Lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường

15:08 17/04/2019

5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

Một góc thư viện xanh Trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Lan tỏa tình yêu sách

Theo số liệu của Bộ TT&TT, trong 5 năm qua, cơ sở giáo dục trên cả nước đã quyên góp được trên 11 triệu bản sách các loại cho thư viện nhà trường, cho HS nghèo. Đáng chú ý, nhằm khích lệ văn hóa đọc đồng thời tạo điều kiện cho các em nhỏ cơ hội được tiếp cận với sách báo, một số trường còn chủ động xây dựng mô hình thư viện xanh, tủ sách lớp học.

Chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình, trong năm 2017 đã triển khai thí điểm các dự án xây dựng thư viện thân thiện với nguồn kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Khác với các thư viện truyền thống, mô hình mở và thân thiện này đã làm thay đổi bộ mặt thư viện của các trường tiểu học đồng thời phát huy được hiệu quả tích cực trong việc khơi gợi niềm say mê đọc sách cho học trò.

Ngoài thư viện trong trường học, tại nhiều địa phương, phụ huynh cũng đã chung sức xây tủ sách cho con em mình. Trên cả nước đã có hơn 30.000 tủ sách được phụ huynh xây dựng trong đó: Thái Bình có 4.000 tủ sách; Nghệ An có 2.500 tủ sách; Thanh Hóa có 1.150 tủ sách; Hà Tĩnh có 1.100 tủ sách; Hải Phòng có 1.000 tủ sách... Điển hình nhất là Chương trình “Xây dựng 12.662 tủ sách lớp học tỉnh Nam Định” (được phát động trong Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3) đã xây dựng được 8.995 tủ sách lớp học ở các cấp học phổ thông.

Trong các thư viện đại học, nhiều hình thức, mô hình thư viện thân thiện, chuyển dịch không gian số, hình thành không gian chia sẻ, kết nối đã được triển khai, tiêu biểu như: Thư viện Tạ Quang Bửu (Đại học Bách khoa), Thư viện Đại học Tài chính Kế toán (Học viện Tài chính), Trung tâm Thông tin Thư viện Nguyễn Thúc Hào (Đại học Vinh), Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ, Trung tâm Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội…

Sách là hành trang không thể thiếu của HS, SV

 

Thúc đẩy văn hóa đọc

Cũng theo thống kê của Bộ TT&TT, 5 năm qua, các cơ sở giáo dục trên cả nước đã tổ chức được trên 240.000 hội thi, hội thảo, chuyên đề, tập huấn gắn với chủ đề về sách và văn hóa đọc; trên 50% cơ sở giáo dục tổ chức trưng bày triển lãm, giới thiệu sách gắn với từng chủ đề; trên 66 triệu lượt HS, SV và trên 4,7 triệu lượt cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên tham gia hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam. Tùy điều kiện từng vùng, miền mà các cơ sở giáo dục cũng chủ động xây dựng và triển khai tổ chức hoạt động khác nhau.

Có trường tổ chức quyên góp sách xây dựng tủ sách lớp học với phương châm “Góp một cuốn sách để con mình được đọc nhiều cuốn sách”; có trưởng tổ chức thi viết nhật ký về những cuốn sách; hội trại sách; có trường tổ chức hướng dẫn cha mẹ, ông bà cùng đọc sách và kể chuyện cho trẻ; tổ chức “Ngày hội đọc sách” theo chủ điểm hoạt động từng tháng hoặc theo các chủ đề phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS; các câu lạc bộ về sách và đọc sách; tổ chức không gian học tập thân thiện, an toàn với “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”… 

Phát triển văn hóa đọc ở các cơ sở giáo dục đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong suốt 5 năm qua. Tuy nhiên, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho HS, SV về vai trò của văn hóa đọc; tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đọc… cho các em. Sẽ thật ý nghĩa nếu những thư viện xanh, thư viện thân thiện được “phủ sóng” rộng hơn; các đầu sách ngày một phong phú, chất lượng; hoạt động văn hóa đọc được triển khai sâu, đa dạng và không chỉ dừng lại ở những kỳ cuộc, phong trào… Có như thế văn hóa đọc mới thực sự bám rễ sâu.

Theo Đăng Sơn - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.

  • Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.