MAI VĂN HOAN
Minh họa Lê Lợi và Nguyễn Trãi - Ảnh: internet
Lưỡi gươm oan nghiệt
Ngày hôm ấy đùng đùng sấm nổ
Cây vặn mình, chớp xé mây đen
Nước sông chảy nghẹn ngào, nức nở
Sóng ngoài khơi uất ức ào lên...
Người chính trực quặn lòng, không dám khóc
Chỉ âm thầm than thở với non sông
Môi mím chặt để khỏi trào nước mắt
Thương anh hùng đành nuốt lệ vào trong
Ở vườn quỳnh có lũ chim kêu hót
Chúng hiềm thù cây trúc đứng ngăn
Lời xúc xiểm của lũ chim hiểm ác
Để bất ngờ trúc bị chém ngang thân
Quân bạo chúa vung lưỡi gươm oan nghiệt
Máu đỏ bầm lịch sử đến nghìn năm
Nhân nghĩa thế mà Ức Trai bị giết
Bởi triều đình dung túng lũ bất nhân!?
Người tài đức bị vu oan giá họa
Lũ bất tài nắm quyền bính trong tay
Ghét ánh sáng, chúng hùa cùng bóng tối
Dùng kẻ gian, chúng gạt bỏ người ngay
Chữ an dân suốt một đời mơ ước
Tóc bạc rồi mà dân vẫn chưa an
Đêm thức trắng bởi nỗi lo dân nước
Thơ đọng buồn với bao tiếng oán than
Sống làm cây tùng coi thường giá rét
Thuốc trường sinh mong để lại cho đời
Cảm ơn thời gian công minh phán xét
Lòng Ức Trai vằng vặc giữa trời!
(SH316/06-15)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH