Ký ức hương trà

15:01 30/11/2009
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ                                        Tạp bútNhư nhân duyên, như định mệnh, cuộc đời tôi như thu hết vào trong một chung trà. Tuổi thơ đã qua, bây giờ và sẽ mãi mãi, cuộc đời tôi luôn vương vấn một hương trà. Tôi thường hay nói đùa cùng bằng hữu rằng sinh ra và lớn lên được ướp trong hương trà, tôi cũng chỉ mơ một ngày về thiên cổ được vẫy tiễn linh hồn bằng một chén trà ngon, được chôn theo cùng là một bộ ấm trà quý nhất và được vẫn cùng người “hồng nhan tri kỷ” đồng ẩm tương phùng ở thế giới bên kia!!!

Suốt đời tôi vẫn lang thang đi kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống. Mãi gần nửa đời người tôi mới ngộ ra rằng, với riêng tôi, cái đẹp của đời tôi, niết bàn của đời tôi lại ở ngay trong cốc trà luôn nóng ấm thơm ngát giọt đắng trong tay. Trà là người bạn tri kỷ của tôi, là một phần trong tôi và một phần trong người tôi yêu dấu.

Tôi đã đi lang thang và vẫn còn phải lang thang mãi theo đuổi một làn hương, mà khởi đầu của hành trình bất tận ấy là từ trong ký ức. Hương vị trà đã ôm ấp, thấm đẫm, vương vấn tuổi thơ tôi. Ký ức thơm ngát hương trà của quê hương, gia đình và cha mẹ cùng tinh túy đất trời đã nuôi dưỡng tôi, cùng cho tôi hình hài và tâm cảm. Tôi vẫn mơ về nơi tôi đã bắt đầu...

Tôi còn nhớ, hồi xưa ba tôi vẫn được phân phối một hay hai lạng chè mỗi tháng, những lạng chè thời khó khăn được người ta đóng gói trong những lớp giấy mộc đen đen cũ cũ. Có trà, ông cụ thích lắm, cẩn thận cho hết vào trong cái lọ thủy tinh, bên ngoài còn bọc thêm một lớp giấy bạc. Cụ bảo là để chống ánh sáng, ánh sáng và độ ẩm sẽ làm cho chất lượng của chè giảm đi rất nhiều. Ông cụ còn là người rất thích chơi bài Tổ Tôm và uống trà đàm đạo với bạn bè vào mỗi ngày nhàn rỗi,  cái thú tiêu giao tao nhã này vào cái thời buổi ấy cũng thật là hiếm. Ngay từ tấm bé,  những hình ảnh ấy của Ba tôi đã có ảnh hưởng với tôi nhiều lắm.

Trong vườn nhà hồi ấy có trồng một cụm hoa Nhài, tuy không tốt tươi lắm nhưng vẫn cho hoa quanh năm. Bình thưòng ông cụ dậy rất sớm, lúc mà hoa Nhài đang còn ngậm sương đêm, cánh hoa vừa như hé nụ. Cụ cẩn thận hái từng búp hoa đang còn hàm tiếu cho vào cái cốc sạch trắng tinh. Sau đó đi vào nhà, cụ cẩn thận rửa bộ ấm chén bằng sứ Hải Dương thật sạch. Biết ý của cụ ông, sáng nào cũng vậy khi nghe tiếng ho trở dậy của ông là bà cũng dậy theo, vơ vội nắm rơm để đun cho ông một ấm nước sôi già để pha trà. Tôi không để ý, mà cũng không tham gia vào cái công việc này của hai cụ, nhưng cái hiện tượng ấy cứ lặp lại một cách êm đềm ngày này qua tháng nọ, bất kể là mùa nắng hay là mùa mưa bão của đôi “tình nhân” già kia vào mỗi sáng tinh mơ làm cho tôi có cảm giác vô cùng ấm cúng. Bữa nào ông cụ mệt trong người không dậy sớm uống trà được là tôi cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó lớn lắm, tựa như thiếu một tiếng chuông chùa xa vọng lúc mờ sương, hay tiếng gà gáy dập dồn vào mỗi sáng sớm. Sau này khi đã lớn, có rất nhiều lúc tôi còn cảm thấy cái thiếu của thời thơ ấu ấy là cái gì đó hơn thế nữa, mà tôi không thể định nghĩa đó là cái gì...

Rồi một ngày kia, xa nhà đi học, xa quê đi làm, phiêu bạt lên tận miền cao nguyên sương phủ, tôi vẫn luôn cảm nhận được một cách mơ hồ và dịu ngọt cái hương vị trà đẫm màu ký ức. Hương thơm toả ra từ chén trà sớm tinh khiết của ba tôi cứ vương vấn, quấn quýt trong mỗi góc nhỏ sâu kín trong tâm hồn, trong mỗi bước chân phiêu bạt của tôi trên hành trình lữ thứ vì cuộc sống và vì cả cái đẹp trong cuộc đời này. Xa rời mái ấm gia đình và làng quê Liễu Thượng, gởi lại “đôi tình nhân  già “cho cốc trà buổi sớm - vị ngọt lưu hương cho nghĩa trầu cau, đứa con út yếu đuối mà gan góc là tôi, lặng lẽ khăn gói lên đường về phương nam lập nghiệp, chỉ đem theo trong hành trang, trong tiềm thức hình bóng của mẹ cha, chỉ đem theo thoang thoảng hương vị của một cốc trà trong ký ức.

Đời người có muôn vàn mơ ước. Tôi cũng là một kẻ tham lam! Nhưng qua đi mọi phù phiếm của cuộc đời, còn lại trong tôi chỉ là một ước mơ giản dị như màu áo nâu bạc màu mà ba tôi thường mặc, như chiếc nón lá giãi dầm mưa nắng mẹ tôi vẫn đội trên đầu tảo tần khuya sớm vì chồng con. Tôi chỉ mơ ước một ngày kia cuối con dốc dài của cuộc đời mệt mỏi vì phiêu bạt, lại được về bên mái nhà xưa, về lại bên cội chè già cỗi, lại hái những nụ hoa lài tinh khiết còn quyện sương đêm... Tôi mơ thấy mình trong những tiếng ho khù khụ của tuổi già, với phong thái an nhàn, chậm rãi châm một bình trà sớm thơm nồng hương mai. Cũng vẫn thứ nước mưa đêm tích trữ đầy ắp ngọt ngào trong cái lu sành mẻ góc dưới gốc cau già kia, được múc lên bằng một cái gáo dừa cũ kỹ. Và nhất là cũng vậy, được đun sôi bằng một nắm rơm nhà quê cũ mà người bạn đời tri kỷ, giờ cũng đã già nua như tôi, đã hiểu ý mà đun và đồng ẩm bằng cả tấm tình già…

Cứ mãi thế, rồi con trai tôi, rồi cháu chắt của tôi... Mong sao cứ sẽ mãi được ướp trong hương thơm chén trà ký ức tuổi thơ.

T.G.N.M.Q
(248/10-09)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không còn nữa...

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                 Bút ký

    Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.

  • “Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
    Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.

  • VĨNH NGUYÊN

    Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm. 

  • NGUYÊN HƯƠNG  

    Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

  • TRU SA   

    Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

    Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.

  • BÙI KIM CHI

    Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                              Bút ký  

    Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?

  • LÊ BÁ ĐẢNG

    Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.

  • DƯƠNG THỦY
              Tùy bút  

    Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Một
    Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.

  • NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
                            Tạp bút

  • NGUYÊN SỸ
           Bút ký  

    Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.