Mắc kẹt ở Đà Nẵng: Lo lắng và thích nghi

09:58 25/08/2020

Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

Nhiều hoạt động từ thiện diễn ra trong mùa dịch Covid tại Đà Nẵng làm ấm lòng người dân. nguồn ảnh baochinhphu.vn

Tôi thận trọng hỏi rất kỹ các thông tin như người đó ở đâu? Làm gì? Sao lại phát hiện bị nhiễm? tin này do đâu cung cấp? đã chính thức trên truyền thông chưa?... vài phút sau, messenger của tôi tràn ngập các tin do các báo điện tử khác nhau đăng tải về việc Đà Nẵng chính thức phát hiện một ca nhiễm trong cộng đồng do bạn bè gửi kèm tin nhắn hỏi tình hình gia đình tôi thế nào? Có biết việc có người bị Covid chưa? Đã về Hà Nội chưa?… rồi cô bạn thân nhất làm tại sân bay Nội Bài gọi điện giọng rất khẩn cấp: “Mày về chưa? Về ngay đi, khách du lịch tại Đà Nẵng đổi vé để về nhiều lắm. Lây nhiễm trong cộng đồng tùm lum hết rồi còn ở đó làm gì? Chẳng rõ nguồn lây ở đâu, tự dưng có người đến bệnh viện khám mới lòi ra bị Covid thì chắc chắn là cả ổ dịch trong đó rồi, về mau đi”. Nó dập cụp máy sau khi tua một tràng dài như tên bắn. Tai tôi nghe ù ù, không rõ nhiều từ, nhưng rõ nhất là “về đi” cứ lặp đi lặp lại. Thế là thế nào? Sao tự nhiên lại có người nhiễm Covid trong cộng đồng? Việt Nam mình phòng dịch tốt lắm mà? Nhà tôi lại vừa mới đi Hội An chơi, tung tăng ở khu Sunwel cả tối, đi ăn ở mấy nhà hàng thường ăn. Con tôi chiều nào cũng đi biển hoặc công viên. Ông, bà nội còn lên kế hoạch để bù đắp cho thời gian nhớ cháu bằng 1 danh sách dài các điểm vui chơi trong thành phố. Chồng tôi đã book vé tại một resort gần đó để thưởng cho con gái tôi nhân dịp sinh nhật cháu 3 tuổi. Và quan trọng hơn, ba chồng tôi đang được chuẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, tôi mong muốn cho các cháu ở lại chơi với ông nhiều nhất có thể. Thế rồi, đùng một cái…. Giờ sao đây?

Chiều ngày 24/7, một cuộc khủng hoảng hàng không theo đúng nghĩa đã diễn ra ở sân bay Đà Nẵng. Bản tin thời sự từ 4h giờ chiều liên tục phát ra thông báo về việc Đà Nẵng có người nhiễm virut từ cộng đồng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đã cho phép các hãng hàng không tăng chuyến bay nhiều nhất có thể để du khách tại ĐN có thể trở về địa phương. Hình ảnh chụp từ sân bay lan truyền khắp các fanpage trên cộng đồng mạng. Tôi và chồng không bỏ sót bất cứ thông tin nào, cố gắng bao quát được tình hình, cho dù biết đó là tin xào lại hoặc suy diễn theo kiểu “sắp thế này”, “sẽ thế kia”. Chúng tôi cũng đã cố gắng vào website của Việt Nam Airline để thử mua vé nhưng vô ích. Đường bay từ Đà Nẵng đi khắp các nơi đều được chuyển đến một đường link có video giới thiệu về văn hóa Việt Nam. Trong đầu tôi lúc này có một màn sương mù bao phủ? Điều gì đang diễn ra thực sự ở đây? Từng hàng người nối dài bất tận ở sân bay kiến tôi liên tưởng đến cảnh tượng ở Vũ Hán. Có khi nào Đà Nẵng trở thành Vũ Hán thứ hai? Chúng tôi có nên tháo chạy hay không? Về bằng cách nào bây giờ? Liệu tình hình có thực sự tồi tệ đến thế? Tại sao Thủ tướng lại cho phép tăng chuyến bay để du khách tháo chạy khỏi Đà Nẵng? Nhỡ chúng tôi về rồi ông nội có vấn đề gì thì không thể quay lại đây, chồng tôi lại là con trưởng? Phải làm sao bây giờ…. Tiếng chuông điện thoại liên tục vang lên. Em trai tôi gọi hỏi trong đó tình hình thế nào? Có cần em vào đón cả nhà về không? Ah đúng rồi, đi xe cá nhân thì sẽ về được. Lúc này hình như tôi đã bị cuốn vào một cơn bão với sự lo lắng, tính toán, cân nhắc giữa đi hay ở? Đi không được mà ở lại thì lo lắng.

Ngày hôm sau, và nhiều ngày hôm sau nữa, tivi liên tục đưa tin về các ca lây nhiễm nữa về dịch ở đây. Chúng tôi đến giờ không thể về được nữa. Thủ tướng đã ban hành lệnh cấm các chuyến bay đến và đi khỏi Đà Nẵng. Riêng thành phố Huế còn ra công văn không tiếp nhận công dân từ vùng dịch trở về. Trên đèo Hải Vân nhiều người đi xe máy, ô tô cá nhân đang vạ vật, năn nỉ lực lượng chức năng cho họ trở về Huế nhưng không có trường hợp nào được thông qua. Chính quyền Đà Nẵng ngay lập tức tuân thủ mọi quy trình cách ly, truy vết tìm F0, F1 bất kể ngày đêm. Các bệnh viện lớn như bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình sáng đèn liên tục, nội bất xuất, ngoại bất nhập, người dân bắt đầu chở các xuất ăn cứu trợ đến cho y bác sỹ ngày đêm túc trực. Tiếng còi cứu thương không dứt. Nhà tôi gần chợ Cồn, ngay trung tâm thành phố nên các chuyến xe đi ngả nào cũng gần như qua nhà. Đã có những người đầu tiên tử vong vì Covid trên nền bệnh lý nặng. Gia đình chúng tôi bắt đầu tiếp nhận các thông tin từ mọi phía, các thành viên liên tục bàn tán về tình hình. Chúng tôi bắt đầu rút vào cố thủ trong nhà, hạn chế mọi hoạt động ra ngoài không cần thiết.

Rút kinh nghiệm lần dịch đợt 1 tại Hà Nội, ngay sau khi ca bệnh đầu tiên công bố, tôi đã giục chồng đi mua nước rửa tay, khẩu trang, nước muối sinh lý, bỉm sữa cho con để tích trữ. Con trai tôi sinh ra tại bệnh viện Phụ sản trung ương vào ngày 31/3/2020, là ngày mà Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 16, giãn cách toàn xã hội. Tôi đã đặt tên con ở nhà là Bamboo nhằm mong con sau này có ý chí quật cường như cây tre trăm đốt. Bây giờ ở Đà Nẵng, thằng bé lại cùng với chúng tôi tiếp tục chống dịch. Gia đình tôi đang rút dần vào căn cứ địa tại gia và tự lên phương án cho việc giãn cách xã hội. Chúng tôi đang dần chấp nhận thực tại, nghe ngóng và phán đoán, hành động mọi việc theo sự chỉ dẫn của chính quyền thành phố nhưng cơ bản vẫn là bản năng sinh tồn dẫn lỗi. Chúng tôi rà soát lại lương thực trong gia đình và bắt đầu chia nhau đi chợ, siêu thị để tích trữ đồ ăn. Chỉ trong vòng một buổi chiều, mọi thứ đề đầy đủ, tủ lạnh cũng không thể chứa hết.

Mỗi buổi sáng, vào lúc 6h, tôi lại cầm cái điều khiển tivi, nghe bản tin công bố số ca nhiễm và số người chết. Tôi có con nhỏ, hầu như đêm không được ngủ đầy đủ, dậy sớm là bình thường. Nhưng kể từ ngày có dịch, tôi sợ cảm giác dậy sớm, nghe bản tin có người chết vì Covid. Mọi thứ đang giống như trong một cuộc chiến. Chúng tôi rà soát lại tất cả các cuộc tiếp xúc với người ngoài trong thời gian qua. Chúng tôi cố nhớ xem mình có lượn lờ vào nơi nào mà F1 đã đi qua hay không, rồi lại tự thở phào nhẹ nhõm. Trong gia đình không ai nói ra nhưng chúng tôi thực sự rất lo cho sức khỏe của ba chồng tôi. Nếu chẳng may có điều tồi tệ nào xảy ra, chúng tôi không thể hình dung nổi sau đó sẽ ra sao, sẽ phải làm gì và làm như thế nào? Chưa bao giờ các thành viên trong gia đình tôi phải trải qua những cảm giác như bây giờ.

Tính từ thời điểm phát hiện ca nhiễm đầu tiên đến giờ là chưa đầy một tháng. Chúng tôi đã dần thich nghi với tình hình dịch Covid. Tính đến hôm nay đã có hơn 370 người ở Đà Nẵng bị nhiễm, và cả nước đã có 25 người chết do liên quan đến Covid. Chúng tôi đã quen dần với các con số, nhưng may thay nó đang giảm dần. Bây giờ mọi việc xấu nhất nếu diễn ra chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý. Cơ bản chúng tôi tin vào chính quyền và cách họ quyết liệt dập dịch. Chúng tôi cũng rất tin tưởng vào năng lực tuyệt vời của các bác sỹ. Những người giỏi nhất ở Hà Nội và Sài Gòn đều đã có mặt ở đây, chúng tôi có quyền tin tưởng. Vì thế mà việc nhận phiếu đi chợ chia theo ngày chẵn lẻ cũng không có gì là quá bất tiện. Chúng tôi đón nhận mọi hạn chế với một tâm thế vui vẻ và bình thản. Tôi nghĩ các gia đình khác cũng thế. Hy vọng dịch sớm qua đi để chúng tôi có thể quay về với công việc thường ngày. Nhiều dealine đang chờ tôi ở Hà Nội.


Theo Thu Trang - VHNA

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.

  • Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.

  • Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…