LÊ MINH PHONG
Tôi thích tiếng vỡ của thủy tinh. Tôi không biết vì sao tiếng vỡ của thủy tinh lại mê hoặc tôi đến như vậy. Mê hoặc hơn cả những bản nhạc mà cha tôi thường nghe vào mỗi sáng.
Minh họa: Phạm Đại
Tôi thích tiếng vỡ của thủy tinh cũng như thích ngắm nghía những mảnh vỡ nhỏ li ti của nó. Tôi thấy trong hàng ngàn mảnh vỡ của thủy tinh có hàng ngàn khuôn mặt của tôi được thu vào trong mắt của chúng, trong thứ ánh sáng sắc lẹm và xanh biếc ấy.
“Suỵt.” Tôi đưa tay lên miệng rồi nhìn vào mặt mấy thằng nhóc. Tôi không biết những khuôn mặt của bọn nhóc khi được phản chiếu trong hàng ngàn mảnh vỡ của thủy tinh sẽ như thế nào. Mỗi khuôn tinh trong đêm tối. Cuối cùng, bọn nhóc cũng im lặng. Chúng tôi trườn qua bãi cỏ và nép sát vào bức tường. Bằng cách thức đó, chúng tôi tiến về phía cánh cửa. Một cánh cửa gỗ cũ kỹ được sơn màu xanh da trời. Cánh cửa mà có lần mẹ tôi, vì căm phẫn cha tôi bà đã ném một chiếc ly thủy tinh vào đó. Chiếc ly vỡ tan và tôi khoái chí lượm lặt những mảnh nhỏ thủy tinh văng ra vương vãi trên sàn nhà. Tôi còn nhớ, ngày ấy, khi cố gỡ những mảnh thủy tinh đang găm vào cánh cửa thì một ngón tay của tôi đã chảy máu. Tôi đã nhìn máu của tôi được thu và trong mắt của những mảnh thủy tinh. Ngày ấy, máu của tôi đẹp lạ thường.
Chúng tôi đang đứng sau cánh cửa trong khi người lớn đang chè chén ở trước sân. Tiếng người lớn cãi nhau huyên náo cả một góc trời. Chúng tôi chờ đợi một cuộc xô xát có thể xảy ra từ phía người lớn. Chúng tôi sẽ vui lắm nếu có nhiều chiếc ly thủy tinh bị vỡ trong những cuộc xô xát tơi bời. Cha tôi đang đi từng bàn chúc rượu với mọi người. Ông bắt đầu chếnh choáng. Nhìn bộ điệu của cha, tôi biết ông bắt đầu say. Những chiếc bánh mì có phết bơ lại tiếp tục được đưa lên từ phía nhà bếp. Tôi nhìn thấy chiếc ly thủy tinh sáng bóng trên tay cha tôi. Gương mặt cha tôi biến dạng thành một gương mặt khác hẳn được thu vào trên vành ly thủy tinh sóng sánh rượu.
Rồi có tiếng vỡ của thủy tinh. Tôi sung sướng muốn hét lên. Tiếng vỡ của thủy tinh vang ra từ phía trước sân. Tôi quýnh lên vui mừng vì đã nghe thấy tiếng thủy tinh vỡ. Và như thế nghĩa là đã có người say. “Vỡ đi, vỡ đi, thủy tinh ơi, vỡ đi…”. Tôi rít lên qua kẽ răng. Rồi bọn trẻ cũng rít lên như thế. “Vỡ đi nào, thủy tinh ơi”.
“Trân trọng...” Cha tôi đang nói. “Trân trọng... trân trọng… rất trân trọng…”. Nghe là biết cha tôi đang chếnh choáng. Mỗi khi bắt đầu say, ông thường thốt ra những lời có cánh và những lời có cánh của ông thường được bắt đầu bằng những cụm từ không rõ nghĩa. Bây giờ, chẳng ai nhận ra trong những lời có cánh tối nghĩa ấy của cha tôi đang chứa đựng vô vàn mảnh vỡ thủy tinh nhỏ li ti như cát biển khơi.
“Cởi giày ra.” Tôi nói với bọn trẻ. Rồi tôi tiến đến nắm lấy cánh cửa và nhẹ nhàng mở nó. Bên trong là một không gian tối tăm. “Cởi giày ra và theo tao.” Tôi nói và bọn nhóc làm theo tôi. Chúng tôi tiến vào một gian phòng kín như bưng và tối như mực. Gian phòng này và cả những gian phòng tối tăm bên cạnh, tôi đã bỏ hết tất cả mảnh vỡ thủy tinh mà tôi đã thu thập được trong mấy năm qua vào đó. Bọn nhóc lại mếu máo mỗi khi chúng giẫm phải mảnh vỡ thủy tinh, và khó khăn lắm tôi mới khiến chúng im mồm. Nhưng rồi bọn nhóc và kể cả tôi nữa cũng quen dần với việc để cho mảnh vỡ thủy tinh xuyên qua da thịt. Thậm chí, sau đó, chúng tôi cảm thấy thích thú khi được mảnh vỡ thủy tinh thi nhau xuyên vào bàn chân của mình. Vẫn với cái cách nằm bẹp xuống và di chuyển bằng cách trườn đi, chúng tôi tiến đến chiếc tủ của cha tôi. Trong lúc đó, ngoài sân, cha tôi vẫn tiếp tục nâng ly và cố nói ra những lời trịnh trọng. Những người khác cũng bắt đầu thể hiện phong cách trịnh trọng của mình, tuy nhiên mỗi người có một cách thức riêng biệt. “Trân trọng, rất trân trọng...”. Cha tôi nói. Trông ông đầy phấn khích. “Hát lên một bài nào.” Cha tôi nói và đám đông vỗ tay rồi la hét. Những tiếng vỡ của thủy tinh lại vang đi trong không gian và bánh mì được phết bơ cùng với nước xáo thịt gà không ngừng được đưa lên từ phía nhà bếp.
“Cha mày hát được không?” Một đứa trong bọn nhóc hỏi.
“Dĩ nhiên.” Tôi nói.
“Ông hát có hay như tiếng thủy tinh vỡ không?” Một đứa khác hỏi trong khi chúng tôi vẫn trườn dưới sàn nhà. Những mảnh vỡ của thủy tinh thích thú bởi mùi máu của chúng tôi và ngược lại, chúng tôi trở nên ghiền cảm giác mảnh vỡ thủy tinh đang gặm vào da thịt.
“Ông hát hay hơn tiếng thủy tinh vỡ. Tiếng hát của cha tao là hàng triệu mảnh thủy tinh.” Tôi nói và bắt đầu nghe hai đầu gối của mình nặng dần bởi có hàng vạn mảnh nhỏ thủy tinh đang găm vào dưới chân của tôi và cả trên hai khuỷu tay của tôi nữa.
“Tiếng hát và tiếng nói của cha tao là mảnh thủy tinh. Và mẹ tao luôn hãnh diện với điều đó. Ở ngoài chợ người ta thường cúi đầu trước mẹ tao mỗi khi bà bước vào hàng thịt với sự kiêu hãnh của mình. “Ông ấy có hàng tỉ mảnh thủy tinh trong những giấc mơ.” Mẹ tao luôn nói thế với mọi người trong khi tay bà đang nắn lên từng thớ thịt tươi rói trên sàn. Còn chúng mày thì câm cái mồm đi, còn không tiếng hát của cha tao sẽ găm vào mắt chúng mày đấy. Tôi nói và lắng nghe tiếng thoi thóp thở của bóng đêm trong không gian đặc quánh. Tôi cảm giác thủy tinh đang ánh lên những tia sáng xanh lét, thứ ánh sáng đó đang quấn vào tôi, quấn vào bọn trẻ và quấn vào cả bóng đêm vô tận.
Ngoài sân, cha vẫn bước đến từng bàn, bia trong ly của cha tràn cả ra ngoài. Sau khi đi được vài vòng thì cha quyết định thay bia bằng rượu. Đó chính là bản lĩnh của cha. Cha lảo đảo bước qua từng hàng ghế một. Cha đưa chiếc đùi gà lên miệng rồi cắn phập, hai hàm răng của cha lún sâu trong chiếc đùi gà, rồi cha phun miếng thịt gà xuống đất. Trong miếng thịt gà ấy có những mảnh thủy tinh nhỏ. Cha chĩa chiếc đùi gà lên trời rồi làm những bộ điệu giống như cha đang thuyết giảng một vấn đề tầm vóc cao cả nào đấy. Cha muốn mọi người nghĩ rằng cha đang thuyết giảng. Rồi đám đông cùng làm theo cha. Họ chĩa những chiếc đùi gà vào nhau và làm những bộ điệu của một nhà hùng biện. Lúc này là 20 giờ 30 phút.
Trăng sáng lờ nhờ.
Tôi trườn đến bên cái tủ của cha và chuẩn bị lôi ngăn kéo ra. Bọn nhóc hào hứng đến nỗi mắt chúng sáng như lân tinh trong đêm tối. Mắt chúng sáng đến nỗi không cần đèn chúng tôi vẫn nhìn thấy rõ ràng một chiếc tủ bằng gỗ đang chắn trước mặt chúng tôi. Dưới chiếc tủ là hàng đống nhỏ mảnh thủy tinh yêu dấu của tôi, tôi thèm khát có được hết thảy mảnh vỡ thủy tinh trên trái đất này.
“Nín thở đi.” Tôi nói. Tôi nói với bọn nhóc bằng sự hãnh diện của tôi. “Đây, chúng mày xem đi.” Tôi lôi ngăn kéo ra. Bọn nhóc ré lên khi tôi lôi ra từ trong ngăn kéo những miếng da có hình khuôn mặt. Những miếng da vàng và có cả những lỗ chân lông nhỏ tí. Mắt bọn trẻ càng sáng lên. “Đây chính là những khuôn mặt của cha tao. Những khuôn mặt thật đấy. Chính hiệu đấy.”
“Bằng da người chứ?” Lũ nhóc đồng thanh hỏi trong khi chúng đưa tay sờ lên những miếng da hình mặt người còn đẫm mùi mồ hôi của chính cha tôi. Phải nói rằng mùi mồ hôi của ông rất nặng.
“Thử đi.” Tôi nói.
Khoảng ba tiếng rưỡi đồng hồ sau đó chúng tôi chơi trò trốn tìm bằng cách dán những khuôn mặt của cha tôi lên mặt tất cả chúng tôi. Chúng tôi chơi trò đuổi bắt bằng cách trườn lên hàng tỉ mảnh vỡ thủy tinh dưới sàn nhà. Càng nhiều mảnh thủy tinh găm vào da thịt, chúng tôi càng lấy làm sung sướng. Và với chúng tôi, đứa nào có nhiều thủy tinh trên da thịt mình thì đứa ấy mới là người bản lĩnh. Trong khi đuổi bắt, đã có lúc tôi ôm chầm lấy chân của một thắng nhóc to con rồi khóc toáng lên để van xin vì lầm tưởng rằng cha tôi đang lùng sục chúng tôi trong đêm tối.
Giờ đây, trong đêm tối, trong những tia sáng xanh lét của thủy tinh có hàng chục khuôn mặt cha tôi. Tôi không thể biết đâu là khuôn mặt thật của ông bởi có lẽ điều đó cũng chẳng lấy gì làm quan trọng.
Trong khi đó ở ngoài sân, cha tôi và đám đông vẫn tranh nhau thuyết giảng những vấn đề hệ trọng. Cha đứng trên một chiếc bàn đầy vỏ bia và đống bát đĩa rồi nói: “Trân trọng...” Ông nói. “Trân trọng hết thảy mảnh vỡ thủy tinh trên đời...” Ông nói. Rồi lời nói của cha tôi biến thành những mảnh thủy tinh rơi xuống trên nền xi măng vương vãi thức ăn và chai lọ. Càng nhiều mảnh vỡ thủy tinh văng ra từ lời nói của mình, cha tôi lại càng hưng phấn. Ông nói với cái miệng méo xệch nhưng hết sức bài bản của ông. Rồi ông lại nói những lời có cánh, ông giẫm lên những mẫu bánh mì đẫm nước nằm vương vãi trên bàn. Mỗi khi như thế, cái vẻ chếnh choáng nhưng trịnh trọng của ông càng lộ rõ.
Rồi có một người đàn ông khác cũng đứng lên đi lại trên bàn như cha tôi. Người đàn ông ấy cũng đang chếnh choáng. Người đàn ông ấy cũng giống như cha tôi, ông ta có nhiều khuôn mặt và những lời nói của ông ta cũng biến thành những mảnh thủy tinh nhỏ. Và bây giờ thì tất cả mọi người đều đứng lên, họ hát và ngợi ca những mảnh vỡ thủy tinh, họ hát ngợi ca thủy tinh như ngợi ca hết thảy mọi điều vĩ đại trong cuộc đời này.
Sau đó tất cả bọn nhóc và tôi lẫn vào đám đông trước sân rồi cắn những chiếc đùi gà lăn lóc trên nền đất. Bọn nhóc đã biết cách thức để biến thành người khác và chúng cam đoan với tôi rằng cha mẹ chúng cũng có những cái tủ đựng những khuôn mặt bằng da như thế. Và một ngày nào đó chúng sẽ đeo những khuôn mặt của cha mẹ chúng để thực thi một vài âm mưu bí hiểm nào đó. Trông chúng vô cùng hoan hỉ.
“Làm thế quái nào mà mày có được nhiều mảnh vỡ thủy tinh như thế?” Bọn nhóc hỏi nhưng điều đó với tôi là điều bí mật. Mà bạn biết rồi đấy, mỗi khi nói ra thì mọi điều bí mật sẽ tan biến vào hư vô.
“Nhưng vấn đề là họ giấu chúng ở đâu.” Bọn nhóc băn khoăn về những khuôn mặt bằng da của bố mẹ chúng. Bọn nhóc lí nhí với nhau trong khi bố mẹ chúng đang gãi lên những khuôn mặt nhăn nhúm của mình dưới ánh trăng lờ nhờ lạnh lẽo.
Lúc ấy là vào những phút giây đầu tiên của ngày 06 tháng 09.
Trăng bắt đầu nhỏ máu vào trong những chiếc ly thủy tinh.
L.M.P
(TCSH352&SDB29/06-2018)
NGUYỄN PHƯỚC THỊ LIÊNKhông ai ngờ trước kia nơi đây chỉ là bến đậu tự phát của mấy tên thương hồ tứ xứ tới lui mua bán, ngủ nghỉ trong những căn lều che chắn tạm bợ. Và quán cóc. Nay đã thành một công viên sông, có con đường lát gạch khá rộng chạy ra tới biển mà bên dưới là bờ kè bảo vệ, bên trên là thành lan can inox chắn giữ.
DẠ NGÂNLúc ấy đã gần trưa. Những thời khắc cam go nhất của một ngày đang sắp qua đi. Một ngày ở đây bắt đầu từ rất sớm với những phập phồng quen thuộc.
BẠCH NHẬT PHƯƠNGNgày ấy, vào năm 1981!Rời phiên tòa ra về, thiếu phụ cảm thấy quãng đời còn lại như một cuộc thách đố. Nàng không buồn phiền nhiều mà cảm thấy bực bội và vô cùng lo lắng. Nàng bực vì thái độ nhỏ nhen của người đàn ông mà nàng đã từng là vợ trong suốt 13 năm qua. Nàng lo lắng vì 3 đứa con của nàng từ nay trông cậy vào chỉ một mình nàng!
NHẤT LÂMTrời về tối lúc tạnh lúc mưa, lại có gió nên càng mịt mờ như khuya khoắt, nhà nào cũng ăn cơm lúc chập choạng, bởi mưa gió chẳng biết làm gì. Tháng mười chưa cười đã tối. Mùa mưa miền Trung vốn tự cổ xưa đã não nề, những năm chiến tranh càng buồn hơn.
HOÀNG QUỐC HẢI Truyện ngắn lịch sửNăm Nhâm Thân (1392) mùa hạ, thượng hoàng Trần Nghệ Tông xuống chiếu “CẦU LỜI NÓI THẲNG”Thường trong nước mỗi khi có đại sự, nhà vua ban chiếu cầu hiền. Mục đích tìm người tài cho nước.
KIỀU VƯỢNGĐêm giữa thu. Hà Nội se lạnh. Sao chới với nhưng mây vẫn vũ làm nền trời như khô khốc, nhạt nhòa. Một hồi còi tàu rú dài như thả thêm vào đêm luồng khí lạnh. Quang nhìn đồng hồ sân ga dã quá mười hai giờ khuya.
CAO HẠNHTôi sinh ra ở làng quê, lớn lên cũng ở làng quê. Tôi là hạt máu đỏ rơi xuống bùn đất mọc lên một thằng người cùng với ngọn cỏ lá rau, cây lúa và những sinh linh khác. Tôi cùng chịu đựng chia xẻ với chúng ngọn gió Lào cát trắng và những trận mưa dầm dề của xứ miền Trung khắc nghiệt.
HỒ ANH THÁI Tác giả thấy cần phải tóm tắt chuyện cô bé quàng khăn đỏ trước, rồi mới kể tiếp phần hậu cô bé quàng khăn đỏ. Con sói đến lừa bà cô bé, nuốt sống bà, rồi mặc váy áo của bà, trùm khăn giả vờ làm bà. Cô bé về nhà, thấy bà rởm mà không biết, cứ hỏi vớ hỏi vẩn sao tai bà to thế, sao mắt bà to thế, sao mồm bà to thế. Sốt ruột. Con sói bèn nuốt chửng luôn cô bé. Nhưng rồi quần chúng tiến bộ tập hợp lại đấu tranh, con sói phải nôn cả bà lẫn cháu ra, hứa cải tà quy chính. Từ đây bắt đầu phần hậu cô bé quàng khăn đỏ…
PHẠM XUÂN PHỤNGHọ như không còn trẻ. Người lớn tuổi hơn có khuôn mặt thanh thản vì đã giãn mềm những nếp nhăn. Người trẻ tuổi khuôn mặt nhuốm già bởi màu từng trải và những nét khắc chán chường.
MAI HUY THUẬTNằm cuộn tròn trong cái rọ lợn Cuội mới có thì giờ ngẫm nghĩ về cái thân phận của mình. Cả cuộc đời dối trá, lừa gạt bây giờ bị tù hãm sau mấy cái nan tre tưởng như mong manh thế mà càng cựa quậy càng trầy da rách áo, không thể nào thoát được.
NGUYỄN VĂN VINH Thường thường, mỗi sớm tôi và các bạn gặp nhau ở quán cà phê vỉa hè. Ngồi vệ đường, không tiếng nhạc quấy phá phút tĩnh tâm để ngẫm ngợi sự đời, quả thú vị! Tôi biết các loại quán đều tiêu phí thời giờ của mình, nhưng quán cà phê ít tốn, ít nguy hiểm hơn quán bia ôm và các toan tính, bon chen trong vòng danh lợi gươm đao nên tôi không bỏ uống cà phê buổi sáng, ngày mình giết một tí, lại được chuyện vãn với nhau: nào thời sự, tin tức trên trời dưới biển, cũng vui!
LINH CHIKhi chỉ mới là giọt máu, sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể XY bám vào dạ con của mẹ, nó đã không được công nhận. Chào đời, mẹ con nó ở với ông bà ngoại cùng các cậu, các dì cho đến năm nó tròn bảy tuổi. Nhà ngoại nó ở ven triền núi của vùng đồi miền trung du hẻo lánh độ chừng vài ba chục nóc nhà rải rác trên mấy quả đồi đầy hoa sim, hoa mua tím. Chiều chiều nó thường hay tha thẩn trước sân nhà ngắm nhìn những đàn chim bay về tổ, thả hồn theo những đám mây màu cánh vạc đùn lên phía sau dãy núi đối diện nhà ngoại và tưởng tượng, ước ao…
TRẦN CHINH VŨAnh nghĩ là mình có thể ngủ được trong đêm nay - ngủ ngon là khác nữa - Đêm qua anh đã ít ngủ rồi - Hơn nữa, cùng với cậu em trai anh lại vừa có cuộc đi chơi đêm ở công viên Đầm Sen, đến muộn mới về. Vậy mà cho đến lúc này, đã qua nửa đêm được ít phút, mắt anh vẫn cứ trơ ra, cứ như thể nó chưa biết khép lại bao giờ.
ĐÔNG TRIỀUMười hai giờ đêm.Tôi bước ra khỏi rào lưới sắt còn ngoảnh lại nhìn căn trọ, nơi cửa sổ vẫn phụt ra luồng sáng trắng bởi đèn điện. Tất cả đã im lặng. Tiếng cót két của đôi cánh cửa gỗ mà người thiếu phụ vừa khép lại hòa vào nhịp rơi lộp độp của những giọt sương trên lá, tiếng côn trùng trỗi lên cùng thanh âm mà con chim cú đâu đây vẫn bỏ tiếng rúc đều đều nghe rợn người.
PHẠM NGỌC TÚY“Ngày...tháng...nămDòng nhắn tin trên báo cho em biết rằng em đã tìm thấy anh. Cuối cùng thì chúng mình cũng nhận ra nhau. Anh thân yêu. Hôm nay trời không mưa và không nắng. Từ cửa phòng em nhòm ra có một cây trạng nguyên. Cây này nhô lên cao giữa khoảng trời xanh hiếm hoi. Những chiếc lá đến mùa, đỏ thắm màu xác pháo. Nó là cây hoa độc nhất ngoài cửa phòng em.
NGUYỄN BẢNHắn đến tôi, mặt thẫn thờ ngơ ngác như người vừa mất của. Tôi hỏi ngay:- Có chuyện gì vậy?- Không, không có chuyện gì.
ĐÔNG LA Sài Gòn mùa mưa, trời lúc nào cũng âm u. Những tán cây sẫm hơn, không khí nóng rát của những tháng cuối mùa khô đã được làm nguội lại, dịu mát. Mấy ngôi nhà cao lênh khênh dường như chỉ cần kiễng chân lên một chút là có thể gội đầu được trong những đám mây sũng nước, là là bay trên đầu.
ĐÀO PHONG LAN Tôi là đứa con gái duy nhất của cha mẹ, và trời cũng ban cho tôi một nỗi bất hạnh để tương xứng với niềm hạnh phúc của một đứa con chắc chắn được cưng chiều: Tôi bị liệt hai chân từ bé.
MAI HUY THUẬTCon tàu Thống nhất nhả Văn xuống ga Huế vào một trưa mưa tầm tã khiến Văn chợt thấm thía một câu thơ Tố Hữu:...“ Nỗi niềm chi rứa Huế ơiMà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?”...
NGUYỄN VĂN THANHSau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi không ngờ được Ngọ hỏi làm vợ. Không giống như những cô dâu khác, ngày tôi về nhà chồng có dắt theo một đứa con riêng. Tên nó là Hòa. Ngọ rất thương yêu hai mẹ con tôi. Không có gì đáng trách anh ấy dù cuộc hôn nhân của chúng tôi không bình thường.