Mai Văn Hoan - người đi tìm ảo ảnh

16:58 11/09/2008
HOÀNG VŨ THUẬT           Chưa ai để ý đến đâu           Cây đứng khép mình lặng lẽ...                                        (Cây lặng im)


Tôi cảm thấy Mai Văn Hoan đang nói về mình và thơ của mình. Mai Văn Hoan làm thơ khá lâu, từ những năm bảy mươi đã có thơ xuất hiện trên báo chí. Anh viết khá nhiều nhưng đăng tải lại dè dặt. Đúng hơn, trong những năm chiến tranh chống Mỹ, tạng thơ Mai Văn Hoan chưa phù hợp lắm nên hơi khó in. Mai Văn Hoan vẫn lặng lẽ viết như cây lặng im cần mẫn kết một vòm xanh cho tới bây giờ.
Viết về anh, tôi như người tình chọn cây làm nơi hò hẹn để bàn chuyện thơ.
Thật ra, thơ Mai Văn Hoan đã đi vào độc giả bằng nguồn “xuất bản” khác. Từ trong vở, trong sổ tay của học sinh, sinh viên... thơ cứ thế được nhân lên thành số lượng lớn, vượt qua những vùng đất tác giả chưa từng đặt chân tới. Điều ấy tự nói: thơ có nhiều cách đến với người đọc. Công chúng sẵn sàng đón nhận mỗi khi thơ làm được bổn phận của mình.
Đọc những tập thơ Ảo ảnh, Giai điệu thời gian, Hồi âm, Trăng mùa đông, Giếng tiên, Lục bát thơ... của Mai Văn Hoan, tôi mới có điều kiện tổng hợp, khái quát về thơ anh. Thơ Mai Văn Hoan thuộc dạng có nhiều ý kiến, nhận định không giống nhau. Làm thơ “mỗi người một vẻ”. Thơ Mai Văn Hoan cho tôi một thiện cảm, ví như Prísvin khi quan sát thiên nhiên buổi sáng mùa xuân, ông nhận ra một cái gì đó, một cái gì không nhìn thấy, nhưng không hề đứng yên.
Thơ Mai Văn Hoan là vậy, bình thản, không trau chuốt, tạo hình câu chữ, nhưng đọc toàn bài là một một mạch dính kết vững chắc, tạo nên tứ thơ khoẻ khoắn, năng động. Mai Văn Hoan không tàng hình bút pháp, anh bày hết ra sự thật hàng ngày:
Anh muốn biết ở tôi điều bí mật
Nhưng đời tôi có bí mật được đâu!

Bài thơ kết thúc một cách tự tin, trong sáng:
Có thể bây giờ nàng không yêu tôi nữa
Có thể nàng rồi sẽ thuộc về anh

Ở ngoài đời cuộc tình tôi tan vỡ
Nhưng trong tôi nó mãi mãi nguyên lành
! 
                                                        (Điều bí mật)
Anh tự phá vỡ mình không phải bằng kĩ thuật mà bằng cái chìa khoá đặc biệt, mở từng cánh cửa đời sống:
Chỉ cần một que diêm
Thế là thành ngọn lửa

Cớ sao em lần lữa?
Điếu thuốc vẫn còn nguyên!
                                       
(Điếu thuốc và que diêm)
Nút ấn quan trọng ấy là bản chất của sự vật, làm nên chất liệu cung cấp cho nguồn năng lượng cảm hứng. Đối tượng chính thơ Mai Văn Hoan là tình yêu. “Em” trở thành nhân vật trung tâm của mọi cảm xúc. Nhân vật “em” là một “ảo ảnh” suốt đời thi sĩ kiếm tìm:
Vâng, dẫu chỉ là ảo ảnh
Nhưng đời tôi nếu vắng em

Trái đất trở nên giá lạnh
Mặt trời thành một quầng đen
!            
                                                       (Ảo ảnh)
Ra thế, nếu thiếu đi nỗi khát khao, thiếu một sự mong đợi dù chỉ để mong đợi thì con người không thể sống nổi. Con người phải sống với những tiện nghi, đồ đạc quanh mình: dãy ghế đá và chiếc bàn bằng đá, những bản nhạc xập xình, căn phòng chật... nhưng cao hơn, con người còn sống cả những gì ngoài nó. Mục đích thơ Mai Văn Hoan xuất phát từ đó chăng?
Đi tới mục đích này, anh không bận tâm nhập cuộc hay không nhập cuộc. Dĩ nhiên người viết văn không thể quay lưng lại cuộc đời, phải đi, phải sống và phải viết. Có điều, giữa những tâm điểm bề bộn của đời sống, anh biết lọc lấy cho mình nguồn cảm xúc, làm chủ nó để viết những bài thơ theo cách của mình.
Quan niệm thẩm mỹ của anh không đơn điệu. Cái đẹp hoà nhập vào mọi trạng thái của tâm hồn:
Khi thì đắm chìm trong hoài niệm:
Chân lặng lẽ giẫm lên con đường cũ
Con đường xưa ta từng bước sóng đôi
Khuya đưa tiễn, chia tay nhau trước ngõ
Chiếc hôn dài còn nồng ấm trên môi
                                                           (Thăm lại vườn xưa)
Lúc đơn côi vò xé với lòng mình:
Hoa chong chóng bay theo chiều gió thổi
Xác sò nằm trên bãi vắng chơ vơ
...
                                                          (Chuyện vỏ ốc, vỏ sò)
Có khi dứt khoát, mạnh mẽ:
Nên bây giờ tôi quyết định chia tay
Dẫu điều đó có làm em đau khổ
Tôi sẵn sàng chịu bao lời phẫn nộ
Để cứu em thoát địa ngục đời tôi.

                                                          (Tự thú)
Thất vọng đấy, để rồi tiếp tục hy vọng:
Anh cảm thấy thịt da mình trẻ lại                                        
Sương dần tan dưới bảy sắc cầu vồng
                                                            
(Bài thơ buổi sáng)     
Mai Văn Hoan viết về tình yêu với mong muốn thức dậy sức sống trong con người, hướng con người đi đến cốt cách cao thượng, xoá dần những thói ích kỷ, tầm thường. Dẫu đất trời có mưa chiều, nắng sớm thì thơ vẫn phải là đôi cánh bướm chập chờn say!
Không chỉ dừng lại ở chuyện tình, thơ Mai Văn Hoan còn đề cập đến những vấn đề xã hội một cách tinh tế, không quyết liệt, ào ạt theo kiểu một số tác giả khác.
Ấy là anh phát hiện “vầng trăng se giá” giữa mùa đông khắc nghiệt:
Đã đến tuần có trăng
Mà mây giăng mờ mịt
Mà mưa, mưa rả rích

Mà gió thốc lạnh lùng...
Vầng trăng mùa đông khác thường mới quý giá làm sao!
Như quả chín hiếm hoi
Treo trên cây tháng chạp

                                               (Trăng mùa đông)
Ấy là phiên toà đặc biệt trong đó tình huống xảy ra thật bất ngờ, ngoài luật lệ thông thường: bị can và chánh án hôn nhau!
Ấy là cuộc đụng độ với con Tô Xám, khi nhà thơ đứng chờ người yêu trước ngõ:
Này Tô Xám xin mày đừng sủa nữa
Im đi Tô, cho tao được yên nào!
Mày cứ gào làm chi cho rát cổ
Cái mõm mày sao cứ chõ vào tao?
                                                (Nói với Tô Xám)  
Thể hiện một cách tự nhiên, bằng sự rung động tự nhiên trong những hoàn cảnh khác biệt, hình thức thơ theo đó mà linh hoạt, đa dạng một cách tự nhiên: khi trang nghiêm, trầm buồn; khi sôi động, hài hước. Có khi anh cố ý để cho câu thơ thừa lời. Lại có cả những câu thơ lấy đà, dẫn dắt, làm đệm cho câu sau. Lối viết như thế có người không đồng tình, nhưng tôi nghĩ: nhờ vậy mà thơ anh không lẫn với thơ của người khác.
Thơ Mai Văn Hoan phản chiếu con người của anh. Điều đó thể hiện rất rõ qua trò ú tim. Anh cất công đi tìm một hư ảo. Và ngỡ rằng tìm được thật, nhưng rồi khi tới nơi đã lại tan biến từ bao giờ:
Số phận tôi thường trớ trêu như vậy
Hạnh phúc với tôi như kẻ trốn, người tìm
Như dòng chữ em viết trên cát ấy

Sóng xoá đi khi tôi mới thoáng nhìn.
Thơ ca đích thực sẽ không mệt mỏi trong sự khám phá. Hướng cảm xúc về những gì ngoài nó, chính đấy là yếu tố lãng mạn của thơ. Lượng  tin cuộc sống rất cần thiết, nhà thơ phải bay qua lượng tin để bắt lấy ý nghĩa nhân bản lâu dài. Điều ấy trở thành nguyên tắc cội rễ của thơ.
                                                                            H.V.T

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN QUANG HÀTạp chí sáu tỉnh Bắc miền Trung vẫn duy trì đều đặn hàng năm gặp gỡ giao lưu để cùng tìm cách nâng cao chất lượng tờ tạp chí văn học của địa phương mình. Năm nay, năm 2003 Tạp chí Nhật Lệ đến phiên đăng cai cuộc họp mặt. Khách mời năm nay, ngoài các cơ quan trong tỉnh Quảng Bình, còn có đại biểu của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, của tạp chí Diễn đàn, cơ quan ngôn luận của Hội về dự.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Nhà thơ Thu Bồn có nhiều duyên nợ với Huế, với Sông Hương. 20 năm trước, trong dịp TCSH ra đời, anh có mặt ở Huế và viết bài thơ “Tạm biệt” - một trong ít ỏi những bài thơ hay nhất về Huế, 20 năm sau, cũng vào dịp TCSH kỷ niệm tròn 20 tuổi thì anh lại ra đi, ra đi trong lời vĩnh biệt!Thương tiếc nhà thơ tài hoa Thu Bồn, Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một vài kỷ niệm vaì tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp dành cho anh.                                                                TCSH

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNVề chính trị, ông được chữ nhất: Đại biểu quốc hội trẻ nhất (22 tuổi, khóa I năm 1946); Tổng thư ký Hội Nhà văn lâu nhất (1958 – 1989).Về văn nghệ, ông được chữ đa: đa tài, sáng tác nhiều lĩnh vực, và để lại dấu ấn: thơ (Người chiến sĩ, Tia nắng, Sóng reo), văn (Vỡ bờ), kịch (Con nai đen, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc), nhạc (Diệt phát xít, Người Hà Nội), tiểu luận (Mấy vấn đề văn học, Công việc của người viết tiểu thuyết).

  • ...Có 2 từ người Việt Nam hay dùng cho những người làm thuê các công việc cho người khác là: "Lê dương" và "Pắc chung hy". Chả biết từ bao giờ, bạn bè gọi tôi là "Kha lê dương" bên cạnh các biệt hiệu khác như "Kha điên", "Kha voi", "Kha xe bò miên". Là gì thì cũng vẫn là Kha. Thiếu em ư? Đúng ra là tôi không thể sống thiếu tình yêu như một câu thơ tôi đã viết: "Điều khốn nạn là không thể nào khác được - không thể không tình yêu, không tin ở con người"...

  • ... Với giới văn nghệ sĩ thừa Thiên Huế, nhà văn Nguyễn Đình Thi là người anh lớn, rất thân thiết và gần gũi qua nhiều năm tháng. Anh là tấm gương sáng trên nhiều lĩnh vực sáng tác, quản lý, hoạt động phong trào... Đã có nhiều tác động tích cực, ảnh hưởng tốt đẹp cho một số cây bút ở Thừa Thiên Huế; đồng thời đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong đời sống văn học Thừa Thiên Huế.Sự ra đi của nhà văn Nguyễn Đình Thi là một tổn thất lớn đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà, để lại cho chúng ta niềm tiếc thương vô hạn.... Sự nghiệp sáng tạo văn học nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Đình Thi vẫn sống mãi với chúng ta!                                 (Trích điếu văn của nhà thơ Võ Quê)

  • ĐÀO DUY HIỆPGiáo sư, nhà giáo ưu tú Đỗ Đức Hiểu đã không còn nữa.Đã vĩnh biệt chúng ta một nhà sư phạm hiền từ, một nhà khoa học khiêm tốn và có nhiều phát hiện, một con người đầy lòng nhân ái, tin yêu cuộc sống và suốt đời đã sống vì cái đẹp của văn chương, nghệ thuật. Mười bảy giờ bốn mươi nhăm phút ngày 27 tháng 2 năm 2003 đã là thời khắc đó – cái thời khắc đã chia cách hai thế giới từ nay âm dương cách trở giữa giáo sư Đỗ Đức Hiểu với chúng ta. Ông đã để lại sau mình một cuộc đời dài nhiều ý nghĩa.

  • NGUYỄN HOÀNGTrong cuộc đời 83 năm của mình, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (BS.NKV) không chỉ một lần tình nguyện đem cuộc đời mình làm... vật thí nghiệm để có được một kết luận khoa học. Lần đầu, nửa thế kỷ trước, tại Pháp, sau 7 lần lên bàn mổ, cắt mất hẳn lá phổi trái, 1/3 lá phổi bên phải và 8 xương sườn (do bị lao mà thời đó chưa có thuốc chữa đặc hiệu), thấy rõ y học phương Tây không cứu được mình, BS. NKV đã vận dụng phương pháp Yoga của Ấn Độ và khí công của Trung Quốc trên cơ sở phân tích sinh lý, tâm lý và giải phẫu cơ thể con người, tự cứu sống mình, hình thành nên phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” ngày nay.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNVào dịp Tết Bính Thìn, Tết dân tộc cổ truyền đầu tiên sau giải phóng, Viện Đại học Huế nhận được một bưu thiếp chúc Tết đặc biệt của vị Thủ tướng kính mến thời đó - Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhà trường đã cho viết to bức thư của Thủ tướng viết sau cánh thiếp lên một tấm bảng lớn, trân trọng đặt tại Hội trường của Viện Đại học Huế.

  • TÔ NHUẬN VỸTôi có một cái va ly nhỏ dùng để đựng những vật kỷ niệm, những thư từ, những bức ảnh quý nhất của mình. Trong số kỷ vật quý giá đó, có bức thư của anh Tố Hữu gửi tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, tháng 3/1987, kèm theo là bài thơ Nhớ về anh được đánh máy trên giấy Pơ luya vàng nhạt, kiểu chữ ở một cái máy nào đó mà  mới nhìn biết ngay là từ một cái máy chẳng lấy gì làm tốt, để "Kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh mồng 7 tháng 4 của đồng chí Lê Duẩn”.

  • LÊ MỸ Ý ghi                (Trích)Khi tôi đến, hai ông đang ngồi chiếu rượu trong căn hộ chung cư sáu tầng cao ngất ngưởng. Căn phòng như được ghép bằng sách. Trên tường, ảnh Văn Cao đang nâng ly và bức sơn dầu "Tuổi Đá Buồn" Bửu Chỉ vẽ Trịnh Công Sơn dựa vào cây đàn ghita ngóng nhìn vô định. Ngẫu nhiên tôi trở thành người hầu rượu, nói đế cho cuộc đối thoại ngẫu nhiên của hai ông...

  • MAI VĂN HOANThầy giáo dạy văn                                      Tặng Mai Văn HoanHộ tập thể nằm trên gác xépCăn phòng thanh đạm, có gì đâu!Một chồng sách cũ, dăm chai nướcMột chiếc bàn con, một bếp dầu...

  • THANH THẢOThái Ngọc San khác với một số người bạn Huế mà tôi chơi: anh ít nói, ít nói đến lặng thinh, ít nói nhiều khi đến sốt cả ruột. Nhưng nhiều lúc, vui anh vui em, rượu vào lời ra, San cũng nói hăng ra phết. Những lúc ấy, cứ nghĩ như anh nói để giải toả, nói bù cho những lúc im lặng.

  • PHAN HỮU DẬTLTS: GS.TS Phan Hữu Dật là người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, TT Huế, hiện nghỉ hưu tại Hà Nội. Giáo sư từng là Trưởng ban phụ trách Đại học Văn khoa Sài Gòn (1976), Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Hà Nội (1985-1988). Bài viết dưới đây do Giáo sư đọc trong Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Vĩnh Mai (1918-2008), như một sự tri ân đối với người mà Giáo sư xem như là người thầy, người thủ trưởng, người đồng chí... với những tư liệu mới mẻ và góc nhìn thấu đáo. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài viết này cùng bạn đọc.

  • NGÔ MINHTác phẩm văn học nghệ thuật là sáng tạo của mỗi tác giả hội viên; đồng thời là thước đo hiệu quả hoạt động của Hội trong một nhiệm kỳ. Nói cách khác, tất cả mọi hoạt động của Hội đều hướng về hội viên, hướng về việc làm sao để có những tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng ngày càng cao. Nếu không thì sinh ra Hội để làm gì?

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOVà tôi đã rời xa Huế vào những ngày mà chính tôi cũng không muốn một chút nào. Có lẽ, không ai trách được sự sắp xếp và an bài của cuộc sống. Dù rằng Huế đối với tôi là ân nghĩa, là những kỷ niệm khó phai thì rồi cũng phải tự tạ từ. Trong sâu thẳm đáy lòng, khi nhìn những đêm trăng phả xuống thành phố tôi đang sống, tôi lại quay lòng nhớ Huế, dẫu một chút thôi, hơi thở của tôi đã không được đắp bồi bởi Huế.

  • VÕ MẠNH LẬPTôi đọc một bài. Không! Chỉ là một đoạn nhưng vừa đủ ngẫm - mà thú vị. Đó là cô gái với cái tên quen mà lạ. Cô ta phân bày quê chôn nhau cắt rốn xa xa ngoài tê tề. Cha mẹ cô đèo bòng vô ở tại một thị xã miền Trung. Sau cùng cô lại ở Huế học hành, lớn lên, đôi lúc bạn bè xa đến cứ ngỡ cô là Huế ròng.

  • L.T.S: Nhà thơ, nhà báo Thái Ngọc San sinh năm 1947 tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình nguyên Thư kí Toà soạn Tạp chí Sông Hương, chuyển công tác qua phụ trách văn phòng liên lạc báo Thanh Niên tại T.T. Huế đã từ trần vào lúc 0giờ 45 phút ngày 25.7.2005 sau một tai nạn giao thông oan nghiệt.Thương tiếc anh, Sông Hương mở thêm trang để bạn bè, đồng nghiệp cùng chia sẻ và thắp nén tâm hươngKhi chúng tôi được tin buồn về anh San thì số báo tháng 8 đã in xong; Tình thế “chữa cháy” này không sao tránh khỏi những bất cập, mong các tác giả cùng quý bạn đọc lượng thứ.

  • L.T.S: Đại hội VHNT Thừa Thiên Huế lần thứ X sẽ được tổ chức vào cuối tháng 8 năm nay. Để đại hội có tiếng nói dân chủ rộng rãi, TCSH xin “dành đất” cho các anh chị hội viên, các bạn đọc quan tâm tham gia ý kiến trao đổi về nghề nghiệp, về hoạt động của Hội, về tổ chức hội v.v...Ngoài các ý kiến đã đăng tải trên số này, chúng tôi sẽ tiếp tục in thêm các ý kiến khác trong số tới

  • ĐÔNG HÀTôi không sinh ra ở Huế, nhưng với tuổi đời chưa quá ba mươi mà đã hơn hai mươi năm sống ở đất Kinh thành, đó cũng một sự gắn bó không thành tên.

  • THU NGUYỆT                (Trích tham luận tại Đại hội VII  Hội Nhà văn Việt Nam)