Con mụ rõ là điêu, lòng đã ngả mùi mà vẫn nói là mới luộc lúc sáng. Hắn chợt thấy phía bụng trên trồi lên một cục to. Cái cục đó cuộn chạy xuống phía bụng dưới rồi thắt lại. Hắn ngồi bật dậy. Hình như trong nhà có tiếng động. Trộm à? Mùa hè, hắn thường ra nằm trên bể nước mưa trước sân, cửa không chốt, chỉ khép hờ. Đứa nào đã theo dõi biết được lẻn vào trộm quạt đây. Hắn nhẹ nhàng trườn xuống phía sau bể. Chuyến này ông cho thằng trộm to gan này biết tay. Muỗi nhiều quá. Cái lưng trần cứ phơi ra. Hắn ngồi im không dám cựa. Máu rần rật trong người. Phải kiên nhẫn. Hắn tự nhủ mình vậy. Sao lâu thế? Trong nhà chỉ có cái quạt là dễ lấy. Nó vác ngô lúa làm gì. Hay hắn cạy sập tìm tiền. Làm quái gì có tiền. Dạo này rảnh rang mùa vụ, hắn mới đi làm đá, đã bán được đâu. Vợ hắn giục "Bố mày không đi, người ta đập tan cái lèn rồi mới tiếc". Hắn lấn cấn. Không phải vì hắn nhác. Sức vóc như hắn làm đá mới thỏa. Với lại, có tiền ai không thích. Nhưng hắn mê tín. Các cụ trong làng nói hòn lèn này thiêng lắm. Mà thiêng thật. Hồi chống Pháp, cả làng này không còn một mống đàn ông. Đàn bà ở nhà làm ruộng, nuôi tằm. Vậy mà trận càn nào Pháp vào đến đầu làng đã chết như rạ. Không trời Phật thánh thần bắt chúng thì còn ai vào đó. Rồi những năm Mỹ ném bom miền Bắc, hòn lèn cứ trơ ra, sừng sững, hiên ngang, không mảy may sạt lở. Lại nữa, trong làng có ông lang Sằn chữa khỏi đủ thứ bệnh, mà thuốc có đâu xa, hái trong lèn này cả đấy chứ. Vợ hắn lại giục, hắn lại lần lữa. Trước đó, khi người ta mới bắt đầu khai thác, nung vôi bán đá cho người ngoài thị trấn xây nhà, hắn đã nghĩ đến chuyện đi làm. Độ này người ta xây nhà nhiều lắm. Cả một dọc ruộng dài ven đường quốc lộ xã đã bán đất, toàn nhà đang xây cả. Tám cái lò vôi ngày đêm nhả khói trắng thối hoăng hoắc mà vẫn không đủ vôi bán. Rồi ngày ngày xe ben, xe công nông chạy rùng rùng chở đầy đá, bụi tung bạc cả mái ngói. Hắn thấy cũng sốt ruột. Vợ hắn nói đúng. Không đi, người ta xơi tái cái lèn rồi lại tiếc. Nhưng hắn vẫn rờn rợn. Mạnh thọt là người đầu tiên rủ Năm cả với Thành loe chung nhau vốn xây lò vôi. Mạnh thọt bán con nghé tơ được hơn một triệu. Bọn kia thâý hắn quyết nên cũng liều. Ngay hôm dỡ lò vôi đầu tiên, thằng trai cả nhà Mạnh thọt thụt chân xuống lò bỏng nửa người dưới. Lang Sằn chữa đã ba tháng rồi mà vẫn chưa dậy được. Dân làng còn nói có đi được thì sau này lấy vợ cũng chỉ nuôi con người ta. Kế đó mấy ngày Thành loe lại bị đá lăn dập bét bàn chân trái. Nói đâu xa, tháng trước Năm cả trực đốt lò, vợ ở nhà ngủ với ông anh chồng. Hóa ra họ tình ý với nhau từ lâu, có cái lò vôi họ mới nhiều cơ hội. Cái làng này loạn từ khi phá lèn Voi. Có tí tiền, đàn ông sinh uống rượu, đàn bà sinh nhác ruộng vườn, trẻ con ti toe hút thuốc lá, đánh bạc. Anh em họ tộc thì đánh nhau vì tiền nong chung chạ rồi chia chác không sòng phẳng. Hắn sợ kể cũng phải. Con mụ Thìn béo lúc chiều nói toe toe: "Cái lèn Voi mà như cái nồi cơm Thạch Sanh thì thích nhỉ. Phạt góc nọ nó lại đùn góc kia. Được thế làng này khối nhà phất". Cụ Hà vác cuốc ngang qua nghe thâý chép miệng. Phất phơ gì. Thế làng này đẹp là có lèn Voi. Đầu làng gối lên lèn. Chân làng choãi ra cánh đồng. Dọc làng là đường quốc lộ.Thời chiến thì an toàn. Thời bình thì thuận hòa, yên ả. Cả cái huyện này mới có một hòn lèn.Quí quá. Không chỉ quí vì hiếm mà còn quí bởi vì tình. Những năm chống giặc không có những cái hang trong lèn Voi thì... Thế mà mới hơn ba tháng hòn lèn đã sạt gần một nửa. Những tảng đá xanh bị phạt lở ngổn ngang. Hòn lèn như cái đầu lâu ngoác rộng mồm lởm chởm những răng là răng. Ngày ngày nghe tiếng mìn nổ, nghe tiếng búa chan chát, ông Hà thắt hết cả ruột. Tháng trước ông có lên trên huyện gặp thằng bạn chiến đấu cũ nói với nó việc cứu hòn lèn. Nó ừ hữ: "Cái đâý là do xã, do làng trực tiếp quản lý. Ừ.Rồi thì huyện sẽ có biện pháp". Tổ sư nó, còn sống nguyên vẹn đến giờ phải biết ơn lèn Voi chứ. Ông Hà hậm hực ra về. Cũng chẳng trách dân được, không có tiền họ phải kiếm tiền. Đẹp đâu không biết. Di tích lịch sử đâu không biết. Một ngày đập đá cật lực được hai khối đá hộc, nổ mìn thì gấp bốn lần, một khối bán cho lò vôi được bảy nghìn, bán cho công nông, ô tô thì được bảy ngàn rưỡi. Làm gì ra. Ba đứa trẻ con đập mót đá dăm năm ngày một khối hai mươi ngàn. Tiền cả đấy chứ. Lao động chính đáng đấy chứ. Nhưng ông Hà cứ đau nhói. Bà Hà thở dài: "Ông già rồi, cứ đi lo lẩn thẩn. Người ta làm đá lấy tiền đấy chứ có ăn cắp ăn trộm gì đâu". Ông Hà quắc mắt: "Bà thì biết gì". Mồm cái đầu lâu ngày một ngoác ra. Cứ cái đà này chẳng bao lâu nữa đi tong cái lèn Voi. Thế là hết. Sau này có giàu lên, có nhiều tiền cũng không xây lại được. Ông Hà xót xa. |
DƯƠNG PHƯỚC THU
Truyện ngắn dự thi
Kìa, lão đang đứng trước mắt chúng tôi đây, tay ngửa ra xin của bố thí, và đợi chờ một chút ân huệ nhỏ nhoi...
TRƯƠNG QUỐC TOÀN
Lạ quá. Mùi hương thoang thoảng từ đâu theo gió đến đây. Một ngôi nhà nhỏ vách và mái đều từ lá tranh có sẵn trên núi.
HÀ KHÁNH LINH
Thuở còn tiệm đế, đức Thái Tổ Cao Hoàng đế đã bôn ba tạo dựng cơ nghiệp - Vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật nhiều phen.
TRƯƠNG CÔNG DŨNG
I
Những ngày đầu ở thôn Phước Quả tôi không "bắt rễ" vào được một gia đình nào cả. Trước khi phân công tôi về đây, Trần Quốc Nghĩa - đội trưởng đội công tác kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân quản xã - cho tôi biết sơ bộ tình hình của thôn.
NGUYÊN NGUYÊN
Chúng tôi vẫn tiếp tục rảo bước, dọc đại lộ hoang vắng, vẻ như nàng vẫn chưa có dấu hiệu muốn dừng lại. Bởi trước đó nàng nói, khi nào tới gần quảng trường thì dừng lại, nhưng chúng tôi đã đi qua quảng trường cách đây năm phút rồi.
PHÁT DƯƠNG
Giờ ai còn rảnh rỗi ngắm mặt trăng nữa? Người ta bị giá đồ ăn và những thứ lặt vặt bủa vây.
NGUYỄN TOÀN THẮNG
Đinh Tú nhiều năm đèn sách siêng năng, nhưng không hiểu sao thi lần nào trượt lần ấy.
DƯƠNG GIAO LINH
Con dâu nhanh nhảu ra đỡ chiếc làn trên tay bà:
- Nay mẹ có mua như con bảo không ạ?
CÁT LÂM
1.
Cảm giác thức giấc phải đối mặt với lo sợ hoặc buồn phiền thật là khó chịu. Giấc mơ đêm qua không nhớ nổi mình mơ gì.
BẠCH LÊ QUANG
1.
Mấy năm về hưu, cõi người chộn rộn, xa xôi, giáo Nghĩa dặn lòng, thôi thì, thân thoái, về với chim chóc, cỏ cây. Tự tâm, ông nghĩ, có khi, muông thú, tiếng chim, hoa và lá lại có chỗ hơn người.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Mưa quất ràn rạt trên đầu. Mưa như xói cát vào mắt cay xè. Thanh nhoài mình ra cố nắm lấy hai bàn tay bé nhỏ mềm mại đang chới với đưa lên từ mặt nước. Con đò nhỏ mỏng manh chao đảo chực lật úp. Và mảng chớp lòa trước mắt kèm theo tiếng nổ khô khốc chụp xuống hất anh ngã nhào...
Hòa Vang - Luân Lâm - Dương Thành Vũ
PHẠM GIAI QUỲNH
1.
Đây là một nơi như thế, Viễn buông một câu không đầu không cuối khi xách hành lý của Khanh lên và dẫn cô vào trong nhà nghỉ tạm.
TÔN NỮ DẠ LY
Ly cảm giác mình như bị xé toang da thịt. Bầu trời đêm như mọi khi, vẫn không vỗ về cô, nó để cô lạc lõng, cô đơn như những hạt mưa, như những cơn gió đông vẫn đang mải mê với điệu vũ của chúng ngoài kia.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Ngày cha mất, mắt mẹ buồn như cơn đông miền núi Khước. Tôi vân vê những trái sầu bám riết bên ngực, bất lực nhìn đó đeo bám suốt quãng đời từ khi mở mắt.
TRẦN QUỲNH NGA
Tôi mở cửa, vứt cái ba lô to kềnh xuống sàn nhà rồi nằm vật ra giường. Tưởng sẽ ngủ được một giấc nhưng rồi không thể chợp mắt được.
TRẦN BĂNG KHUÊ
MINH ĐỨC
(Tặng Tác giả và dịch giả Thiền Luận)
HÀ KHÁNH LINH
Giây phút của sự bí ẩn có khi lại bắt đầu bằng cả một cuộc đời được phơi bày trần trụi.
NGUYỄN THU PHƯƠNG
Vào lúc Tình sầu dứt, tiếng vỗ tay đây đó lác đác. Người đàn ông râu tua tủa ngồi ở cái bàn kê dưới gốc cây si rễ lòng thòng cách bàn chúng tôi chừng dăm mét vội vàng đứng dậy, đi nhanh tới khoảng sân nho nhỏ có mái che được quán thiết kế thành sân khấu, nghiêng người trao tặng hoa cho cô ca sĩ với vẻ trân trọng như một fans hâm mộ đích thực.