Mai Văn Hoan - người đi tìm ảo ảnh

16:58 11/09/2008
HOÀNG VŨ THUẬT           Chưa ai để ý đến đâu           Cây đứng khép mình lặng lẽ...                                        (Cây lặng im)


Tôi cảm thấy Mai Văn Hoan đang nói về mình và thơ của mình. Mai Văn Hoan làm thơ khá lâu, từ những năm bảy mươi đã có thơ xuất hiện trên báo chí. Anh viết khá nhiều nhưng đăng tải lại dè dặt. Đúng hơn, trong những năm chiến tranh chống Mỹ, tạng thơ Mai Văn Hoan chưa phù hợp lắm nên hơi khó in. Mai Văn Hoan vẫn lặng lẽ viết như cây lặng im cần mẫn kết một vòm xanh cho tới bây giờ.
Viết về anh, tôi như người tình chọn cây làm nơi hò hẹn để bàn chuyện thơ.
Thật ra, thơ Mai Văn Hoan đã đi vào độc giả bằng nguồn “xuất bản” khác. Từ trong vở, trong sổ tay của học sinh, sinh viên... thơ cứ thế được nhân lên thành số lượng lớn, vượt qua những vùng đất tác giả chưa từng đặt chân tới. Điều ấy tự nói: thơ có nhiều cách đến với người đọc. Công chúng sẵn sàng đón nhận mỗi khi thơ làm được bổn phận của mình.
Đọc những tập thơ Ảo ảnh, Giai điệu thời gian, Hồi âm, Trăng mùa đông, Giếng tiên, Lục bát thơ... của Mai Văn Hoan, tôi mới có điều kiện tổng hợp, khái quát về thơ anh. Thơ Mai Văn Hoan thuộc dạng có nhiều ý kiến, nhận định không giống nhau. Làm thơ “mỗi người một vẻ”. Thơ Mai Văn Hoan cho tôi một thiện cảm, ví như Prísvin khi quan sát thiên nhiên buổi sáng mùa xuân, ông nhận ra một cái gì đó, một cái gì không nhìn thấy, nhưng không hề đứng yên.
Thơ Mai Văn Hoan là vậy, bình thản, không trau chuốt, tạo hình câu chữ, nhưng đọc toàn bài là một một mạch dính kết vững chắc, tạo nên tứ thơ khoẻ khoắn, năng động. Mai Văn Hoan không tàng hình bút pháp, anh bày hết ra sự thật hàng ngày:
Anh muốn biết ở tôi điều bí mật
Nhưng đời tôi có bí mật được đâu!

Bài thơ kết thúc một cách tự tin, trong sáng:
Có thể bây giờ nàng không yêu tôi nữa
Có thể nàng rồi sẽ thuộc về anh

Ở ngoài đời cuộc tình tôi tan vỡ
Nhưng trong tôi nó mãi mãi nguyên lành
! 
                                                        (Điều bí mật)
Anh tự phá vỡ mình không phải bằng kĩ thuật mà bằng cái chìa khoá đặc biệt, mở từng cánh cửa đời sống:
Chỉ cần một que diêm
Thế là thành ngọn lửa

Cớ sao em lần lữa?
Điếu thuốc vẫn còn nguyên!
                                       
(Điếu thuốc và que diêm)
Nút ấn quan trọng ấy là bản chất của sự vật, làm nên chất liệu cung cấp cho nguồn năng lượng cảm hứng. Đối tượng chính thơ Mai Văn Hoan là tình yêu. “Em” trở thành nhân vật trung tâm của mọi cảm xúc. Nhân vật “em” là một “ảo ảnh” suốt đời thi sĩ kiếm tìm:
Vâng, dẫu chỉ là ảo ảnh
Nhưng đời tôi nếu vắng em

Trái đất trở nên giá lạnh
Mặt trời thành một quầng đen
!            
                                                       (Ảo ảnh)
Ra thế, nếu thiếu đi nỗi khát khao, thiếu một sự mong đợi dù chỉ để mong đợi thì con người không thể sống nổi. Con người phải sống với những tiện nghi, đồ đạc quanh mình: dãy ghế đá và chiếc bàn bằng đá, những bản nhạc xập xình, căn phòng chật... nhưng cao hơn, con người còn sống cả những gì ngoài nó. Mục đích thơ Mai Văn Hoan xuất phát từ đó chăng?
Đi tới mục đích này, anh không bận tâm nhập cuộc hay không nhập cuộc. Dĩ nhiên người viết văn không thể quay lưng lại cuộc đời, phải đi, phải sống và phải viết. Có điều, giữa những tâm điểm bề bộn của đời sống, anh biết lọc lấy cho mình nguồn cảm xúc, làm chủ nó để viết những bài thơ theo cách của mình.
Quan niệm thẩm mỹ của anh không đơn điệu. Cái đẹp hoà nhập vào mọi trạng thái của tâm hồn:
Khi thì đắm chìm trong hoài niệm:
Chân lặng lẽ giẫm lên con đường cũ
Con đường xưa ta từng bước sóng đôi
Khuya đưa tiễn, chia tay nhau trước ngõ
Chiếc hôn dài còn nồng ấm trên môi
                                                           (Thăm lại vườn xưa)
Lúc đơn côi vò xé với lòng mình:
Hoa chong chóng bay theo chiều gió thổi
Xác sò nằm trên bãi vắng chơ vơ
...
                                                          (Chuyện vỏ ốc, vỏ sò)
Có khi dứt khoát, mạnh mẽ:
Nên bây giờ tôi quyết định chia tay
Dẫu điều đó có làm em đau khổ
Tôi sẵn sàng chịu bao lời phẫn nộ
Để cứu em thoát địa ngục đời tôi.

                                                          (Tự thú)
Thất vọng đấy, để rồi tiếp tục hy vọng:
Anh cảm thấy thịt da mình trẻ lại                                        
Sương dần tan dưới bảy sắc cầu vồng
                                                            
(Bài thơ buổi sáng)     
Mai Văn Hoan viết về tình yêu với mong muốn thức dậy sức sống trong con người, hướng con người đi đến cốt cách cao thượng, xoá dần những thói ích kỷ, tầm thường. Dẫu đất trời có mưa chiều, nắng sớm thì thơ vẫn phải là đôi cánh bướm chập chờn say!
Không chỉ dừng lại ở chuyện tình, thơ Mai Văn Hoan còn đề cập đến những vấn đề xã hội một cách tinh tế, không quyết liệt, ào ạt theo kiểu một số tác giả khác.
Ấy là anh phát hiện “vầng trăng se giá” giữa mùa đông khắc nghiệt:
Đã đến tuần có trăng
Mà mây giăng mờ mịt
Mà mưa, mưa rả rích

Mà gió thốc lạnh lùng...
Vầng trăng mùa đông khác thường mới quý giá làm sao!
Như quả chín hiếm hoi
Treo trên cây tháng chạp

                                               (Trăng mùa đông)
Ấy là phiên toà đặc biệt trong đó tình huống xảy ra thật bất ngờ, ngoài luật lệ thông thường: bị can và chánh án hôn nhau!
Ấy là cuộc đụng độ với con Tô Xám, khi nhà thơ đứng chờ người yêu trước ngõ:
Này Tô Xám xin mày đừng sủa nữa
Im đi Tô, cho tao được yên nào!
Mày cứ gào làm chi cho rát cổ
Cái mõm mày sao cứ chõ vào tao?
                                                (Nói với Tô Xám)  
Thể hiện một cách tự nhiên, bằng sự rung động tự nhiên trong những hoàn cảnh khác biệt, hình thức thơ theo đó mà linh hoạt, đa dạng một cách tự nhiên: khi trang nghiêm, trầm buồn; khi sôi động, hài hước. Có khi anh cố ý để cho câu thơ thừa lời. Lại có cả những câu thơ lấy đà, dẫn dắt, làm đệm cho câu sau. Lối viết như thế có người không đồng tình, nhưng tôi nghĩ: nhờ vậy mà thơ anh không lẫn với thơ của người khác.
Thơ Mai Văn Hoan phản chiếu con người của anh. Điều đó thể hiện rất rõ qua trò ú tim. Anh cất công đi tìm một hư ảo. Và ngỡ rằng tìm được thật, nhưng rồi khi tới nơi đã lại tan biến từ bao giờ:
Số phận tôi thường trớ trêu như vậy
Hạnh phúc với tôi như kẻ trốn, người tìm
Như dòng chữ em viết trên cát ấy

Sóng xoá đi khi tôi mới thoáng nhìn.
Thơ ca đích thực sẽ không mệt mỏi trong sự khám phá. Hướng cảm xúc về những gì ngoài nó, chính đấy là yếu tố lãng mạn của thơ. Lượng  tin cuộc sống rất cần thiết, nhà thơ phải bay qua lượng tin để bắt lấy ý nghĩa nhân bản lâu dài. Điều ấy trở thành nguyên tắc cội rễ của thơ.
                                                                            H.V.T

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN XÊ
                      hồi ký

    Buổi sáng mùa thu ngày 20-9-1940. Nơi nhà thương Nam ở Quy Hòa những bệnh nhân già yếu đang run lên vì gió lạnh từ biển thổi vào.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi đang chuẩn bị cho những trang cuối của số tạp chí này thì được tin từ thành phố Hồ Chí Minh điện ra: Bác Nguyễn Tuân đã mất! Sững sờ và xúc động quá! Tôi như không muốn tin.

  • PHAN NGỌC MINH 

    Từ lâu, tôi mong ước có một chuyến đi xem và vẽ Kinh Thành Huế. Ý tưởng ấy đã thực hiện vào Thu 1995. Lần ấy, được trên mười bức ký họa, những cơn mưa cứ kéo dài, cuối cùng, tôi đành rời Huế trong tâm trạng đầy lưu luyến.

  • TẠ QUANG SUM

    Lần lửa hơn 30 năm tôi mới về lại thăm Thầy. Ngôi nhà số 51 Hồng Bàng vẫn “ Trầm mặc cây rừng ” như ngày xưa lũ học trò chúng tôi có dịp ngang qua. Cầu thang dẫn lên căn gác nhỏ yếu ớt rung lên dưới chân mình, hay….mình run! Tôi chẳng thể nào phân định được, trong phút giây bồi hồi xao xuyến ấy.

  • NGUYỄN THỊ THỐNG

    Tôi tên là Nguyễn Thị Thống - con gái của cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Tôi rất vui mừng, xúc động và thấy rất may mắn được tới dự buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bố tôi tại thành phố Huế vừa qua do Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức. Tới dự buổi lễ này, tôi được nghe và nhớ lại những kỷ niệm về bố tôi. Những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức.

  • NAM NGUYÊN

    Thực ra, tôi gọi cuộc đi này là hành hương. Hành hương, nghe có vẻ cao siêu nhưng y phục xứng kỳ đức mà thôi.

  • (Lược thuật Hội thảo “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - những định hướng bảo tồn)

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH Đã không ít lần tôi được nghe những câu chuyện của các anh kể về một thời trai trẻ. Tuổi trẻ hiến dâng, tuổi trẻ xuống đường, tuổi trẻ lên rừng kháng chiến và những đêm không ngủ.

  • THANH HẢI SHO - Hôm ấy, Nha Trang đỏ nắng. Tôi cùng anh bạn nhà báo lần đến số 46 đường Yersin tìm một ông già. Đến nơi, vừa kéo chuông chủ nhà vội vàng mở cổng. Trước mắt tôi là một ông già ngoài 80, dáng người đậm, da trắng,  mang cặp kính cận bự chác mỗi bên độ nửa bàn tay… ông già ấy chính là nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ “Quê hương” nổi tiếng.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ Giữa năm 1967, anh Thanh Hải và tôi được điều động từ Thành ủy Huế về Ban Tuyên huấn Khu ủy Trị - Thiên - Huế. Mấy ngày đi đường, chúng tôi nói nhiều về vùng đất và con người quê hương.

  • MAI VĂN HOANThời còn là sinh viên khoa Văn trường Đại học Sư phạm Vinh (1967 - 1971), chúng tôi thường gọi thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy Hiến. Đó là cách gọi thân mật của những học sinh vùng quê miền Trung đối với những thầy giáo trường làng. Lên đại học chúng tôi vẫn giữ nguyên thói quen ấy.

  • NGUYỄN QUANG HÀNhững ngày trên chiến khu, báo Cờ giải phóng và báo Cứu lấy quê hương ở chung trong một mái nhà, cùng ăn cùng ở cùng làm.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - PHẠM LINH THÀNHTheo tiếng Latinh, thuật ngữ intelligentia - trí thức chỉ những người có hiểu biết, có tri thức, tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao.

  • NGUYỄN THANH TUẤN           Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • NGÔ MINH Sau ba tháng kêu gọi, hơn 250 văn nghệ sĩ, trí thức và những người Việt mến mộ Phùng Quán ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ba Lan, Úc, Thụy Sĩ v.v, đã nhiệt tình góp cát đá xây lăng mộ nhà thơ Phùng Quán - bà Vũ Bội Trâm ở Thủy Dương, Huế.

  • HỒ THẾ HÀHằng năm, sự kiện hân hoan và sôi động nhất của văn nghệ sĩ Huế là kết quả thẩm định và xét tặng thưởng công trình, tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp Hội.

  • Ngày 11 tháng 10 năm 2010, đoàn Trái tim người lính (Mỹ) do tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, nhà văn Edward Tick dẫn đầu đã đến thăm và giao lưu với Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội. Đoàn của tổ chức Trái tim người lính có nhiều người là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, I-Rắc; các bác sĩ, giáo viên, nhà báo, mục sư và cả học sinh trung học. Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong tình cảm ấm áp, thông cảm, chia sẻ quá khứ, vì hiện tại và hướng tới tương lai. Chiến tranh và hòa bình được nhắc đến nhiều hơn cả trong các câu chuyện và thơ của cả bạn và ta. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là người được dự buổi gặp gỡ giao lưu cảm động này, anh đã có bài viết gửi Sông Hương, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. SH

  • LÊ TRỌNG SÂM(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên và có sự giúp đỡ nhiều mặt của Chi hội Văn nghệ Liên khu 4, cuộc gặp mặt lớn của giới văn nghệ sĩ trong tỉnh tại thôn 2 làng Mỹ Lợi trong vùng căn cứ khu 3 huyện Phú Lộc vào tháng 10 năm 1950 phải được tôn vinh như là Đại hội đầu tiên, Đại hội lần thứ nhất của anh chị em văn nghệ tỉnh nhà. Nó là một cái mốc quan trọng mở ra một thời kỳ mới.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Chiến dịch Mậu Thân 1968 đang cần quân để đánh vào thành phố, trước tình hình ấy, chúng tôi được huy động vào quân đội, và sau những tháng tập mang vác nặng, tập leo núi, tập bắn, tập tiến nhập, chúng tôi được điều vào Bác Đô (đó là bí danh Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ).

  • VÕ MẠNH LẬPKỷ niệm 30 năm ngày mất nhà thơ Thanh Hải (1980 - 2010)