Con mụ rõ là điêu, lòng đã ngả mùi mà vẫn nói là mới luộc lúc sáng. Hắn chợt thấy phía bụng trên trồi lên một cục to. Cái cục đó cuộn chạy xuống phía bụng dưới rồi thắt lại. Hắn ngồi bật dậy. Hình như trong nhà có tiếng động. Trộm à? Mùa hè, hắn thường ra nằm trên bể nước mưa trước sân, cửa không chốt, chỉ khép hờ. Đứa nào đã theo dõi biết được lẻn vào trộm quạt đây. Hắn nhẹ nhàng trườn xuống phía sau bể. Chuyến này ông cho thằng trộm to gan này biết tay. Muỗi nhiều quá. Cái lưng trần cứ phơi ra. Hắn ngồi im không dám cựa. Máu rần rật trong người. Phải kiên nhẫn. Hắn tự nhủ mình vậy. Sao lâu thế? Trong nhà chỉ có cái quạt là dễ lấy. Nó vác ngô lúa làm gì. Hay hắn cạy sập tìm tiền. Làm quái gì có tiền. Dạo này rảnh rang mùa vụ, hắn mới đi làm đá, đã bán được đâu. Vợ hắn giục "Bố mày không đi, người ta đập tan cái lèn rồi mới tiếc". Hắn lấn cấn. Không phải vì hắn nhác. Sức vóc như hắn làm đá mới thỏa. Với lại, có tiền ai không thích. Nhưng hắn mê tín. Các cụ trong làng nói hòn lèn này thiêng lắm. Mà thiêng thật. Hồi chống Pháp, cả làng này không còn một mống đàn ông. Đàn bà ở nhà làm ruộng, nuôi tằm. Vậy mà trận càn nào Pháp vào đến đầu làng đã chết như rạ. Không trời Phật thánh thần bắt chúng thì còn ai vào đó. Rồi những năm Mỹ ném bom miền Bắc, hòn lèn cứ trơ ra, sừng sững, hiên ngang, không mảy may sạt lở. Lại nữa, trong làng có ông lang Sằn chữa khỏi đủ thứ bệnh, mà thuốc có đâu xa, hái trong lèn này cả đấy chứ. Vợ hắn lại giục, hắn lại lần lữa. Trước đó, khi người ta mới bắt đầu khai thác, nung vôi bán đá cho người ngoài thị trấn xây nhà, hắn đã nghĩ đến chuyện đi làm. Độ này người ta xây nhà nhiều lắm. Cả một dọc ruộng dài ven đường quốc lộ xã đã bán đất, toàn nhà đang xây cả. Tám cái lò vôi ngày đêm nhả khói trắng thối hoăng hoắc mà vẫn không đủ vôi bán. Rồi ngày ngày xe ben, xe công nông chạy rùng rùng chở đầy đá, bụi tung bạc cả mái ngói. Hắn thấy cũng sốt ruột. Vợ hắn nói đúng. Không đi, người ta xơi tái cái lèn rồi lại tiếc. Nhưng hắn vẫn rờn rợn. Mạnh thọt là người đầu tiên rủ Năm cả với Thành loe chung nhau vốn xây lò vôi. Mạnh thọt bán con nghé tơ được hơn một triệu. Bọn kia thâý hắn quyết nên cũng liều. Ngay hôm dỡ lò vôi đầu tiên, thằng trai cả nhà Mạnh thọt thụt chân xuống lò bỏng nửa người dưới. Lang Sằn chữa đã ba tháng rồi mà vẫn chưa dậy được. Dân làng còn nói có đi được thì sau này lấy vợ cũng chỉ nuôi con người ta. Kế đó mấy ngày Thành loe lại bị đá lăn dập bét bàn chân trái. Nói đâu xa, tháng trước Năm cả trực đốt lò, vợ ở nhà ngủ với ông anh chồng. Hóa ra họ tình ý với nhau từ lâu, có cái lò vôi họ mới nhiều cơ hội. Cái làng này loạn từ khi phá lèn Voi. Có tí tiền, đàn ông sinh uống rượu, đàn bà sinh nhác ruộng vườn, trẻ con ti toe hút thuốc lá, đánh bạc. Anh em họ tộc thì đánh nhau vì tiền nong chung chạ rồi chia chác không sòng phẳng. Hắn sợ kể cũng phải. Con mụ Thìn béo lúc chiều nói toe toe: "Cái lèn Voi mà như cái nồi cơm Thạch Sanh thì thích nhỉ. Phạt góc nọ nó lại đùn góc kia. Được thế làng này khối nhà phất". Cụ Hà vác cuốc ngang qua nghe thâý chép miệng. Phất phơ gì. Thế làng này đẹp là có lèn Voi. Đầu làng gối lên lèn. Chân làng choãi ra cánh đồng. Dọc làng là đường quốc lộ.Thời chiến thì an toàn. Thời bình thì thuận hòa, yên ả. Cả cái huyện này mới có một hòn lèn.Quí quá. Không chỉ quí vì hiếm mà còn quí bởi vì tình. Những năm chống giặc không có những cái hang trong lèn Voi thì... Thế mà mới hơn ba tháng hòn lèn đã sạt gần một nửa. Những tảng đá xanh bị phạt lở ngổn ngang. Hòn lèn như cái đầu lâu ngoác rộng mồm lởm chởm những răng là răng. Ngày ngày nghe tiếng mìn nổ, nghe tiếng búa chan chát, ông Hà thắt hết cả ruột. Tháng trước ông có lên trên huyện gặp thằng bạn chiến đấu cũ nói với nó việc cứu hòn lèn. Nó ừ hữ: "Cái đâý là do xã, do làng trực tiếp quản lý. Ừ.Rồi thì huyện sẽ có biện pháp". Tổ sư nó, còn sống nguyên vẹn đến giờ phải biết ơn lèn Voi chứ. Ông Hà hậm hực ra về. Cũng chẳng trách dân được, không có tiền họ phải kiếm tiền. Đẹp đâu không biết. Di tích lịch sử đâu không biết. Một ngày đập đá cật lực được hai khối đá hộc, nổ mìn thì gấp bốn lần, một khối bán cho lò vôi được bảy nghìn, bán cho công nông, ô tô thì được bảy ngàn rưỡi. Làm gì ra. Ba đứa trẻ con đập mót đá dăm năm ngày một khối hai mươi ngàn. Tiền cả đấy chứ. Lao động chính đáng đấy chứ. Nhưng ông Hà cứ đau nhói. Bà Hà thở dài: "Ông già rồi, cứ đi lo lẩn thẩn. Người ta làm đá lấy tiền đấy chứ có ăn cắp ăn trộm gì đâu". Ông Hà quắc mắt: "Bà thì biết gì". Mồm cái đầu lâu ngày một ngoác ra. Cứ cái đà này chẳng bao lâu nữa đi tong cái lèn Voi. Thế là hết. Sau này có giàu lên, có nhiều tiền cũng không xây lại được. Ông Hà xót xa. |
NGUYỄN QUANG HÀ
DƯƠNG GIAO LINH
Bước chân Sinh sàn sạt trên đường cát giữa trưa oi nồng, thời tiết qua một trận mưa nước chưa thấm đất sau những ngày nắng nóng kéo dài.
MINH NGỌC
NGUYỄN THU PHƯƠNG
Tôi biết bố tôi tận đến lúc này vẫn không thể vui, nhưng rốt cuộc ông đã liên tiếp nhân nhượng tôi.
NGUYỄN DẬU
Chỉ một lần mà thôi
Em hỏi, anh không nói
Để cho em giận dỗi
Đôi lứa thành đôi nơi
Ê-XÊ-NHIN
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Tà dương bắt đầu trùm lên vùng núi đồi được phủ vô số bụi phong lữ đương trổ hoa đỏ thắm. Một mùi hương thầm kín cố hữu của một thành phố ven biển lan xa đến tận làng El Biar.
NGUYỄN LUÂN
Lâm có một thói quen vào những ngày cuối năm, thường tìm đến những vùng đất mới lạ thật xa nơi mình sống, để thưởng cái thú giao mùa của trời đất đang chuyển mình sang xuân.
NGÂN HẰNG
Tiếng gà gáy vang lên. Bầu trời vẫn một màu đen kịt. Hàng cau trước sân rì rào trong gió, những lá cau vững chãi vươn thẳng, thân cây nhẵn nhụi. Gió thổi mải miết trêu đùa, rồi ùa vào căn nhà tranh cũ kỹ. Ánh sáng le lói từ căn nhà hắt ra thành từng tia nhỏ qua những lỗ thủng trên vách.
PHẠM NGỌC TÚY
Tin siêu bão đài báo trước đó mấy ngày. Cả nhà ngồi chờ bão đến, My đi chợ ngày chủ nhật, lai rai mua mỗi ngày một ít thức ăn.
PHẠM GIAI QUỲNH
Huyên giật mình tỉnh dậy trong đêm; cơn giật mình tới thường xuyên, kéo dài trong nhiều năm, khiến cô luôn rơi vào tình trạng thấp thỏm.
CÁT LÂM
1. Tôi bắt đầu không còn sợ bóng tối nữa, nhất định là không. Khi nỗi buồn dâng lên đến ngộp thở thì bóng đêm chính là nơi nương náu cuối cùng. Điều ấy luôn đúng với tôi, một cô bé chẳng thể đi đâu nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
LÊ MINH PHONG
Mở mắt ra đi.
NGUYỄN NGỌC LỢI
Hỏng Phỉ - Dốc Ma bên sườn trái Pù Phỉ - Núi Ma. Rừng trên Pù Phỉ âm u rậm rạp lắm. Người Thái Lũng Xài già nhất cũng chưa đi hết cái Núi Ma ấy. Người ta không dám đi bởi nó âm u rậm rạp, bởi nó lắm hổ nhiều beo…
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
TRẦN NGUYÊN
- Mẹ ơi sao cha vẫn chưa về?
TRẦN BĂNG KHUÊ
NGUYỄN BẢN
Anh vừa ngồi xuống đi-văng, bỗng giật mình:
- Hello, things, all right? (1)
LÊ THỊ HOÀI NAM
Có ai đó đã quẳng vào hiên nhà tôi một con khỉ bị thương. Vốn là bạn chí thiết của ông chủ quán "cầy tơ bảy món", tôi liền nghĩ ngay đến món giả cầy bằng thịt khỉ.
NGUYỄN THÙY HOÀI DUYÊN
Uyên lại thức giấc lúc nửa đêm, cô nhìn vào những vệt sáng yếu ớt của đèn đường chiếu qua lớp kính cửa sổ. Uyên nhìn những giọt nước đang cố bám mình trên tấm kính nhưng cuối cùng chúng đều phải trượt xuống rồi vỡ tan trên mặt đất.
TRẦN BĂNG KHUÊ