Một cái nhìn từ trên cao những tác phẩm mang đậm sắc thái tâm hồn của một họa sĩ Việt Nam - Họa sĩ Lê Bá Đảng

10:20 04/11/2009
ANTHONY JASONLê Bá Đảng có lẽ là người họa sỹ Việt Nam danh tiếng nhất làm việc tại Tây phương. Về mặt kỹ thuật mà nói, tác phẩm của ông rất đẹp, còn về mặt mỹ thuật thì nó lại chinh phục được lòng người. Đồng thời những tác phẩm của ông không giống những tác phẩm của các họa sỹ phương Đông điển hình. Nghệ thuật của Lê Bá Đảng là sự bổ sung tuyệt vời cho nhau giữa cái diện mạo phương Tây và tính các phương Đông.

Họa sĩ Lê Bá Đảng - Ảnh: mythuatvietnam.info

Vậy bằng cách nào vậy? Một phần là do chủ tâm, một phàn là do ngẫu nhiên. Lê Bá Đảng sinh năm 1921 tại Quảng Trị, Việt Nam. Ở cái tuổi 18, với ham muốn tìm hiểu thế giới bên ngoài và đặc biệt là nước Pháp, ông cất bước đi Châu Âu. Và tất nhiên là ông phải rời bỏ gia đình, nguồn trợ cấp tài chính duy nhất và đúng lúc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Ông tham gia vào quân đội Pháp nhưng sau đó bị bắt làm tù binh. Sau khi được trao trả vào năm 1945, ông vào học tại Trường Mỹ thuật Toulouse, vào thời gian đó trường này không đòi hỏi học viên phải có căn cước hay bằng cấp. Trong suốt thời gian sáu năm ông học mỹ thuật để kiếm sống, ông đã phải làm nhiều nghề (bao gồm cả việc làm trợ lý cho một hãng in thương mại), đây là tiền đề cho việc thay đổi nghề nghiệp của ông một cách dễ dàng sau này. Cuộc triển lãm một mình đầu tiên của ông tại "Hiệu sách quốc tế Paris" năm 1950 là một thành công lớn. Những tác phẩm của ông đã trở nên nổi tiếng tại các phòng tranh khắp nước Pháp. Ông bắt đầu nghề nghiệp mang tính quốc tế của mình vào năm 1966 khi ông mở triển lãm cá nhân tại phòng tranh mỹ thuật hiện đại Newman tại Philadelphia và Bảo tàng nghệ thuật Cincinnati. Ngày nay tác phẩm của ông được trưng bày trong nhiều phòng tranh khắp Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản và có mặt trên nhiều tạp chí nổi tiếng từ năm 1989.

Nhưng làm thế nào mà họa sỹ có thể kết hợp cái di sản phương Đông vốn có với những gì tai nghe mắt thấy tại phương Tây? Tôi không thiên vị, tôi tôn trọng cả hai. Tôi suy nghĩ giống như một người phương Đông nhưng phán xét sự việc theo cách của người phương Tây. Sự kết hợp của hai thái cực có thể thấy rõ trong những tác phẩm của ông vào thời kỳ những năm 70, đặc biệt là trong những bức in bản đá của ông, Mô típ điển hình phương Đông nhưng mang tính mỹ thuật của trường phái Paris những năm 50, không những ở cách tô màu sáng mà còn cả ở những kỹ thuật tinh xảo, cách dùng nhiều màu trong những bức họa sử dụng mảng màu trong các tác phẩm hiện đại của ông tương tự như của Georges Mathieu.

Năm 1981 Lê Bá Đảng đã dứt bỏ những tác phẩm kiểu này để cho ra đời những tác phẩm mang đậm tính cách phương Đông trong con đường nghệ thuật của mình ở một loại tranh mang chủ đề "Hài kịch nhân loại". Với những sáng tác mới này, họa sỹ đã khám phá ra một điều mà ông đã từng quay lại với nó trong nhiều năm. Những tác phẩm này đã tạo nên một bước ngoặt trong nghề nghiệp của ông. Lần đầu tiên ông thực sự làm việc cho chính mình. Sự thay đổi được thấy rõ trong những ấn tượng và sự rõ nét trong tác phẩm của ông. Bốn năm sau đó ông bắt đầu một giai đoạn sáng tác mới khác mang chủ đề "Không gian", điều này đã chứng tỏ được sự chín muồi trong nghề nghiệp của ông. Cực kỳ tinh xảo trong diện mạo, tế nhị trong cách thể hiện. Những tác phẩm này đã gây ấn tượng sâu sắc.

"Không gian" phải được hiểu nhiều ở mức độ khác nhau: Với những tác phẩm về Việt Nam thì đó là phong cảnh. Đối với Lê Bá Đảng, Việt Nam là một "Thiên đàng bị lãng quên" quê hương luôn ở trong tôi, dù tấm thân xa cách nhưng tâm hồn lại chẳng thể cách xa. Tất cả những tác phẩm của tôi là sự phản ánh tình yêu ở đó hàng ngàn phương diện khác nhau. Qua nhiều lần hồi hương những nỗi nhớ về quê hương lại càng thêm nung nấu lấn át cả trí tưởng tượng. (Ông đã cống hiến đáng kể tiền bạc và công sức vào việc kiến tạo quê hương, vào sự phát triển nền nghệ thuật của quê nhà). Ai đã một lần thăm Việt Nam đều nhận thấy tình yêu quê hương của ông thể hiện trong từng nét vẽ. Như ông tâm sự: Đó là sự tái hiện quê hương thời thơ ấu của ông. Đó là những thắng cảnh được nhìn từ trên cao, một cái nhìn tổng quát mang đậm tính nghệ sỹ. Trong thực tế, bố cục tác phẩm của ông rất phù hợp với vóc dáng làng quê Việt Nam được thổi cho tâm hồn người họa sỹ, trong khi vẫn giữ được cái quan hệ cơ bản giữa nhân loại và vũ trụ. Ông thường xuyên đưa hình ảnh con người vào những tác phẩm của mình. Ví như ông đã dùng hình ảnh của gia đình (hình ảnh truyền thống của cuộc sống phương Đông) làm biểu tượng riêng cho tác phẩm của mình.


Tác phẩm "Đường mòn Hồ Chí Minh" (acrylic) - Ảnh: lebadang.org


Giấc mơ của Lê Bá Đảng về Việt Nam là bậc thềm dẫn đến quan điểm triết lý và khái niệm của ông về nghệ thuật. Ông thường mô tả vũ trụ là "Tràn trề và Trống trải" phù hợp với trạng thái Niết Bàn, mục đích của sự thiền tâm Phật giáo. Niết Bàn là sự tái khám phá Phật giáo, cái vô tư lự và tách nhiệt với thế giới bên ngoài, chỉ có vũ trụ là luôn không trống trải.

Đạo giáo, do ảnh hưởng sâu sắc của di sản văn hóa mà đạo Phật ở Trung Hoa khác nhiều so với ở Ấn Độ, cái nôi của đạo Phật. Những tác phẩm của Lê Bá Đảng thừa hưởng cả hai nền đạo Phật này. Trung Quốc đô hộ Việt Nam hai nghìn năm. Lão Tử, tác giả của cuốn "Đạo đức kinh" (Cơ sở triết lý của quy luật và tự nhiên). Đối với Lê Bá Đảng, nghệ thuật vô giới hạn, giống như dáng vẻ đa dạng của vũ trụ muốn nói rằng vũ trụ là bao la.

Mối liên hệ giữa nghệ thuật của Lê Bá Đảng và đạo giáo không chỉ là khái quát mà còn là chính thức. Tác phẩm vẽ trên chất liệu giấy đầu tiên trong loạt tác phẩm về "Không gian" của ông là màu trắng thuần khiết. Nhưng gần như ngay sau đó ông đã chuyển sang dùng hoàn toàn màu đen, ánh sáng và bóng tối là những điều bổ sung cần thiết cho nhau, bởi như Lão Tử đã nói: Một người không thể nhạn ra chính mình nếu không có những người khác. Như là một điều bất khả kháng, sau đó Lê Bá Đảng bắt đầu dùng màu sắc trong những tác phẩm "Không gian" của mình. Một phần về mặt nghệ thuật mà nói thì màu sắc được dùng để làm cho tác phẩm thêm sống động. Đôi khi ông dùng màu nhẹ và câm, bao gồm chủ yếu là đen sẫm, đỏ sẫm, màu đất và xanh dương đậm. Những gam màu này nói lên một tâm hồn thanh thản của tác giả. Lão Tử viết: "Từ trên nhìn xuống thì không sáng, ở dưới nhìn lên thì không tối". Nhưng không có nghĩa là không có màu sắc. Đôi khi Lê Bá Đảng dùng những chấm sáng hay dải sáng mảnh để làm nổi bật những chi tiết của tác phẩm. Ánh sáng thì tạo cảm giác, trong nghệ thuật của ông đó là cảm giác về một kỹ năng hội họa vĩ đại khác người.

Đắp nổi là những tác phẩm được đánh giá cao nhất của Lê Bá Đảng. Dù ông thích dùng nhiều phông khác nhau trong một tác phẩm đắp nổi của mình, nhưng đôi khi ông chỉ dùng một phông chính cho một tác phẩm. Ông thường không sửa lại tác phẩm của mình sau khi đã hoàn thành, ông thường làm từ 100 đến 200 tác phẩm trong một đợt nhưng cái nào cũng là nguyên bản, không có đến hai cái hoàn toàn giống nhau. Giấy của ông được chế tác đặc biệt theo một công thức mà ông tự sáng tạo ra, trông giống như đá, được làm ra bằng cách ngâm giấy vào hồ rồi sau đó thêm nhiều chất liệu khác để chế biến ra. Cuối cùng thì ông tô điểm cho chúng bằng những mảng màu. Giấy này cũng được ông dùng để làm những tác phẩm cắt dán, điều này đã tạo sự khác biệt trong những tác phẩm của ông so với những tác phẩm khác. Ông dùng cát và các vật liệu tự nhiên khác để tạo ra sự độc đáo trong những bức họa của mình. Ông có lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với những vật liệu tự nhiên, về chất lượng trường tồn cũng như những hạn chế của chúng, ông thường chia sẻ điều này với những nghệ sỹ và thợ thủ công Đông phương.

Lê Bá Đảng đã trải qua nhiều thể loại nghệ thuật trong nhiều năm. Ngoài vẽ tranh ông còn khắc gỗ, đá, đồ trang sức... Tất cả đều thể hiện một kỹ xảo khác biệt với đại chúng, ông coi đó là phương tiện để diễn tả cảm xúc riêng của mình. Nghệ thuật của ông chỉ đựa trên cơ sở về tinh thần mà còn là sự am hiểu về cuộc sống qua bao năm bươn chải của bản thân. Công chúng ngưỡng mộ một cách tự nhiên đối với cách nhìn của ông, những tầm nhìn không biên giới. Ngược lại với sự đa dạng về thể loại, những tác phẩm của ông nói lên một tính cách không gì lay chuyển. Nói tóm lại: Không có sự chia cách, chỉ có sự hòa quyện một cách hoàn hảo giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Bản dịch của N.H

(129/11-1999)


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BẠCH DIỆP

    "Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời".

  • ĐINH CƯỜNG

    Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

     

  • PHAN THANH BÌNH

    Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ Âu châu đến Á châu đã ghi nhận nhiều hoàng đế từng cầm bút vẽ, nặn tượng và không ít bảo tàng mỹ thuật ở các quốc gia có lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật mà tác giả là những vị vua danh tiếng.

  • KHẢ HÂN

    Là một trong những họa sĩ chủ soái của trường phái Ấn tượng nổi tiếng với phong cách làm việc ngoài trời một cách nhất quán, Monet đã để lại rất nhiều bức vẽ đầy ấn tượng về băng, tuyết và sương giá.

  • LINH PHƯƠNG

    Một lần nữa có thể thấy rằng, mỹ thuật Huế trong dòng chảy của mình, không ồn ào mà lại âm thầm trong việc theo đuổi những tiếng gọi nghệ thuật thuộc nhiều kiểu dạng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau để có được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

  • PHƯỢNG LÂM

    Họa sĩ Léopold Franckowiak, đến nay ông đã có bảy năm sống ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là nơi gợi cảm hứng sáng tác mạnh mẽ nhất với ông trong thời điểm này.

  • TRẦN DUY MINH

    Trong hội họa, mùa thu là mùa quyến rũ với các họa sĩ, bởi mùa thu là mùa của thi tính, của cái đẹp và cũng là mùa của nỗi buồn. Mùa thu là mùa của sự úa tàn, của những phôi pha, của những gì kết thúc nhưng đó cũng là thời điểm để khởi đầu cho một hành trình mới của sự vật.

  • LÝ HỮU NGUYÊN

    Nguyễn Trọng Khôi là họa sĩ song hành cả hiện thực và trừu tượng.

  • VŨ LINH

    Từ khởi thủy của nghệ thuật tạo hình, động vật đã là một đề tài được lựa chọn. Những hình vẽ sơ khai nhất được tìm thấy trong các hang động, những hình thù khắc trên đá, trên xương động vật, trên các dụng cụ bằng đồng...

  • TRẦN DIỄM THY

    Trong nghệ thuật tạo hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hình tượng trẻ con luôn được xem như là một nguồn mạch của sáng tạo nghệ thuật.

  • LÊ TRIỀU HẢI

    Nếu như nghệ thuật hiện đại có những cách thức đi ngược chiều với quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng của Plato và Aristotle, thì ngày nay, trào lưu nghệ thuật cực thực lại hướng tới mô phỏng ngoại giới một cách tinh vi, nếu không muốn nói là đẩy tới cực đoan nhất có thể trong việc mô phỏng vật thể.

  • NGUYỄN THỊ HÒA

    Huế những năm đầu thế kỷ XX, Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách văn hóa hướng tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như văn chương nghệ thuật, giáo dục, giao lưu, tiếp xúc văn hóa, bảo tồn di sản… nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, với sự xuất hiện trào lưu học thuật tân tiến của châu Âu, mỹ thuật được giao lưu biểu hiện qua các hoạt động và sáng tác nghệ thuật.

  • ĐẶNG TRIỆU VĂN

    Như tên gọi của nó, trào lưu tối giản trong nghệ thuật hướng tới tiết chế mọi yếu tố cấu nên tác phẩm nghệ thuật.

  • NGUYỄN HOÀNG VY

    Từ khi Phân tâm học của Freud ra đời, người ta mới có thể lý giải được phần nào nguyên do xui khiến người nghệ sĩ lao vào sáng tạo nghệ thuật, có một sức mạnh to lớn từ vô thức khiến người nghệ sĩ mộng mơ, đó là sức mạnh bất khả từ chối.

  • VŨ LINH

    Với hội họa Việt Nam, sơn mài là chất liệu không xa lạ. Những tên tuổi lớn từng thành công trên chất liệu sơn mài phải kể đến như: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Nguyễn Tư Nghiêm...

  • TRÚC LÂM

    Trong văn hóa nhân loại, lợn như là một biểu tượng phổ quát. Lợn được xem là tổ phụ sáng lập một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Meslanesie. Nữ thần trời và mẹ vĩnh cửu của các tinh tú ở Ai Cập cổ đại lại thường được tạo hình trên các bùa đeo với những họa tiết của lợn nái đang cho đàn con bú.

  • VŨ PHƯƠNG

    Trong dòng nghệ thuật biểu ý, dựa trên ngôn ngữ biểu hiện ở Huế, thì Trương Thế Linh nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu.

  • KHẢ HÂN

    Francesco Clemente sinh năm 1952, ở Naples, Italy. Ông xuất hiện vào thời điểm khi mà Thế chiến II vẫn còn là một ký ức dai dẳng khắc sâu thành những vết nứt trong tâm thức sáng tạo của cộng đồng nghệ sĩ ở dải đất ven vùng biển Địa Trung Hải này.

  • TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG

    Lê Kinh Tài là một trong những nghệ sĩ đương đại rất thành công ở Việt Nam hiện nay. Sự thành công được minh chứng không chỉ ở số lượng tác phẩm lớn, những tìm tòi nghệ thuật không mệt mỏi mà cả ở giá tranh của ông trên thị trường quốc tế.