Ký ức hương trà

15:01 30/11/2009
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ                                        Tạp bútNhư nhân duyên, như định mệnh, cuộc đời tôi như thu hết vào trong một chung trà. Tuổi thơ đã qua, bây giờ và sẽ mãi mãi, cuộc đời tôi luôn vương vấn một hương trà. Tôi thường hay nói đùa cùng bằng hữu rằng sinh ra và lớn lên được ướp trong hương trà, tôi cũng chỉ mơ một ngày về thiên cổ được vẫy tiễn linh hồn bằng một chén trà ngon, được chôn theo cùng là một bộ ấm trà quý nhất và được vẫn cùng người “hồng nhan tri kỷ” đồng ẩm tương phùng ở thế giới bên kia!!!

Suốt đời tôi vẫn lang thang đi kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống. Mãi gần nửa đời người tôi mới ngộ ra rằng, với riêng tôi, cái đẹp của đời tôi, niết bàn của đời tôi lại ở ngay trong cốc trà luôn nóng ấm thơm ngát giọt đắng trong tay. Trà là người bạn tri kỷ của tôi, là một phần trong tôi và một phần trong người tôi yêu dấu.

Tôi đã đi lang thang và vẫn còn phải lang thang mãi theo đuổi một làn hương, mà khởi đầu của hành trình bất tận ấy là từ trong ký ức. Hương vị trà đã ôm ấp, thấm đẫm, vương vấn tuổi thơ tôi. Ký ức thơm ngát hương trà của quê hương, gia đình và cha mẹ cùng tinh túy đất trời đã nuôi dưỡng tôi, cùng cho tôi hình hài và tâm cảm. Tôi vẫn mơ về nơi tôi đã bắt đầu...

Tôi còn nhớ, hồi xưa ba tôi vẫn được phân phối một hay hai lạng chè mỗi tháng, những lạng chè thời khó khăn được người ta đóng gói trong những lớp giấy mộc đen đen cũ cũ. Có trà, ông cụ thích lắm, cẩn thận cho hết vào trong cái lọ thủy tinh, bên ngoài còn bọc thêm một lớp giấy bạc. Cụ bảo là để chống ánh sáng, ánh sáng và độ ẩm sẽ làm cho chất lượng của chè giảm đi rất nhiều. Ông cụ còn là người rất thích chơi bài Tổ Tôm và uống trà đàm đạo với bạn bè vào mỗi ngày nhàn rỗi,  cái thú tiêu giao tao nhã này vào cái thời buổi ấy cũng thật là hiếm. Ngay từ tấm bé,  những hình ảnh ấy của Ba tôi đã có ảnh hưởng với tôi nhiều lắm.

Trong vườn nhà hồi ấy có trồng một cụm hoa Nhài, tuy không tốt tươi lắm nhưng vẫn cho hoa quanh năm. Bình thưòng ông cụ dậy rất sớm, lúc mà hoa Nhài đang còn ngậm sương đêm, cánh hoa vừa như hé nụ. Cụ cẩn thận hái từng búp hoa đang còn hàm tiếu cho vào cái cốc sạch trắng tinh. Sau đó đi vào nhà, cụ cẩn thận rửa bộ ấm chén bằng sứ Hải Dương thật sạch. Biết ý của cụ ông, sáng nào cũng vậy khi nghe tiếng ho trở dậy của ông là bà cũng dậy theo, vơ vội nắm rơm để đun cho ông một ấm nước sôi già để pha trà. Tôi không để ý, mà cũng không tham gia vào cái công việc này của hai cụ, nhưng cái hiện tượng ấy cứ lặp lại một cách êm đềm ngày này qua tháng nọ, bất kể là mùa nắng hay là mùa mưa bão của đôi “tình nhân” già kia vào mỗi sáng tinh mơ làm cho tôi có cảm giác vô cùng ấm cúng. Bữa nào ông cụ mệt trong người không dậy sớm uống trà được là tôi cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó lớn lắm, tựa như thiếu một tiếng chuông chùa xa vọng lúc mờ sương, hay tiếng gà gáy dập dồn vào mỗi sáng sớm. Sau này khi đã lớn, có rất nhiều lúc tôi còn cảm thấy cái thiếu của thời thơ ấu ấy là cái gì đó hơn thế nữa, mà tôi không thể định nghĩa đó là cái gì...

Rồi một ngày kia, xa nhà đi học, xa quê đi làm, phiêu bạt lên tận miền cao nguyên sương phủ, tôi vẫn luôn cảm nhận được một cách mơ hồ và dịu ngọt cái hương vị trà đẫm màu ký ức. Hương thơm toả ra từ chén trà sớm tinh khiết của ba tôi cứ vương vấn, quấn quýt trong mỗi góc nhỏ sâu kín trong tâm hồn, trong mỗi bước chân phiêu bạt của tôi trên hành trình lữ thứ vì cuộc sống và vì cả cái đẹp trong cuộc đời này. Xa rời mái ấm gia đình và làng quê Liễu Thượng, gởi lại “đôi tình nhân  già “cho cốc trà buổi sớm - vị ngọt lưu hương cho nghĩa trầu cau, đứa con út yếu đuối mà gan góc là tôi, lặng lẽ khăn gói lên đường về phương nam lập nghiệp, chỉ đem theo trong hành trang, trong tiềm thức hình bóng của mẹ cha, chỉ đem theo thoang thoảng hương vị của một cốc trà trong ký ức.

Đời người có muôn vàn mơ ước. Tôi cũng là một kẻ tham lam! Nhưng qua đi mọi phù phiếm của cuộc đời, còn lại trong tôi chỉ là một ước mơ giản dị như màu áo nâu bạc màu mà ba tôi thường mặc, như chiếc nón lá giãi dầm mưa nắng mẹ tôi vẫn đội trên đầu tảo tần khuya sớm vì chồng con. Tôi chỉ mơ ước một ngày kia cuối con dốc dài của cuộc đời mệt mỏi vì phiêu bạt, lại được về bên mái nhà xưa, về lại bên cội chè già cỗi, lại hái những nụ hoa lài tinh khiết còn quyện sương đêm... Tôi mơ thấy mình trong những tiếng ho khù khụ của tuổi già, với phong thái an nhàn, chậm rãi châm một bình trà sớm thơm nồng hương mai. Cũng vẫn thứ nước mưa đêm tích trữ đầy ắp ngọt ngào trong cái lu sành mẻ góc dưới gốc cau già kia, được múc lên bằng một cái gáo dừa cũ kỹ. Và nhất là cũng vậy, được đun sôi bằng một nắm rơm nhà quê cũ mà người bạn đời tri kỷ, giờ cũng đã già nua như tôi, đã hiểu ý mà đun và đồng ẩm bằng cả tấm tình già…

Cứ mãi thế, rồi con trai tôi, rồi cháu chắt của tôi... Mong sao cứ sẽ mãi được ướp trong hương thơm chén trà ký ức tuổi thơ.

T.G.N.M.Q
(248/10-09)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                            Bút ký   

    Nước non ngàn dặm ra đi
    Cái tình chi? 

  • LỮ MAI   
        Bút ký  

    Nơi những mái nhà sàn được phủ lớp rêu dày dễ đến nửa gang tay cứ thôi miên, hút hồn khách lạ. Nơi chim rừng hót vang từ sáng tới chiều.

  • PHẠM XUÂN HÙNG

    Tôi nghĩ chắc hiếm có nhà văn, nhà thơ nào thành danh mà trong sự nghiệp sáng tác lại vắng bóng cây cỏ. Sở dĩ loài thực vật thấp bé như cỏ lại trở thành đối tượng mỹ học là nhờ vào những yếu tính trái ngược, thậm chí phi lý nhưng vẫn tồn tại.

  • HỒ NHIÊN  

    Những ngày mới tinh mơ đã đầy nắng. Nắng thấm vào sương làm rực lên sắc hồng ảo diệu. Thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp thật giản đơn, và con người chỉ đủ năng lực chuyển tải thông điệp về cái đẹp đó bằng các loại hình nghệ thuật, và điều đó xem như chiếc cầu nối để đưa mỗi ai trở về chiêm ngắm thứ vốn sẵn trong trời đất.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG  
                        Bút ký  

    La Habana là thủ đô của đảo quốc Cuba. Tôi thăm La Habana dịp thành phố rộn ràng chuẩn bị kỷ niệm 500 năm tuổi. Những gì tôi thấy ở đây khác xa với những gì tôi từng mường tượng.

  • ĐÔNG HÀ

    Thường trong thời gian của cuộc đời, người ta hay dành riêng khoảng thời gian đáng trân trọng nhất, đó là những ngày đầu năm mới, để nói về muôn sự.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi vẫn nhớ, chưa bao giờ quên, bài ca dao Mười quả trứng. Bài ca dao được hát lên từ phiên chợ Kẻ Diên nghèo, một vùng quê Bình Trị Thiên khắc nghiệt.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
                               Bút ký   

    Chỉ mấy ngày mưa dồn dập, trắng trời quê hương, tang thương lại gieo lên mảnh đất nghèo khó mỗi lần lũ về.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Bút ký

  • ĐÔNG HÀ      
        Tản văn  

    Nếu mỗi đời người dành ra một quãng thời gian để lưu giữ ký ức, tôi tin rằng, ký ức của mỗi người là một cái nhà kho khổng lồ.
     

  • LÊ THỊ MÂY
              Bút ký

    Thật khó lòng quên anh, người bạn cùng đi chuyến tàu Thống Nhất từ Hà Nội vào Sài Gòn.

  • ĐẶNG YÊN
             Bút ký

    Với Hương Trà, những điều tưởng chừng quên lãng về một vùng đất nhiều tiềm năng đã sống dậy. Cái xưa và cái nay trộn lẫn giữa làn ranh văn hóa và ý thức, tính bất toàn và biến đổi, giữa cổ kính và hiện đại.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
                                    Bút ký  

    Huế được xem là một thành phố vườn, cả thành phố là một công viên lớn, ở đâu cũng thấy được một màu xanh mát dịu của cỏ cây, sông, hồ, đồi núi.

  • TRUNG SƠN
                 

    Trong đời viết văn làm báo, lần đầu tôi "đi thực tế" không phải với các bạn đồng nghiệp, cũng không có ai đưa rước, mà đi cùng "bà xã" của tôi - một cô giáo đang loay hoay chưa biết tìm việc gì làm thêm để bù đắp khoản tiền lương ít ỏi của mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   

    Ngày cuối năm, tiếng còi tàu vang bên sân ga cũ bận rộn những chuyến đi về. Cái màu vôi đỏ trong đêm, bóng người vội vã dưới hàng sứ trắng nở tàn lặng lẽ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    Thiên hạ đang náo nức đủ tin sốt nóng, sao lại đi nói chuyện mít? Cũng do trên trang mạng một tờ báo lớn mới đây có bài “Dân mạng thế giới xôn xao vì trái mít”; nguồn tin gốc lại là một trang mạng của Mỹ! Nhiều vùng quê Việt Nam mình đang vào mùa mít, nhà tôi lại sở hữu 2 cây mít năm nào cũng trĩu quả, cần chi tìm xem chuyện bên Mỹ?

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Thuở bé, mỗi lần đứng trước chiếc tủ gỗ sơn màu xanh ngọc khiêm tốn nép cuối góc nhà, tôi trải hồn mình cùng bức tranh khắc những nét chân phương về một ngã ba sông bằng lặng, mênh mông với những ngọn núi trập trùng cao thấp tầng mây làm hậu cảnh.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            Bút ký

    Nhắc tới vùng đất miền tây Gio Linh, trước mắt tôi hiện ngay ra những trái mìn nổ bất ngờ trong thời bình.

  • VĨNH NGUYÊN  
                 Hồi ký  

    Boong tàu lau xong sạch bóng. Toàn thể mọi người tập trung boong trước ăn sáng. Ăn xong, tôi cùng một số anh em cụm lại (cũng ở boong trước) nghe đài tiếng nói Việt Nam. Hồi ấy, toàn phân đội, tàu nào cũng được phát một cái đài orionton để nghe tin tức, nghe chương trình ca nhạc vào những giờ nghỉ…