệu kỳ. Thứ men tỏa ra từ những linh hồn, giác hồn cây lá, từ hoa bướm, thổ nhưỡng, dòng sông... Tất cả hòa quyện nhau thành một thứ diệu lực có khả năng nuôi dưỡng sức vóc cho những bàn chân lứa đôi lãng mạn bước tới tận... chân trời.
Hầu như đêm khai mạc Festival nào ở Huế cũng giàu có những chương trình. Trống hội Thăng Long, nghệ sĩ các nước tham gia chào khán giả bằng các vũ điệu và âm nhạc đặc trưng của từng dân tộc. Làm sao có thể chia thân ra để một đêm vừa trong vườn Nội Phủ, vừa trong Duyệt Thị Đường, lại vừa ở Thái Bình Lâu, hoặc còn nhiều sân khấu khác tưng bừng giữa hoàng cung. Làm sao để tai mắt ta có dịp no say các màn quảng diễn nghệ thuật từ bốn phương hội tụ về Huế. Không thể chia thân đi khắp mọi nơi, nên tôi và em bỗng tìm ra một thú vui: lội bộ lòng vòng cùng Festival Huế. Lội bộ và mặc tình cho ý tưởng la đà với sông nước và cỏ xanh, với bao nhiêu là dát vàng dát bạc như loài ngọc khoáng ánh lên trên nền trời cơ hồ nói với ta về những giấc mơ không hồi kết thúc. Cầu Trường Tiền chưa bao giờ lộng lẫy sắc màu như đêm nay. Có vẻ như người nghệ sĩ thiết kế tạo nên những sắc màu hàm ý muốn biến hóa một chiếc cầu thực nối hai bờ Nam - Bắc sông Hương thành một chiếc cầu hư ảo, một chiếc cầu bảy màu. Một chiếc cầu siêu thực trong thơ: “Làm gì Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp/ Tôi bước hoài đếm không xiết mênh mông” (NNT).
Đi trong đêm Festival Huế rồi em cũng thành... mênh mông nốt. Lúc thì như giọt sương trên cỏ, khi thì em rêu xanh như cổ tích hiện về. Lẽ ra tôi phải cầm chặt tay em tung tăng theo dọc con đường bờ sông, và tin đó như một thực tại máu xương - đêm nay em và Huế là có thực. Vậy mà, không biết vì lơ đễnh, hay vì tin vào một thứ ảnh ảo huyền nhiệm nào đó đã làm nên cơn say hoan lạc dẫn tôi đi lớ ngớ ngược xuôi, xóa nhòa biên giới mọi con đường. Hình như em cũng thế, mặc tình nghễnh ngãng nô đùa với cỏ, rồi chạy ào xuống bờ sông, săm soi cái rừng chong chóng được xếp bằng giấy cắm đầy dọc theo bờ. Lũ chong chóng cũng ngộ nghĩnh như bầy trẻ thơ dại, cánh xoay tròn hồn nhiên cùng cơ man những gió và gió. Nghệ thuật sắp đặt nào đó sẽ chết nếu như thiếu đi giống loài gió thổi hoang dại như thế, nếu như thiếu đi một dòng sông Hương đầy ắp huyền thoại biết hớp hồn người như thế, nếu như thiếu đi một tình yêu cao cả biết đốt cháy mình tận hiến cho cái đẹp như thế. Tôi không rõ lắm, có phải vì tình yêu mà sinh ra lễ hội hay không, nhưng chắc rằng, từ lễ hội, sẽ có vô vàn những tình yêu được sinh khai. Và chính nó mới là phần linh hồn hằng cửu nuôi sống lễ hội, tươi xanh và ngát hương trong mọi tâm thức con người.
Dường như đêm Festival Huế, đêm của cuộc hội ngộ Đông - Tây kỳ vĩ, của rừng người khắp mọi nơi hội tụ về cùng Huế thức không ngủ. Thức mộng mị hay là thức chung nhau một giọng nói phúng dụ, mang âm sắc của tất thảy huyền thoại để mọi niềm cảm xúc trào dâng thành một thứ ngôn ngữ chung. Chính những khoảnh khắc vi diệu ấy, mỗi thực thể đơn lẻ bị phân tán trong sức cộng hưởng âm vang của hạnh phúc. Tôi đã đọc được thứ hạnh phúc mang mầu sắc lễ hội ấy (cũng có khi là tôn giáo, xứ sở, lý tưởng) vào một sớm mai tinh mơ tại sân ga Đà Nẵng, đã hiện lên trong từng ánh mắt của hàng trăm nam nữ trai trẻ háo hức bước lên tàu đi Huế cho kịp đêm khai mạc Festival. Và, giờ đây tôi đang đọc trong bao la mắt em sự hoan ca của niềm hạnh phúc đó. Đấy cũng có thể nói là thứ lửa dẫn đường cho mọi cuộc lãng du hoan lạc cùng những giấc mơ phía chân trời. Đi mà nhẹ như gió, đi mà quên đôi bàn chân trụi trần trên cỏ, quên luôn vóc dáng mình liêu xiêu đẫm ướt mồ hôi. Mất hút giữa Huế rồi, tan giữa lòng Huế rồi mà vẫn còn đi tiếp.
Không phải ai cũng được giáp mặt hết thảy những sân khấu trong Đại Nội để được thưởng thức hầu hết các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Để no say con mắt xem “đám cưới ngày xưa”, hoặc một phiên chợ quê nào đó, hoặc một phố ẩm thực ở đâu đó. Dòng sông người trên các đường phố cứ trôi đi cùng với nhịp điệu thời gian, tưởng chừng như chạm tay vào được. Có vẻ như hơi thở của những tâm hồn đang ca múa kia, tất cả lẫn vào gió thổi, vào hoa đèn, hòa quyện vào những đôi mắt làm nên một thứ ánh sáng đầy ắp sự huyền hoặc. Hình như có những bước chân lạc ngõ lạc đường nhưng lại chẳng hề hay biết mình bước lạc chút nào. Những con đường thần thoại hoang đường đê mê từng bước bàn chân cứ như thế trôi về... vô tận! Mọi ý niệm về thời gian tuồng như không có mắt nơi này.
Bước đi một cách phiêu bồng như thế đó, nên cứ lòng vòng đêm Festival Huế, nhiều khi lui tới chỉ một con đường, chỉ loanh quanh một vạt cỏ, vậy mà cứ thấy là lạ, cứ thấy Huế đẹp ra, vừa mơ hồ lại vừa bí ẩn. Con mắt tôi có nhầm chăng mà sao đi giữa Huế thấy em đẹp gấp nghìn lần, thơ dại gấp nghìn lần. Có cảm giác như em và tôi thần kinh đều căng ra như những sợi dây đàn, chỉ cần một chiếc lá rơi vô tình, hay một sợi tóc bay qua vô tình chạm vào là dễ dàng gióng lên xao xuyến bao cung bậc. Hình như tôi đã đọc đâu đó nói đến ý niệm này: trước mọi chấn động vô bờ, tư tưởng sẽ lặng câm. Không biết có phải thế không, nhưng quả là lúc này đây, những âm thanh tự nội liên hồi động vọng, liên hồi thành sóng vỗ trong tôi. Và em cũng vậy, lúc thì dào dạt chừng như đua với cỏ mà hồn nhiên, khi thì con mắt lãng mạn thôi thúc như muốn vói tay ôm vào lòng giống loài ngọc khoáng bồng bềnh trên sông.
Ngày mai, ngày kia, rồi chúng ta sẽ chia tay Huế như bao lần chia tay khác. Và thời gian lại ra đi cùng cái nhịp điệu chuyển dịch lở bồi muôn thuở. Có điều thời gian sẽ khó mà tước đoạt của chúng ta một khi Huế đã tan vào, thấm vào tâm hồn như một thực thể máu xương xanh tươi cùng ký ức. Biết vun đắp ký ức cũng là cách biết gìn giữ Huế. Cho dù là vun đắp một “Khúc tưởng niệm” như tên gọi một vở vũ kịch của nữ biên đạo Ea Sola từng góp mặt cùng Festival Huế. Chính người nghệ sĩ tài hoa này đã gieo vào ký ức nhân loại từ cánh đồng Việt Nam qua những vở vũ kịch “Hạn hán và cơn mưa”, hoặc “Ngày xửa ngày xưa”. Huế rồi sẽ vun đắp cho tôi đêm nay, đêm có em hồn nhiên tháo giày cầm tay lội bộ, rượt đuổi cùng dòng sông Hương như chạy ngược về một thời tuổi thơ xa lắc. Đó là một tiết mục không hề có trong các chương trình lễ hội Festival Huế ngợp đầy ánh sáng, mà chỉ là cọng cỏ cành sương thấm đẫm vào tâm hồn tôi thơm lừng cỏ dại Huế ơi!
N.N.T
(SHSDB39/12-2020)
THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.
NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
HUY CẬN - XUÂN DIỆU
(Trích)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
DƯƠNG HOÀNG
Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.
HÀ KHÁNH LINH
Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…
NGUYỄN QUANG HÀ
Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng.
PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
MINH ĐẠO
Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
XUÂN HOÀNG
Hồi ký
(Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")
PHẠM PHÚ PHONG
Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.
VŨ THỊ THANH LOAN
1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
TRẦN TRUNG SÁNG
Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!
HOÀNG PHƯỚC
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.