MAI VĂN HOAN
Minh họa Lê Lợi và Nguyễn Trãi - Ảnh: internet
Lưỡi gươm oan nghiệt
Ngày hôm ấy đùng đùng sấm nổ
Cây vặn mình, chớp xé mây đen
Nước sông chảy nghẹn ngào, nức nở
Sóng ngoài khơi uất ức ào lên...
Người chính trực quặn lòng, không dám khóc
Chỉ âm thầm than thở với non sông
Môi mím chặt để khỏi trào nước mắt
Thương anh hùng đành nuốt lệ vào trong
Ở vườn quỳnh có lũ chim kêu hót
Chúng hiềm thù cây trúc đứng ngăn
Lời xúc xiểm của lũ chim hiểm ác
Để bất ngờ trúc bị chém ngang thân
Quân bạo chúa vung lưỡi gươm oan nghiệt
Máu đỏ bầm lịch sử đến nghìn năm
Nhân nghĩa thế mà Ức Trai bị giết
Bởi triều đình dung túng lũ bất nhân!?
Người tài đức bị vu oan giá họa
Lũ bất tài nắm quyền bính trong tay
Ghét ánh sáng, chúng hùa cùng bóng tối
Dùng kẻ gian, chúng gạt bỏ người ngay
Chữ an dân suốt một đời mơ ước
Tóc bạc rồi mà dân vẫn chưa an
Đêm thức trắng bởi nỗi lo dân nước
Thơ đọng buồn với bao tiếng oán than
Sống làm cây tùng coi thường giá rét
Thuốc trường sinh mong để lại cho đời
Cảm ơn thời gian công minh phán xét
Lòng Ức Trai vằng vặc giữa trời!
(SH316/06-15)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI