Mối quan hệ giữa Unesco với Việt Nam và Huế

10:17 29/06/2009
PHAN THUẬN ANSự quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt Nam đã bắt đầu có từ hơn 50 năm về trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong vòng vài chục năm trở lại đây. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin nước chủ nhà đã đóng góp những vai trò xúc tác quan trọng trong mối quan hệ làm việc giữa tổ chức UNESCO đóng tại Paris và các quan chức Việt Nam ở những tỉnh có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nổi bật.

Riêng Huế, kể từ quan hệ bước đầu cho đến khi Quần thể Di tích tại đây được ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới là cả một cuộc hành trình khá dài. Có thể nói cuộc hành trình đi đến Di sản Thế giới của Huế là dài nhất và bất trắc nhất so với các Di sản Thế giới khác của Việt Nam được công nhận về sau, vì trước Quần thể Di tích này, chưa có được một tiền lệ nào ở trong nước. Cho nên, những người thiết lập bộ hồ sơ về Di tích Huế đã phải tìm hiểu các tổ chức quốc tế liên quan đến vấn đề, từ Liên Hiệp Quốc đến UNESCO, rồi nghiên cứu từ thủ tục đến các tiêu chuẩn do UNESCO đưa ra mà một di sản muốn được công nhận cần phải đáp ứng...

TỪ TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC ĐẾN UNESCO

- Tổ chức Liên Hiệp Quốc (United Nations Organisation) được thành lập vào đầu năm 1945 tại San Francisco (Mỹ) với mục đích mang lại hòa bình và thịnh vượng cho các nước trên thế giới. Vào thời điểm ấy, đệ nhị thế chiến chưa chấm dứt.

- UNESCO (viết tắt từ United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation, dịch ra là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) được thành lập vào cuối năm 1945 tại Luân Đôn (Anh) để tìm cách giúp các nước hàn gắn lại vết thương chiến tranh (1939-1945) về các phương diện giáo dục, khoa học và văn hóa. Trụ sở UNESCO đóng tại Paris (Pháp).

- Năm 1972, UNESCO thông qua Công ước Bảo vệ Di sản Văn
hóa và Thiên Nhiên Thế giới (Convention concerning the Protection of the World Cultural and Natural Heritage). Công ước có 8 chương, gồm 38 điều. Mục đích của nó là tìm cách bảo vệ các tài sản văn hóa và thiên nhiên quí báu của nhân loại.

- Năm 1976, UNESCO thành lập Ủy ban Di sản Thế giới (World Heritage Committee) để chuyên trách về những vấn đề liên quan đến các Di sản loại ấy.

- Năm 1977, Ủy ban Di sản Thế giới đưa ra các tiêu chuẩn cần có để một tài sản được ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới.

- Đồng thời, hai tổ chức quốc tế sau đây cũng được thành lập để đóng vai trò tư vấn cho Ủy ban Di sản Thế giới trong việc xét duyệt và thẩm định các hồ sơ đăng ký, đệ trình:

1. ICOMOS (viết tắt từ International Council On Monuments and Sites, dịch ra là Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ).

2. IUCN (viết tắt từ International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, dịch ra là Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và các Tài nguyên Thiên nhiên).

- Năm 1978, Ủy ban Di sản Thế giới công nhận và ghi tên 12 tài sản đầu tiên vào Danh mục Di sản Thế giới.

- Đồng thời, Ủy ban cũng thông qua Biểu tượng Di sản Thế giới do Michael Olyff vẽ:

Hình vuông nằm bên trong hình tròn và nối liền nhau. Hình vuông biểu trưng cho kiệt tác do con người sáng tạo ra. Hình tròn biểu trưng cho thiên nhiên, trái đất và thái độ bảo vệ chu đáo của nhân loại. Hai hình nối liền nhau nói lên sự hài hòa và thống nhất.

Biểu tượng này được gắn ở các Di sản Thế giới.

UNESCO VỚI QUẦN THỂ DI TÍCH HUẾ

- Năm 1951, Việt Nam thời Quốc trưởng Bảo Đại gia nhập UNESCO vốn được thành lập trước đó 6 năm.

- Năm 1971, rồi năm 1973, UNESCO  hai lần cử một chuyên gia là KTS Brown Morton đến Huế để tìm hiểu về tình hình di tích triều Nguyễn tại đây và lượng định một khả năng trùng tu.

- Năm 1974, ông đệ trình lên UNESCO một tập báo cáo kỹ thuật nhan đề là "The Conservation of Historic Sites and Monuments of Hue (Bảo tồn các Di chỉ Lịch sử và Di tích Huế).

- Năm 1976, một năm sau khi thống nhất đất nước, Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO.

- Năm 1978, UNESCO cử một chuyên gia khác là KTS Pierre Pichard đến Huế nghiên cứu kỹ hơn về tình trạng di tích tại chỗ. Khi trở về Paris, ông đệ trình lên UNESCO một tập báo cáo kỹ thuật khác, nhan đề là "La Conservation des Monuments de Hué (Bảo tồn Di tích Huế).

- Năm 1980, UNESCO và Chính phủ Việt Nam đưa ra một "Kế hoạch Hành động" (Plan d' Action) nhan đề là "Bảo vệ, tu sửa và tôn tạo Di tích Huế".

- Năm 1981, sau khi đi thăm Huế, tại Hà Nội, Ông Tổng giám đốc UNESCO bấy giờ là Amadou- Mahtar – M áBow đọc Lờì kêu gọi “Vì công cuộc bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo di sản văn hoá của Thành phố Huế” để phát động cuộc vận động quốc tế nhằm bảo tồn di sản văn hoá của cố đô này.

Năm 1982, “Nhóm Công tác Huế – UNESCO” (Hue – UNESCO Working Group) được thành lập; gồm một số thành viên Việt Nam và một số thành viên UNESCO; họp một năm hoặc hai năm một lần tại Huế và/ hoặc Hà Nội để vận động sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và đưa ra các khuyến nghị thích đáng đối với việc bảo tồn Di tích Huế.

- Năm 1987, Việt Nam gia nhập “Công ước Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới” vốn đã được UNESCO hình thành từ năm 1972. Đến nay, năm 2003, số nước thành viên của Công ước này đã lên đến 176.

- Năm 1990, trong lần họp thứ 5 của mình, Nhóm Công tác Huế – UNESCO đề xuất với Chính phủ Việt Nam nên lập hồ sơ khu Di tích Huế và một số khu Di tích Danh thắng khác trong nước để đệ trình UNESCO xem xét đưa vào Danh mục Di sản Thế giới.

- Tháng 2-1991, Chính phủ Việt Nam quyết định lập hồ sơ cho 5 di sản văn hoá và thiên nhiên sau đây để đệ trình UNESCO:

Khu di tích Huế.
Khu di tích và danh thắng Hương Sơn.
Khu di tích Đinh - Lê ở Hoa Lư.
Khu rừng quốc gia Cúc Phương.
Khu danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

Tháng 4-1991, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam gửi văn thư đến các tỉnh sở tại của 5 khu di tích và danh thắng ấy, đề nghị các cơ quan chủ quan liên quan xúc tiến việc lập hồ sơ.

Tháng 9-1991, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm xong bộ hồ sơ, gồm hồ sơ viết, album ảnh tư liệu, album ảnh hiện trạng, băng hình, các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật, ảnh chụp từ máy bay, từ vệ tinh (tổng thể và chi tiết).

Tháng 10-1991, sau khi phê duyệt, Bộ Văn hoá Thông tin gửi 5 bộ hồ sơ nói trên đi Paris cho UNESCO (kèm theo công văn của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam).

Tháng 1-1993, UNESCO gửi công văn đề nghị phía Việt Nam bổ sung các slides và bản đồ khoanh vùng bảo vệ các khu di tích và danh thắng đã được pháp lý hoá.

- Tháng 3-1993, hai chuyên gia kỹ thuật của ICOMOS và IUCN là Henry Cleere và Jaene Thorsell đến Việt Nam, trong đó có Huế, để thẩm định tình trạng và giá trị của các khu di tích và danh thắng nói trên.

- Tháng 9- 1993, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế gửi các tài liệu bổ sung cho UNESCO.

- Ngày 11-12-1993, sau cuộc họp lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới từ ngày 6-12-1993 tại Colombia, Ông Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor Zaragoya ký văn bản công nhận Quần thể Di tích Huế là Di sản Văn hoá Thế giới (Vịnh Hạ Long được công nhận sau đó một năm. Còn 3 khu di tích và danh thắng kia thì không được thông qua, vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế).

TẠI SAO DI TÍCH HUẾ ĐƯỢC CÔNG NHẬN?

Năm 1977, Ủy ban Di sản Thế giới đã đưa ra những tiêu chuẩn để duyệt xét và thẩm định các bộ hồ sơ trên khắp thế giới gửi đến. Trong đó, tiêu chuẩn cao nhất là tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên phải có "giá trị toàn cầu nổi bật" (outstanding universal value).

Các tài sản được chia làm hai loại: tài sản văn hoá (do con người sáng tạo ra) và tài sản thiên nhiên (có sẵn trong trời đất). Quần thể Di tích Huế thuộc loại tài sản văn hoá (Ở đây xin miễn đề cập đến loại tài sản thiên nhiên).

Theo các tiêu chuẩn do Ủy ban Di sản Thế giới nêu ra, một tài sản văn hoá quốc gia, như Quần thể Di tích Huế chẳng hạn, muốn được công nhận ở tầm mức quốc tế, phải:

- Tiêu biểu cho một thành tựu nghệ thuật độc đáo, một kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng; hoặc:

- Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới; hoặc:

- Tiêu biểu cho một quần thể kiến trúc của một thời kỳ lịch sử quan trọng; hoặc:

- Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.

Ngoài ra, một tài sản văn hoá muốn được quốc tế công nhận, phải được xác nhận đầy đủ về mặt pháp lý và phải có cơ quan quản lý bảo đảm công tác bảo tồn nó. Do đó, cần phải có pháp lệnh bảo vệ cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp thành phố. Trong hồ sơ đệ trình, phải nói rõ về các pháp lệnh đó và phải cam kết thi hành có hiệu quả, và phải nêu ra kế hoạch quản lý thích đáng, bao gồm công tác bảo tồn và khả năng giới thiệu tài sản cho công chúng biết khả dĩ họ được tiếp cận, tham quan để hưởng thụ văn hoá.

Quần thể Di tích Huế và bộ hồ sơ đệ trình đã đáp ứng được hầu hết các tiêu chuẩn vừa nêu. Do đó, nó đã được Ủy ban Di sản Thế giới nhất trí công nhận.

Trong biên bản kết thúc cuộc họp của mình tại Colombia, Ủy ban đã nhận định vắn tắt như sau:

"Quần thể Di tích Huế: Kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, thành phố đã được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 dựa theo các triết lý Đông phương và truyền thống Việt Nam. Sự hoà quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp của kiến trúc đặc biệt và các công trình có trang trí là một phản ánh độc đáo của nền đế chế Việt Nam ngày xưa vào thời đạt đến đỉnh cao của nó".

Các văn kiện của UNESCO đều minh định rằng tất cả những tài sản như thế đều phải được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại bằng tình đoàn kết và tương trợ lẫn nhau giữa các nước; nước sở hữu tài sản được công nhận có thể nhận được những trợ giúp nhất định của cọng đồng quốc tế về tiền bạc, trang thiết bị, kỹ thuật và đào tạo chuyên viên ngành liên quan. Nhưng, về phía nước chủ nhà, nếu quản lý tồi, để cho di sản xuống cấp, tức là không còn giữ đủ tiêu chuẩn quốc tế nữa, thì nó sẽ bị UNESCO loại bỏ ra khỏi Danh mục Di sản Thế giới như đã được qui định ở một điều khoản trong văn kiện về tiêu chuẩn quốc tế.

Nhìn chung trên toàn hành tinh của chúng ta, kể từ khi bắt đầu lập ra Danh mục ấy với 12 di sản đầu tiên vào năm 1978, cho đến tháng 7-2003 (trải qua 25 năm), con số di sản quí báu của nhân loại lần lượt được ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới đã lên đến 754, gồm:

- 582 Di sản Văn hoá, trong đó có Quần thể Di tích Huế (1993), Phố cổ Hội An (1999) và Thánh địa Mỹ Sơn (1999).

- 149 Di sản Thiên nhiên, trong đó có Vịnh Hạ Long (1994) và Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (2003).

- 23 Di sản hỗn hợp (Văn hoá và Thiên nhiên).

Ngoài ra, kể từ năm 1997, UNESCO còn mở ra thêm một hướng mới trong việc cố gắng bảo tồn những di sản văn hoá phi vật thể trên địa cầu. Và, lần đầu tiên, vào năm 2001, UNESCO đã duyệt xét và công nhận 19 "Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại" (Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity), như kịch hát Côn khúc của Trung Quốc, Kịch "Nô" của Nhật Bản, Lễ nhạc tế Văn Miếu của Hàn Quốc...

Năm 2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thiết lập bộ hồ sơ về "Âm nhạc Cung đình Việt Nam: Nhã nhạc triều Nguyễn", và đã chuyển đến Paris thông qua Cục Di sản, Bộ Văn hoá Thông tin và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Bộ hồ sơ đã được một Hội đồng Âm nhạc Quốc tế duyệt xét và thẩm định rất kỹ lưỡng. Kết quả hết sức tốt đẹp. Vào ngày 7-11-2003, UNESCO đã công bố "Âm nhạc Cung đình Việt Nam: Nhã nhạc triều Nguyễn" là một "Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại".

Như vậy, đúng 10 năm sau khi Quần thể Di tích Huế trở thành Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam, nay đến lượt Âm nhạc Cung đình Huế trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể mang tầm cỡ quốc tế đầu tiên trong cả nước. Hai lần vinh danh này, cùng với sự công nhận những tài sản thiên nhiên và văn hóa khác của nước nhà trong 10 năm qua (1993-2003) đã góp phần nâng cao giá trị của dân tộc, danh dự của tổ quốc trước cộng đồng nhân loại.

P.T.A
(178/12-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.

  • Tối 24/4, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa Sử thi Bahnar vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tỉnh (TP Pleiku, Gia Lai).

  • Ngày 28.1, UBND TP.Hội An (Quảng Nam) cho biết đã giao Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP triển khai tu bổ, tôn tạo một số giếng cổ tại các phường: Minh An, Cẩm Phô trong năm 2015.

  • Từ lâu có một cuốn Lục Vân Tiên mà các nhà nghiên cứu ở miền Nam đánh giá là bản Nôm cổ nhất nhưng bị thất lạc. Gần đây, trong một lần viếng chùa cổ Long An, tình cờ cụ Nguyễn Quảng Tuân đã phát hiện, mang về hiệu chỉnh và công bố. Cũng với tình yêu vốn quý cổ truyền dân tộc, ông đã lặn lội khắp nơi trong và ngoài nước để sưu tầm, nghiên cứu, công bố nhiều tư liệu giá trị, đặc biệt là hàng loạt bản cổ khác nhau về Truyện Kiều.

  • Sáng 5/1 tại Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình chính thức công bố kế hoạch Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới diễn ra ngày 22-24/1 tới.

  • HỒ VĨNH

    Sau một thời gian khảo sát thực tế, sáng 3/12/2014 Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế dựng lại bia đá “Đông Gia Kiều” ở phía đầu cầu Đông Ba theo hướng như bia đá đã dựng trước đây.

  • Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ngày 17/12) cho hay cơ quan này đã có quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với 12 di tích.

  • Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn ở Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới đến nay đã tròn 15 năm.

  • Những tư liệu ảnh của Viện Viễn đông bác cổ Pháp (EFEO) lần đầu công bố tại VN cho thấy nhiều cứ liệu lịch sử theo thời gian đã bị tiêu tan.

  • Ngày 1/12, thành phố Tel Aviv của Israel đã chính thức được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là thành viên mới nhất trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO dành cho hạng mục Nghệ thuật Truyền thông.

  • LTS: Ông Pie Pisa (Pierre Pichard) là kiến trúc sư, chuyên gia nghiên cứu trùng tu di tích cổ của Unesco. Ông dã đến Huế 2 lần (lần thứ nhất vào năm 1978, ở lại 3 tuần làm bản tường trình dài về hiện trạng di tích Huế cho Unesco; lần thứ hai vào năm 1985). Bài dưới dây do kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn lược ghi ý kiến của ông phát biểu trong dịp đến Huế năm 1978. Đầu đề do chúng tôi đặt.
    S.H

  • Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) đã khai mạc ngày 24/11 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Paris, Pháp.

  • Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN vừa có Văn bản số 2116/KHXH gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo niên đại, tên gọi, giá trị và đề xuất phương án bảo tồn di tích tâm linh đặc biệt thời Lý ở lô E.

  • VÕ VINH QUANG

    Trong nỗ lực phục dựng các di tích đặc biệt trong quần thể di tích Cố đô Huế, vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô đã đầu tư 24,8 tỷ đồng trùng tu di tích lầu Tàng Thư. Đây là một tín hiệu Cực kỳ đáng quý, có tác dụng không nhỏ đối với việc xiển dương vị thế của vùng đất Cố đô cũng như góp phần giáo dục truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc.

  • Cho tới giờ, sau 4 lần UNESCO đề nghị phía VN giải trình về quản lý, bảo tồn, vịnh Hạ Long vẫn nằm trong danh sách bị khuyến cáo. Huế đã thoát án sau nhiều năm cố gắng. Làm sao để không rơi vào, hoặc thoát khỏi danh sách đen?

  • Tồn tại 143 năm (1802-1945), triều Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá; trong đó, hệ thống di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế… đã được công nhận là di sản thế giới. Gần đây nhất, Châu bản triều Nguyễn cũng được ghi danh vào chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

  • Ngày 13.9, quần thể khu di tích nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh sẽ nhận quyết định công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể này bao gồm 14 cụm di tích: đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.

  • Hội đồng Di sản quốc gia vừa công nhận 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quảng Nam gồm: nghề dệt thổ cẩm và vũ điệu tâng tung da dá của đồng bào Cơ Tu; nghệ thuật trang trí trên cây nêu (ngoài sân); bộ gu (trong nhà) của đồng bào Co và lễ hội rước cộ Bà Chợ Được ở xã Bình Triều, H.Thăng Bình.

  • Các địa phương cần thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước về di tích về các phòng di sản văn hóa thuộc các sở văn hóa, thể thao và du lịch. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chủ trì việc quản lý và phát huy giá trị di tích, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương.

  • Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng vừa được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.