Mánh bí truyền

16:01 08/04/2010
NGUYỄN HOÀNG ĐỨCA, không biết có phải cậu ta không, trông oách quá. Chợt cái thân hình mập ú xúng xính trong chiếc Veston ngoại lượn xoáy một vòng rất kiểu cách trên đôi giày bóng như quang dầu nơi khúc quặt góc hồ.

Đúng rồi! đúng cậu ta rồi, béo đến biến dạng...

- Hợi, Hợi ơi! - Tôi chạy bổ lại.

- A, Thái! - cử chỉ cậu ta uể oải, cánh tay lỏng lẻo đưa ra. Tôi bắt tay - bàn tay cậu ta nhun nhũn, chắc hẳn nó đã phù thũng quá vội vàng hàng đống lon Cô- ka, bia, và nước quả...

Cử chỉ lãnh đạm của Hợi khiến tôi mặc cảm, bởi lẽ chúng tôi khá thân nhau. Mới chỉ có hai tháng, từ khi những đoàn du lịch nước ngoài cấp tập đến công ty chúng tôi, vì không đủ hướng dẫn viên, ông giám đốc bèn móc Hợi ở phòng Hành chính ra bắt đi hướng dẫn đoàn, Hợi sợ lắm “Dạ, em không dám đâu, tiếng Anh của em còn “ củ chuối” lắm!“ cậu ta từ chối, “ Không sao” - Giám đốc bảo. Cứ làm đi rồi sẽ quen, như tớ đây này có phải học làm giám đốc đâu, thế mà làm vẫn ngon...” Thế là Hợi trở thành hướng dẫn viên, chúng tôi chẳng còn dịp gặp nhau. Thế mà giờ đây cậu ta đã nổi danh thành đạt khắp công ty, ai cũng thèm thuồng. Cơn phú quí xa hoa thần tốc mau lẹ của cậu khiến cho những trái tim bình thản nhất cũng phải nổi gai...

- Cậu... cậu làm ăn thế nào? - giọng tôi tắc nghẹn.

- Ôi dào, cứ nhìn thì biết, hỏi làm gì - cậu ta rút trong túi bao ba số ra mời tôi. Tia lửa bắn ra từ chiếc bật lửa “ bà Đầm” đã rơi mất áo tắm, những làn khói uốn éo phóng vào không khí kênh kiệu như chủ nhân sáng chế ra chúng.

- Ừ - mắt Hợi bỗng nhìn trân trối từ đầu đến chân tôi. - Câu hỏi ấy giành cho cậu thì hơn. Tại sao... tại sao cậu chẳng có gì thay đổi cả. Đã mười năm làm hướng dẫn viên rồi, cậu vẫn phơi cái thân hình còi dinh dưỡng ra, còn quần áo nữa, cậu thử nhìn xem: cậu ăn vận những thứ thổ tả thùng thình hết mấy lần “ đát” ấy mà đi với Tây à... như vậy là xúc xiểm là bôi xấu vẻ mặt của Dân tộc.

- Tớ,... tớ vẫn cố gắng dẫn các đoàn đi đến nơi... về đến chốn... - Tôi bối rối.

- Bỏ cái thói cũ rích ấy đi! - Hợi vung tay tuyên bố.

- Tớ, tớ... rất muốn học cậu!

- Cậu là bạn thân tớ mới nói. - Hợi hạ giọng thủ thỉ. Nhưng cấm được truyền bá cho thằng nào, phải giữ lấy phép bí truyền mà kiếm lấy miếng ăn. Thề không?

- Có, tớ xin thề, cậu nói đi!

Hợi ghé tai tôi nói nhỏ:

- Cậu phải biết yêu lấy quê hương, rồi tình yêu đó sẽ trả giá cho cậu!

- Tớ không hiểu? - tôi thộn cả người ra.

- Ngốc lắm! Hãy làm theo tớ! Khi đi với Tây, tớ lên giọng diễn đàn “ Nào, các ông các bà hãy xem đi: Đất nước- con người chúng tôi có đẹp không? những hàng cây mới xanh làm sao! còn những mái nhà nữa, những lớp rêu mốc meo phủ lên chúng đủ sức để nói lên thời gian đã bại trận như thế nào.” Sau đó, tớ tặng những thằng Tây ngố một lô thuốc Thăng Long, Điện Biên, Vi- na, tớ bảo: “ Hãy nếm thử đi các ông, thuốc của xứ sở chúng tôi tinh khiết lắm” thế rồi họ tặng lại tớ hàng tút 555, Đun-hin, Mo- rơ, Anh- tẹx... Cậu đừng lo, họ không bao giờ muốn ăn không đâu. - Hợi quẳng điếu thuốc đang cháy dở đi, châm điếu khác. - Cậu hãy đến các hiệu sách quốc doanh vơ tất cả các loại, nào: “ Người tốt việc tốt”, nào “ Đại phong”, “ Quyết thắng”, “ Tiến lên”... Cậu cứ tặng họ - mỗi người một chồng và đừng quên liến thoắng: “ Thưa quí vị, đây là những cuốn sách phương châm tinh hoa rất quí giá của chúng tôi, tôi xin tặng quí vị để bày tỏ thịnh tình muốn trao đổi văn hóa.”. Sau đó cậu chỉ còn chờ những cuốn sách trao đổi tặng lại, hãy đem chúng đến cửa hàng ngoại văn mà bán, một vốn bốn mươi lời! Còn Nghệ thuật cũng vậy, cậu hãy tặng họ những bức sơn mài, những bức tranh hội họa nửa mùa, rồi bảo với họ “ Đây là nghệ thuật chân chính của chúng tôi!” cậu sẽ được nhận lại có khi một bức tranh rập, một tập Play- boy, hay bất kỳ thứ lẩm cẩm nào khác... vẫn có lãi, cậu đừng lo!

Một lớp bụi cuốn tới, chiếc Mini- bus chạy đến đỗ xịch lại dưới đường.

- Khách đến rồi, tớ phải đi đây! - Hợi vội vàng bắt tay tôi. - Hãy nhớ phương châm “ Yêu quý quê hương”. Đừng tiếc lời tán tụng, cậu sẽ được đền bù. Chào!

- Chào cậu! - tôi nói với theo nhưng chẳng kịp, cơ thể của Hợi ục ịch là vậy bỗng nhanh như cắt, nó tấp đến ngay cửa chiếc xe. Cánh cửa kéo ra, Hợi đứng ngay ngưỡng cửa xe cười một “ bông” rất to:

- Good morning! Lây- đi en- đơ Gien- tờ- lờ- mân! Các vị đã kịp nhìn ngắm phong cảnh, con người của chúng tôi chưa... tuyệt đẹp đấy chứ...!

Lời của Hợi mất hút, chiếc xe lao đi. Một đám bụi cuốn trùm lên màu sữa trắng của nó.

Hà Nội ngày 31/ 8/ 1993
N.H.Đ
(136/06-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỨC BAN

    1.
    Năm ấy ông Giám đốc Sở quyết định cử tôi lên rừng Vụ Quang tìm kiếm di vật liên quan đến bản chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

  • NGUYỄN LỘC THÁI HÒA

    Người thợ sửa xe đạp chậm rãi để tờ báo đang đọc qua một bên, ngước nhìn khi tôi dừng xe bước xuống.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Hôm ấy là một hôm trời đặc biệt mù sương, khói sương như những tảng bông tan loãng và ẩm ướt, rây rây bụi trong không gian.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH  

    Trời vừa nhập nhoạng tối thì nhiều dãy bóng đèn phía ruộng cúc đã đồng loạt sáng bừng lên. Trông chúng tươi vui như những đốm pháo hoa bung nở trăm ngàn tia lửa màu rực rỡ trong sương chiều.

  • MẪU ĐƠN   

    1.
    Điệp vàng kìa anh. Tôi đã nói điều này mỗi khi đi qua con đường ấy. Đó là điệp sao. Tôi cứ tưởng chỉ với mùa hè thôi.

  • ĐỖ TIẾN THỤY    

    Nàng là Y Than, mang cái đẹp ban sơ của bông hoa hoang dại. Bông hoa ấy đến hồi hé cánh tỏa hương thì bướm rừng dập dìu vây bủa.

  • NGUYỄN LUÂN    

    Trời mưa như thác đổ, từng dòng nước đỏ ngầu tràn từ trên vàn núi dội ào ào xuống đường lớn. Thén xắn quần lên quá gối, cứ nhằm lối cũ trong trí nhớ mà sục chân bước đi.

  • NHỤY NGUYÊN       

    Giá anh bay qua được bên đó…”. Miên đọc dòng tin của anh rồi tắt máy. Miên cứ ngồi như vậy nhìn mặt trời xuống dần và quầng mây rực lên ở nóc ngôi chùa.

  • CÁT LÂM      

    Tôi mười ba năm 196X. Tôi sinh ra đã không gần thành phố rất may có chuyến tàu muộn vắt ngang. Chuyến tàu muộn không bao giờ đỗ lại. Xe máy về làng phải vượt dốc khó khăn. 

  • TRƯƠNG QUỐC TOÀN  

    Nhiều khi Hoàng Trang ghét giọng hát của chính mình. Không phải vì quá tệ, giọng ca trong trẻo của cô cất lên luôn chạm vào trái tim khán giả, chuẩn xác nhịp phách.

  • TRẦN QUANG KHANH  

    Bóng núi đổ dài xuống bãi cát cũng là lúc mấy ngư phủ trong làng chài kéo nhau ra thuyền, chuẩn bị cho cuộc hành trình của một đêm sâu mưu sinh trên biển. Bóng nắng hẫng dần lên các chỏm cao của ghềnh đá. Hắn uể oải bước ra sát mép sóng, tìm sự khuây khỏa với đám bụi nước, dư phần của những con sóng vồ vập vỗ vào ghềnh.

  • BẢO THƯƠNG

    Mày ra giữ cho bố một đầu. Lão Thất đang cúi xuống ghìm sợi dây thừng qua gạc xe, ngó lên bảo Kiền. Kiền vùng vằng ậm ờ rồi cũng đứng dậy.

  • VŨ THANH LỊCH    

    Trời nhá nhem, cô Trinh ngồi nhập tịnh, thấy ngực nhói như gai châm, ngoái nhìn qua khe cửa, nhận ra chị Cần.

  • HOÀNG THÁI SƠN

    Một buổi trưa hè oi ả, tôi đi đến đầu làng Cao Bình, nhác thấy bóng một cây đa tán lá sum suê, mát rượi, bèn chạy quàng vào để tránh nắng.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH   

    1.
    Khu vườn rộng bốn mùa rợp bóng lá khiến ngôi nhà cổ như lọt thỏm sâu hơn vào giữa. Những ngày mưa càng âm u và buồn bã hơn.

  • PHẠM GIAI QUỲNH  

    Nhân viên soát vé mời mi lên tàu với nụ cười đông cứng, một nụ cười được lập trình qua công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, tuồng như bất động và đanh rắn.

  • NGÔ ĐÌNH HẢI   

    Hắn làm bảo vệ đêm. Sáu giờ chiều tới bệnh viện nhận ca trực. Bệnh viện thuộc hạng sang nhất thành phố. Bệnh nhân ở đây toàn là những kẻ có tiền.

  • PHẠM THỊ ANH NGA  

    Sao em vẫn chưa tin là chúng mình đã thực sự yêu nhau?

  • ĐÀO QUỐC MINH    

    Gốc mai trắng đã hơn trăm tuổi. Đó là nhất chi mai, còn gọi bạch mai, hàn mai, nhị độ mai.

  • NGUYỄN ĐẠI DUẪN   

    Đã cuối tháng Chạp mà nắng còn như đổ lửa. Nắng mùa khô ở Lào thật khó chịu, lúc thì nóng nực, lúc thì lất phất mấy ngọn gió khô khốc.