Lá phiếu, niềm tin và sự kỳ vọng

14:37 19/05/2011
Trong tháng Năm này, cả nước tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Toàn thể nhân dân sẽ tích cực tham gia bầu cử. Khi cầm trên tay lá phiếu đi bầu, ngoài quyền và nghĩa vụ của công dân, cử tri còn gửi gắm niềm tin và cả sự kỳ vọng vào mỗi đại biểu do mình chọn lựa.

Niềm tin từ những lá phiếu mà cử tri sắp đi bầu còn là sự nhắc nhở trách nhiệm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, theo nguyên tắc nhất quán theo tư tưởng của Hồ Chủ tịch: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân, bao nhiêu quyền lực đều là của dân, chính quyền từ xã đến trung ương đều do dân cử”.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Bác Hồ đi bỏ phiếu bầu cử. Ảnh tư liệu

Ý nghĩa của niềm tin đó trở nên lớn lao hơn khi nó được thể hiện giữa lúc đất nước đứng trước thời cơ, vận hội mới để phát triển, vừa có nhiều thuận lợi song cũng lắm thách thức. Và vì thế, đây chính là lúc biểu lộ sự đồng thuận toàn xã hội trước những thành tựu đạt được, với niềm tin vận nước đang đến.

Đất nước còn nghèo, cuộc sống thì muôn hình muôn vẻ, khó lòng đáp ứng đầy đủ mọi ý nguyện, cho dù rất chính đáng của nhân dân. Cử tri biết điều ấy và cũng đã hoàn toàn có thể thông cảm với Đảng, Nhà nước, với những người đại biểu do chính mình bầu ra. Nhưng cử tri cũng đòi hỏi các đại biểu phải dốc sức hơn nữa, đầu tư tâm huyết và thời gian hơn nữa cho sự phát triển của đất nước. Cái mà cử tri cần, mong đợi ở mỗi phiếu bầu là tình cảm, ý thức trách nhiệm của mỗi đại biểu. Khi cầm lá phiếu để chọn lựa người đại biểu cũng chính là lúc nhân dân đặt trọn niềm tin, hy vọng và gửi gắm rất nhiều điều...

Nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua đã tạo nên được niềm tin của nhân dân. Trong nghị trường, mỗi dự thảo luật hay chính sách mới được đưa ra bàn thảo, xin ý kiến tại Quốc hội cũng đã mở ra những cuộc tranh luận rất “nóng”, song quyết định cuối cùng chỉ có thể được đưa ra khi nó đem lại lợi ích cho dân cho nước. Chính sức “nóng” và sự tranh luận nhiều chiều ở Quốc hội đã tạo niềm tin cho cử tri. Nghị trường không phải là nơi các đại biểu đến để làm hài lòng nhau mà là nơi để tập trung trí tuệ thảo luận vì lợi ích của tổ quốc và nhân dân. Chính các hoạt động của Quốc hội thông qua không khí tranh luận dân chủ, thẳng thắn đã tạo nên sự phát triển tốt hơn và công việc điều hành đất nước có chất lượng hơn. Văn hóa tranh luận tại nghị trường trước khi tiến hành biểu quyết cho thấy Quốc hội đã thật sự là của dân, do dân và vì dân.

Với lá phiếu đi bầu vào ngày 22.5 sắp đến, cử tri mong muốn được thấy một nhiệm kỳ Quốc hội mới có tính phản biện cao hơn và nhiều chiều hơn nữa, không có tình trạng thiếu quyết liệt đối với những vấn đề hãy còn thấy chưa ổn và còn cần phải tính toán.

Kỳ vọng đó, niềm tin đó cũng được cử tri đặt vào các đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, nơi sẽ quyết định các vấn đề lớn cho sự phát triển của từng địa phương, từng vùng đất. Một vùng đất phát triển theo hướng hiện đại, đòi hỏi hội đồng nhân dân của vùng đất đó phải mạnh, đủ năng lực, đủ trí tuệ để hoạch định các chính sách phát triển một cách hài hòa, vì ích lợi số đông và ích lợi dài lâu. Việc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp rất quan trọng bởi sự phát triển nhanh hay chậm, toàn diện hay phiến diện, phát triển bằng mọi cách hay phát triển có tính toán đến tác động lâu dài trên các mặt môi trường và văn hóa hết sức cụ thể... của vùng đất, đều gắn rất chặt với sức “nóng” của nghị trường của hội đồng nhân dân vùng đất đó, gắn rất chặt với trí tuệ tập thể của các đại biểu hội đồng. Một vùng đất phát triển hiện đại là vùng đất mà ở đó, mỗi người dân trở nên giàu có nhờ các chính sách đầu tư phát triển nền kinh tế chứ không phải nhờ vào sự chi viện lớn của trung ương, hoặc nhờ vào việc bán tài nguyên, đất đai hay nhận viện trợ từ bà con thân thuộc ở nước ngoài. Để một vùng đất thật sự phát triển đúng nghĩa đồng đều trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đòi hỏi phải có một bộ máy chính quyền có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, phát huy được mọi tiềm năng của nhân dân, đồng thời tiếp thu được những thành tựu khoa học – công nghệ của thế giới và phát huy được những tinh hoa văn hóa của vùng đất, của xứ xở, của nhân loại... Bộ máy đó, do hội đồng nhân dân bầu ra các chức danh lãnh đạo chủ chốt, là thước đo năng lực và trí tuệ của các đại biểu.

Nhân dân Thừa Thiên Huế đang mong muốn vùng đất giàu truyền thống của mình sớm phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Theo đó, cử tri Thừa Thiên Huế khi cầm lá phiếu đi bầu hội đồng nhân dân các cấp, tức cũng đem theo sự mong mỏi về việc làm sao để tiếp tục xây dựng vùng đất này sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương, sớm trở thành một vùng đất mạnh về kinh tế, giàu về tri thức, đẹp về văn hóa.

Khi cuộc bầu cử thành công cũng là lúc mà các đại biểu bắt đầu thể hiện những gì mà cử tri từng tin tưởng và khát vọng, là lúc sự kỳ vọng sẽ đặt trách nhiệm lớn và nặng nề trên vai những người đại biểu của dân. Họ phải làm gì và làm thế nào để đáp ứng tâm tư tình cảm và mong đợi của cử tri? Đó là một câu hỏi đầy thách thức song cũng rất vinh quang cho những người có trách nhiệm, hết lòng hết sức yêu xứ xở, yêu đất nước của mình.

TRƯỜNG AN
(267/5-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.

  • Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

  • Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.

  • Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

  • Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.

  • Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

  • Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.

  • Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.  

  • Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

  • Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.

  • Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

  • ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

  • Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?

  •  Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.

  • Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

  • Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ… 

  • Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

  • Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.

  • Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!