Mánh bí truyền

16:01 08/04/2010
NGUYỄN HOÀNG ĐỨCA, không biết có phải cậu ta không, trông oách quá. Chợt cái thân hình mập ú xúng xính trong chiếc Veston ngoại lượn xoáy một vòng rất kiểu cách trên đôi giày bóng như quang dầu nơi khúc quặt góc hồ.

Đúng rồi! đúng cậu ta rồi, béo đến biến dạng...

- Hợi, Hợi ơi! - Tôi chạy bổ lại.

- A, Thái! - cử chỉ cậu ta uể oải, cánh tay lỏng lẻo đưa ra. Tôi bắt tay - bàn tay cậu ta nhun nhũn, chắc hẳn nó đã phù thũng quá vội vàng hàng đống lon Cô- ka, bia, và nước quả...

Cử chỉ lãnh đạm của Hợi khiến tôi mặc cảm, bởi lẽ chúng tôi khá thân nhau. Mới chỉ có hai tháng, từ khi những đoàn du lịch nước ngoài cấp tập đến công ty chúng tôi, vì không đủ hướng dẫn viên, ông giám đốc bèn móc Hợi ở phòng Hành chính ra bắt đi hướng dẫn đoàn, Hợi sợ lắm “Dạ, em không dám đâu, tiếng Anh của em còn “ củ chuối” lắm!“ cậu ta từ chối, “ Không sao” - Giám đốc bảo. Cứ làm đi rồi sẽ quen, như tớ đây này có phải học làm giám đốc đâu, thế mà làm vẫn ngon...” Thế là Hợi trở thành hướng dẫn viên, chúng tôi chẳng còn dịp gặp nhau. Thế mà giờ đây cậu ta đã nổi danh thành đạt khắp công ty, ai cũng thèm thuồng. Cơn phú quí xa hoa thần tốc mau lẹ của cậu khiến cho những trái tim bình thản nhất cũng phải nổi gai...

- Cậu... cậu làm ăn thế nào? - giọng tôi tắc nghẹn.

- Ôi dào, cứ nhìn thì biết, hỏi làm gì - cậu ta rút trong túi bao ba số ra mời tôi. Tia lửa bắn ra từ chiếc bật lửa “ bà Đầm” đã rơi mất áo tắm, những làn khói uốn éo phóng vào không khí kênh kiệu như chủ nhân sáng chế ra chúng.

- Ừ - mắt Hợi bỗng nhìn trân trối từ đầu đến chân tôi. - Câu hỏi ấy giành cho cậu thì hơn. Tại sao... tại sao cậu chẳng có gì thay đổi cả. Đã mười năm làm hướng dẫn viên rồi, cậu vẫn phơi cái thân hình còi dinh dưỡng ra, còn quần áo nữa, cậu thử nhìn xem: cậu ăn vận những thứ thổ tả thùng thình hết mấy lần “ đát” ấy mà đi với Tây à... như vậy là xúc xiểm là bôi xấu vẻ mặt của Dân tộc.

- Tớ,... tớ vẫn cố gắng dẫn các đoàn đi đến nơi... về đến chốn... - Tôi bối rối.

- Bỏ cái thói cũ rích ấy đi! - Hợi vung tay tuyên bố.

- Tớ, tớ... rất muốn học cậu!

- Cậu là bạn thân tớ mới nói. - Hợi hạ giọng thủ thỉ. Nhưng cấm được truyền bá cho thằng nào, phải giữ lấy phép bí truyền mà kiếm lấy miếng ăn. Thề không?

- Có, tớ xin thề, cậu nói đi!

Hợi ghé tai tôi nói nhỏ:

- Cậu phải biết yêu lấy quê hương, rồi tình yêu đó sẽ trả giá cho cậu!

- Tớ không hiểu? - tôi thộn cả người ra.

- Ngốc lắm! Hãy làm theo tớ! Khi đi với Tây, tớ lên giọng diễn đàn “ Nào, các ông các bà hãy xem đi: Đất nước- con người chúng tôi có đẹp không? những hàng cây mới xanh làm sao! còn những mái nhà nữa, những lớp rêu mốc meo phủ lên chúng đủ sức để nói lên thời gian đã bại trận như thế nào.” Sau đó, tớ tặng những thằng Tây ngố một lô thuốc Thăng Long, Điện Biên, Vi- na, tớ bảo: “ Hãy nếm thử đi các ông, thuốc của xứ sở chúng tôi tinh khiết lắm” thế rồi họ tặng lại tớ hàng tút 555, Đun-hin, Mo- rơ, Anh- tẹx... Cậu đừng lo, họ không bao giờ muốn ăn không đâu. - Hợi quẳng điếu thuốc đang cháy dở đi, châm điếu khác. - Cậu hãy đến các hiệu sách quốc doanh vơ tất cả các loại, nào: “ Người tốt việc tốt”, nào “ Đại phong”, “ Quyết thắng”, “ Tiến lên”... Cậu cứ tặng họ - mỗi người một chồng và đừng quên liến thoắng: “ Thưa quí vị, đây là những cuốn sách phương châm tinh hoa rất quí giá của chúng tôi, tôi xin tặng quí vị để bày tỏ thịnh tình muốn trao đổi văn hóa.”. Sau đó cậu chỉ còn chờ những cuốn sách trao đổi tặng lại, hãy đem chúng đến cửa hàng ngoại văn mà bán, một vốn bốn mươi lời! Còn Nghệ thuật cũng vậy, cậu hãy tặng họ những bức sơn mài, những bức tranh hội họa nửa mùa, rồi bảo với họ “ Đây là nghệ thuật chân chính của chúng tôi!” cậu sẽ được nhận lại có khi một bức tranh rập, một tập Play- boy, hay bất kỳ thứ lẩm cẩm nào khác... vẫn có lãi, cậu đừng lo!

Một lớp bụi cuốn tới, chiếc Mini- bus chạy đến đỗ xịch lại dưới đường.

- Khách đến rồi, tớ phải đi đây! - Hợi vội vàng bắt tay tôi. - Hãy nhớ phương châm “ Yêu quý quê hương”. Đừng tiếc lời tán tụng, cậu sẽ được đền bù. Chào!

- Chào cậu! - tôi nói với theo nhưng chẳng kịp, cơ thể của Hợi ục ịch là vậy bỗng nhanh như cắt, nó tấp đến ngay cửa chiếc xe. Cánh cửa kéo ra, Hợi đứng ngay ngưỡng cửa xe cười một “ bông” rất to:

- Good morning! Lây- đi en- đơ Gien- tờ- lờ- mân! Các vị đã kịp nhìn ngắm phong cảnh, con người của chúng tôi chưa... tuyệt đẹp đấy chứ...!

Lời của Hợi mất hút, chiếc xe lao đi. Một đám bụi cuốn trùm lên màu sữa trắng của nó.

Hà Nội ngày 31/ 8/ 1993
N.H.Đ
(136/06-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN ANH NHẬT

    Trong Thế chiến thứ hai, một đội quân điện thính viên có nhiệm vụ nghe ngóng điện đài của đối phương luân phiên nhau hàng ngày trời.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Những người già bảo chúng tôi ở Ái Tử có nhiều ma, ngày xưa chiến trận diễn ra liên miên, nhiều người bị chết mất thây. Những cuộn cát xoáy do gió cuốn lên mỗi lần mù mịt là ma đi kiếm ăn.

  • PHƯƠNG HÀ

    Thằng Mạnh lẹ làng cắt quả bí đao đang lủng lẳng trên giàn. Nó nheo mắt lại vì nắng, trán lấm tấm mồ hôi.

  • VIỆT HÙNG

    Chàng cho rằng mọi việc cũng chỉ tại những chiếc đồng hồ quay ngược.

  • VŨ NGỌC GIAO

    Năm Luyến lên sáu tuổi cả nhà phát hiện nàng bị bệnh mộng du.
    Cứ vào quãng gà gáy canh hai Luyến lại bật dậy vén màn, mở cửa lững thững đi ra vườn.

  • LÊ VI THỦY

    Đêm.
    Tiếng nhạc vũ trường khiến gã quay cuồng. Chai Armagnac vơi dần. Những cái ly được nâng lên hạ xuống cùng với tiếng cười rôm rả. 

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù.

  • VIỆT HÙNG

    Khi ấy, là khoảng thời gian mà trong tôi, cảm giác trống rỗng đến ghê sợ đang xâm chiếm. Với tôi lúc đó, chẳng còn gì để đáng coi là đẹp...

  • NGUYỄN NGỌC LỢI

    Đầm sen ấy có từ bao giờ, bà không thể biết. Nhưng bà biết đích xác ngày nó tàn, tận mắt chứng kiến cả một đầm nước loi thoi tàn úa những cọng, những tán lá mốc xỉn màu rỉ sắt đổ gục, mặt nước hồ bàng bạc những cuống lá buồn thảm. Và cái đầm sen ấy đã được kết thúc bằng những chuyến xe nối đuôi nhau ào ào trút đất.

  • PHẠM GIAI QUỲNH

    1.
    Đóng nắp hòm thư đã bong phần gỉ sét bên ngoài, cô nhét mấy lá thư vào trong nhà - qua khe cửa. Vì cô đã chốt khóa rồi nên không muốn phải mở cửa ra một lần nữa.

  • HƯƠNG VĂN

    Màn  đêm  đã  tràn  ra  mặt  biển. Màu nước đen như màu mực, lênh loáng, mênh mông. Bãi bờ vắng lặng, chỉ nghe thấy tiếng thở của biển.

  • ĐINH PHƯƠNG

    1.
    Tôi nói với Vân về việc từ nay sẽ không nói đến cái chết của Ẩn nữa, chấm dứt một cơn mộng dài đẵng ai cũng phải quên đi.

  • LÊ KIM SƠN

    Nàng biết không, ta đã nhìn thấu nàng từ rất lâu trước đó? Buổi tắm trăng ngơ ngác một mình, cái tinh khôi như đóa hoa mới hé, chỉ mình ta chế ngự được thời gian, cái khoảnh khắc lãng đãng muôn trùng, đã trói trái tim tội nghiệp của ta bên nàng mãi mãi.

  • HOÀI NAM

    Người ta vẫn xì xào tới tai tôi rằng, tôi là một con ngốc. Thì đã sao! Tôi không cảm thấy bị xúc phạm mà ngược lại nó đem đến cho tôi cảm giác được an toàn yên ổn. Ai lại đi ganh tị, đố kị với một con ngốc? Làm thế chẳng khác nào tự túm tóc nhấc mình khỏi mặt đất.

  • HOÀNG THU PHỐ

    1.
    “Khi ánh sáng một lần nữa soi chiếu, ta bỏ lại tàn lụi thế giới này”.(*)

  • QUÁCH THÁI DI

    Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào một gian phòng khá lớn, cố gắng không gây ra tiếng động. Tôi ngồi xuống chiếc ghế bành đặt gần kệ sách rất cao, lắng nghe dòng suối âm thanh trong trẻo đang chảy ra từ cây đàn piano màu trắng.

  • VIỆT HÙNG

    Tosenli bước vào tiệm cho thuê đồ "Con Ngỗng Vàng". Người chủ tiệm thấy ông, theo thói quen, chẳng cần hỏi, đi thẳng đến nơi treo đồ.

  • VIỆT HÙNG

    Đêm tháng 6 của Hà Nội. Căn phòng 24 mét vuông như chật thêm. Giáo sư Sơn ngồi mơ màng nhả khói thuốc.

  • TẠ XUÂN HẢI

    Cầu Sòng là một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Nếu có công chuyện thật sự cấp bách phải qua sông, người ta đi vòng xuống phía hạ nguồn khoảng hai cây số, ở đó có một chiếc cầu khác.

  • PHƯƠNG HÀ

    Tôi tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, đầu vẫn còn đau. Trước mắt tôi là màu trắng toát của bốn bức tường bệnh viện.