Shun Medoruma (sinh năm 1960) là một trong những nhà văn đương đại quan trọng nhất của Okinawa, Nhật Bản. Ông được giải Akutagawa Prize năm 1997 với truyện ngắn “Giọt nước” (Suiteki).
Nhà văn Nhật Bản Shun Medoruma - Ảnh: internet
SHUN MEDORUMA
Một tấm kính cửa sổ vỡ. Tôi mở cửa sổ phòng ngủ của tôi và đảo mắt nhìn xuống đường phố. Một gã đàn ông đang chạy trốn. Dưới bàn ăn trong bếp tôi thấy có một hòn đá cỡ nắm tay em bé. Tôi lấy mũi giày đẩy các mảnh kính vỡ lớn thành một đống vào cạnh vách tường, rồi lấy chổi quét các mảnh vỡ vụn. Tôi không muốn chạy máy hút bụi vào giữa đêm, vì vậy tôi để nó ở đó và quay trở lại giường ngủ.
Anh thấy đó là ai không?
Vợ tôi hỏi, cô nằm quay lưng về phía tôi.
Anh không biết. Trông giống mấy gã trai trẻ.
Anh không đuổi theo nó à?
Gì cơ?
Nó chưa thể đi quá xa đâu.
Đồng hồ trên chiếc tủ đứng điểm 5. 15. Tôi mặc quần áo thể dục vào và đi ra ngoài. Không khí luồn vào phổi buốt lạnh. Tôi tự ôm mình lại cho ấm, tay để trong nách, và hướng theo chỗ gã đàn ông đã biến mất. Tất cả những ngôi nhà của khu dân cư đều tối. Không có ai xung quanh, mặc dù thỉnh thoảng tôi nghe thấy vài chiếc xe chạy qua đường phố. Khi gần tới các góc đường, thần kinh của tôi căng lên. Tôi nín thở và lắng nghe, sau đó nhảy ra, nhưng nhìn trở lại chỉ là một con đường vắng vẻ. Ở phía trước siêu thị thực phẩm có cái máy bán hàng tự động gắn chiếc đèn đỏ đang xoay phía trên cao. Tiếng vo vo của thiết bị điện tử như từ trong đầu tôi rỉ ra.
Tôi bắt đầu chạy bộ để cố gắng thoát khỏi những tiếng ồn nhưng nó có ở tất cả mọi nơi. Tôi từ từ dừng lại. Mồ hôi chảy ướt cả người. Tất cả các căn nhà trong khu vực này trông giống nhau, và mặc dù tôi đã sống ở đây nhiều năm, chuyện nhầm đường vẫn dễ xảy ra. Có cảm giác như lần đầu tiên tôi đến ở đây. Tôi tiếp tục bước đi, đảo mắt khắp các phía đường phố bên cạnh, ngạc nhiên là mình đã đi xa hơn nhiều. Tôi sẽ phải đi. Bụng hết sức lo lắng. Thôi quay trở lại.
Mặc dù cảm thấy mình đã đi một quãng rất xa, cái máy bán hàng tự động gắn đèn xoay vẫn như nhấp nháy ngay trước mặt tôi. Tôi nhìn vào cổ tay để xem giờ, nhưng tôi đã bỏ quên đồng hồ ở nhà. Kể từ khi ra khỏi nhà đến giờ không thể quá một tiếng đồng hồ. Bầu trời ở phía đông đã bắt đầu hửng sáng. Khi tôi cố nhớ lại khoảng thời gian này trong năm mặt trời mọc lúc mấy giờ, tôi nhận ra tôi không thể nhớ được lần cuối cùng tôi đã thức dậy đón bình minh. Tôi đột nhiên mất hết tin tưởng về cảm giác thời gian của mình. Tôi nghĩ, có lẽ tốt hơn là tôi trở về nhà.
Tôi quay lại và nhìn thấy một người phụ nữ trẻ chạy về phía tôi. Cô dừng một lúc ngắn ngủi. Hầu như không thể nhìn thấy khuôn mặt mờ mờ của cô dưới cái áo trùm đầu, nhưng cô không thể nào lớn hơn tuổi trung học cơ sở. Có lẽ tôi thấy quả là nguy hiểm cho một cô gái chạy ngoài đường một mình vào giờ này, nhưng rồi điều xảy ra cho tôi là cô ấy có thể lo lắng chính tôi là mối nguy hiểm. Khi tôi đứng đó lặng lẽ, cô đi ngang qua tôi một cách nhanh vội và đôi mắt nhìn xuống đường, tôi nghĩ, cô đang bảo vệ mình. Ngay khi tôi sắp chào hỏi thì nhanh như chớp cô biến mất bên góc phố. Cảnh chạy trốn tức thời của cô gái làm cho tôi nghĩ đến gã đàn ông.
Tôi đã đoán người tôi thoáng thấy từ cửa sổ là một gã đàn ông còn trẻ, nhưng bây giờ tôi không chắc đó là nam hay nữ, già hay trẻ. Tôi có cảm giác mình bị bắt giữ, cả trí nhớ cùng sự phán đoán của mình đang được làm rõ, và tôi chạy về nhà như để cố gắng thoát khỏi chúng. Khi tôi trở về, vợ tôi vẫn hướng mặt nơi khác để tránh tôi và nằm như bất động trên giường.
Anh không tìm thấy ai cả.
Cô không trả lời, nhưng tôi quá mệt mỏi nên cũng không làm gì hơn là nhắm mắt lại để có thể ngủ chút ít.
Khi tôi thức dậy, vợ tôi đã đi khỏi. Có cà phê lạnh và bánh mì nướng trên bàn ăn. Hơn 08:00. Tôi vội vã rửa mặt và khi sắp cạo râu thì nhận thấy có thứ gì đó màu trắng trong chòm râu trên cổ tôi.
Lo lắng nó có thể là một mảnh thủy tinh vỡ, tôi rà nhẹ vào - hóa ra là sợi tóc bạc. Tôi bắt đầu có tóc bạc từ khi nào nhỉ? Tôi quá trẻ để có tóc bạc, tôi nghĩ, và cười mình, nhưng cảm thấy thêm điều gì đó giống như tuyệt vọng. Tôi nhìn qua chỗ chân tường. Kính vỡ vẫn còn đó. Ngoài ra còn có rất nhiều mảnh vỡ lấp lánh dưới cửa sổ, nhưng tôi không có thời gian để dọn sạch chúng. Tôi đổ cà phê vào bồn rửa chén và lấy một mẩu bánh mì nướng trước khi vội vã ra khỏi cửa.
“Này, S. Cô có cái kim không?”
“Gì vậy, đứt nút à,? Lại đây, em kết cho”.
“Không, không phải cái đó. Tôi nghĩ mình bị mảnh kính đâm.”
Lúc tôi đến chỗ làm việc và lấy bút để ghi lại vài việc cần nhớ thì cảm thấy đầu ngón tay trỏ phải đột ngột nhói đau. Có vật gì đó chui vào, nằm trong lớp thịt của ngón tay. Khi tôi ấn vào đó thì có cảm giác bị vật bén đâm mạnh.
S. đưa cho tôi một cây kim lấy từ túi đồ may cô để trong bàn của mình và tôi mang nó đến bên cửa sổ. Tôi liếm mũi kim rồi cẩn thận lách nó vào dưới da. Mặc dù tôi không thể nhìn thấy gì cả, nhưng chắc chắn có vật cứng và sắc nhọn mắc kẹt trong đó. Tôi khoét rộng hơn và cố gắng moi nó ra. Mỗi lần mũi kim có vẻ như bắt được nó thì nó trượt sang một bên và ăn sâu hơn vào thịt. Tôi dùng móng tay cái ép mạnh lên trên đầu ngón tay và thọc kim vào. Tôi cắn răng nén một tiếng kêu đau đớn. Khi tôi kéo ra thì cây kim dính ướt chất dịch màu vàng nhạt. Dính trên mũi kim là một mảnh kính rất nhỏ, lấp lánh. Khi tôi nghiêng qua để nhìn cho rõ hơn thì dường như nó biến mất. Tôi lấy khăn tay của mình lau cây kim rồi trả nó cho S. Cô cười và nói, “Đúng là ấn tượng.” Tôi quay trở lại bàn của mình và cố gắng tiếp tục công việc, nhưng ngón tay của tôi không thôi đau nhức. Khi tôi nhìn lên thì thấy S. gói cây kim vào khăn giấy và ném vào sọt rác dưới chân cô. Tôi cảm thấy có cái gì đó đang loáng thoáng trong đầu. Không mảy may bận lòng, tôi cố gắng tập trung vào công việc, để làm tan đi sự chú ý của mình vào cái đau ở ngón tay.
![]() |
Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU |
Chiều hôm đó tôi về sớm, nói là bị đau đầu. Trên đường về nhà, tôi ghé lại cửa hàng kính.
Tôi lên lịch sửa chữa cửa sổ và vẽ sơ đồ đánh dấu vị trí nhà tôi. Khi tôi cầm bản sơ đồ đưa cho chủ tiệm và sắp rời chân thì thấy một tấm kính dựa vào bức tường.
Tôi liền hỏi giá của nó, chủ tiệm nói ông sẽ cho tôi không lấy tiền bởi vì nó bị lỗi. Tôi cảm ơn và mang nó ra xe, nhưng trước khi để nó vào xe thì tôi cầm nó lên và ngắm mọi vật xung quanh qua tấm kính. Đúng vậy, nó có một vài khiếm khuyết. Nó hình vuông, viền màu xanh lá cây, dày khoảng năm li và mỗi cạnh khoảng năm mươi centimet, nhưng nó hơi vênh một chút. Tôi không thể nói chính xác nó bị lỗi chỗ nào, nhưng rõ ràng tấm kính sẽ không phù hợp với các loại cửa sổ. Tôi đặt nó ở ghế hành khách và lái xe đi. Theo một sự thúc giục bất ngờ, tôi vượt qua ngang nhà tôi và hướng về phía bắc đến bờ biển, tăng tốc trên đường đi.
Cô ấy áng chừng ở tuổi học đại học. Làn da trắng của cô có vẻ không như tự nhiên. Cô đưa máy ảnh cho tôi nhờ chụp ảnh giùm, rồi cười và chạy đến làm dáng cạnh một cô bạn khác. Họ đứng gần rìa của vách đá, quay lưng về phía chân trời. Gió từ biển thổi lên gần như làm tốc những cái mũ che nắng của họ. Tiếng cười vô tư của họ vang lên khi họ ép chặt cái mũ xuống đầu. Cảm thấy thoải mái hơn trước, tôi nhìn qua kính ngắm. Nhưng những hình ảnh nhỏ bé của các cô gái đang mỉm cười trong cái khung vuông dường như gây ra điều gì đó làm tôi không thể bấm máy. Cơn đau như dao đâm ở ngón tay của tôi quay trở lại. Một cái ớn lạnh lan truyền từ ngón tay vào vai, sau đó toàn bộ cánh tay của tôi tê liệt. Nụ cười của các cô gái biến mất.
“Anh có sao không? Tôi có thuốc nhức đầu cho anh uống.”
Tôi cảm thấy hơi thở ấm áp của cô gái rót vào tai tôi khi tôi cong người lên. Tôi xua tay và giao lại máy ảnh. Những ngón tay của cô mềm ẩm, như sâu bướm. Tôi không thể nhấc người lên để nhìn cô gái.
Tôi cảm thấy cô di chuyển rồi dừng lại cúi xuống mấy lần ngắn ngủi. Khi tôi gượng dậy được, tôi nhìn thấy cô ấy đứng gần bạn cô, hai người nhìn tôi ấp úng. Một lần nữa cô gái hỏi tôi có sao không và tôi lại xua tay. Đột nhiên cô thấy sợ hãi. Họ vội vàng đi tới chiếc xe màu xanh và lái xe đi, tung lên một đám mây bụi.
Gió từ biển thổi tới quất vào quần áo của tôi. Nhưng tôi không cảm thấy nó trên mặt, ở cổ hoặc ở tay và chân tôi - giống như da của tôi được bọc nhựa. Tôi lấy tấm kính trong xe mang tới rìa vách đá. Nhìn nước phía dưới cách chừng sáu mươi hoặc bảy mươi mét. Từ nơi tôi đang đứng, tôi không thể nhìn thấy nơi vách đá giáp với nước, các sườn vách đá đã bị sóng biển gặm mòn. Những mũi đá từ rạn ngầm bật lên trên làn nước xanh thẫm, sóng vỗ trắng xóa xung quanh. Duy nhất có một đôi giày màu đỏ nằm trên một khối đá san hô. Tôi đỡ kính lên và nhìn xuyên qua nó. Sự chuyển động của nước đã chậm lại và biển càng lúc càng trở nên bình lặng hơn. Ngón tay của tôi nóng như đốt. Tôi thả tấm kính. Nó nghiêng về phía trước, lúc rơi nó trở nên nhỏ hơn. Tất cả chỉ xảy ra trong cùng một lúc. Những con sóng âm thầm tung phá.
Tôi đi về phía nam xuống đường cao tốc về lại thị trấn.
Tôi ra khỏi xe và đi bộ qua các đường phố. Dường như bất cứ khi nào tôi đi ngang qua một ai đó thì họ quay lại lén liếc nhìn vào phía sau tôi. Lo lắng trong tôi lớn lên và bước chân của tôi giục giã hơn.
Bằng cách nào để biết mấy giờ rồi?
Tôi để đồng hồ của mình ở đâu đó nhưng không thể nhớ chỗ. Xét đoán từ nhiều người vẫn lui tới có lẽ chưa phải là muộn. Nhưng tôi không thể biết chắc chắn. Tôi theo cùng một đường với những người đi bộ khác cho đến khi tôi nhận ra còn một mình tôi lang thang trên các con đường tối. Chỉ có một căn hộ mở đèn ở cửa sổ tầng hai. Qua bức màn kéo ra tôi có thể nhìn thấy cái bóng của một cô gái. Đó là cô gái sáng nay, tôi nghĩ. Cô ấy trông giống như cô gái ngồi ở bàn học. Có cái gì đó khi nhìn một bên chiếc cằm nhọn của cô làm cho ngực tôi nhói đau. Đầu ngón tay cào trên đá, lạnh khủng khiếp. Cái bóng mảnh mai đứng lên và quay sang đối mặt với tôi. Nó kéo dài cánh tay thật rộng và ngay lúc đó tôi nghe thấy tiếng kính vỡ vang lên. Các mảnh vỡ của cô gái đổ ập xuống.
“Chính là nó!”
Tôi nghe thấy một giọng nói cộc lốc và tiếng chân bước về phía tôi từ đầu kia của đường phố. Tôi chui vào một con hẻm và chạy hộc tốc. Hơi thở của tôi đứt quãng và chân của tôi như văng ra khi nhìn thấy căn hộ của mình. Tôi tung cửa và cả tay chân rớt xuống bàn ăn, thở hổn hển ở đó cho đến khi hơi thở trở lại bình thường. Kính vỡ trên sàn nhà đã được dọn sạch và cửa sổ mới đã được lắp đặt.
Nhìn qua cái cửa sổ mới thì bề nào cũng sinh động hơn, dường như ngày hôm sau đã ló dạng, trong khi phần còn lại của thế giới vẫn còn đang ngủ. Tôi quăng chiếc áo sơ mi tuột cúc ướt đẫm mồ hôi xuống ghế sofa và bò vào giường. Từ phía trong, vợ tôi đang hướng về phía tôi. Cô rùng mình. Giọng nói của cô run run.
Anh đang ướt như tắm kia.
Tôi trả lời mà lẩm bẩm không thành tiếng.
Mắt tôi nhắm lại và một giấc ngủ đè nặng lên người tôi.
Xa xa, có tiếng kính vỡ vang lên.
Dương Đức dịch
Nguồn: http://wordswithoutborders.org/article/
(TCSH376/06-2020)
SINCLAIR LEWISLGT: SINCLAIR LEWIS (1885 - 1951, giải thưởng Nobel 1930)Ông là tiểu thuyết gia, người viết truyện ngắn có tiếng và nhà viết phê bình có uy tín ở Mỹ.
BRUNO LESSINGLGT: Bruno Lessing (1870-1940) sinh tại New York, Mỹ. Tên thật của ông là Rudolp Block nhưng ông nổi tiếng với tư cách là nhà văn chuyên viết truyện ngắn dưới bút danh Bruno Lessing. Ông là phóng viên và sau đó là biên tập viên cho nhiều tờ báo. Mô tả của Lessing về cuộc sống của người Do Thái ở New York được đánh giá cao. Truyện dưới đây được dẫn dắt một cách hấp dẫn, lý thú, làm nổi bật mối quan hệ giữa hai thế hệ: cha và con, vấn đề nhập cư, đồng hóa hay giữ bản sắc văn hóa với một giọng điệu dí dỏm.
JUAN JOSÉ ARREOLA (Sinh 1918, Nhà văn Mêhicô)LGT: Arreola là một nhà cách tân lớn về truyện kể. Là một người tự học tài năng, ông sở đắc một nền văn hoá rộng lớn, cũng như trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống. Arreola chủ yếu sáng tác những truyện kể ngắn, cô đúc, mỉa mai, hay bí ẩn, ưa thích cái nghịch lý và ông là một trong những bậc thầy của hình thức truyện ngắn này. Ba tuyển tập truyện ngắn của ông là Varia Invencion (1049), Confabulario (1952), Confabulario Définitivo (1087).
KAWABATA YASUNARI LGT: KAWABATA YASUNARI (1899 - 1972) là nhà văn đầu tiên của Nhật Bản đoạt giải thưởng Nobel văn chương (1968). Ông nổi tiếng thế giới với những tiểu thuyết như: Xứ Tuyết (1935 - 1947), Ngàn cánh hạc (1949), Tiếng rền của núi (1950), Người đẹp say ngủ (1961), Cố đô (1962)...
MATVEEVA ANNALGT: MATVEEVA ANNA (Sinh 1975) là một nhà văn nữ trẻ của văn học Nga đương đại tài năng đầy hứa hẹn. Đã xuất bản một số tập truyện ngắn. Truyện ngắn của cô đã được đăng trong các tạp chí lớn của Nga như Thế giới mới, Tháng Mười. Văn xuôi của cô hóm hỉnh, thể hiện sự tò mò sắc sảo trước cuộc sống và con người. Tác phẩm của cô được xem như thể hiện một số sắc thái và đặc điểm của văn xuôi hậu hiện đại Nga hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Con chó” dưới đây của nữ văn sĩ qua bản dịch của nữ dịch giả Đào Tuấn Ảnh.
YVELINE FÉRAYLTS: Monsieur le paresseux là cuốn tiểu thuyết lịch sử dày gần 300 trang của nữ văn sỹ Pháp Yveline Féray viết về Đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, do Nhà xuất bản Robert Laffont ở Paris ấn hành năm 2000. Trước đó, năm 1989 nữ văn sỹ này đã cho xuất bản ở Pháp cuốn tiểu thuyết dày 1000 trang Dix mille printemps, viết về Nguyễn Trãi - nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ XV.
MARSEL SALIMOV (LB NGA)Đất nước ta quá giàu! Vì thế tôi nảy ra ý định muốn cuỗm một thứ gì đó. Những tên kẻ cắp ngày nay chả giống như trước đây. Chúng không thèm để mắt đến những thứ lặt vặt. Cả một đoàn tàu bỗng dưng biến mất tăm! Những nhà máy không thể di dời được, thế nhưng người ta lại nghĩ ra kế chiếm đoạt chúng. Nghe đồn nay mai người ta sẽ bắt đầu chia chác cả đất lẫn nước!
AKILE CAMPANILE(Nhà văn Italia)LTS: Số Tết này, TCSH chọn một truyện ngắn hài hước của một nhà văn Ý, có nhan đề “Ngón nghề kinh doanh”, qua bản dịch của dịch giả nổi tiếng Lê Sơn, để bạn đọc có dịp thư giãn trong dịp đầu Xuân.
HERMANN HESSE Tương truyền thi nhân người Tàu tên Han Fook thuở thiếu thời chỉ thao thức với một khát khao kỳ diệu là muốn học hết mọi điều và tự rèn luyện mình đến hoàn hảo trong tất cả các môn liên quan đến nghệ thuật thi ca.
OLGA TOKARCZUK (Nữ nhà văn Ba Lan)LGT: Nữ văn sĩ Ba Lan Olga Tokarczuk sinh năm 1962 tại Sulechow, Ba Lan. Bà là nhà văn “hậu hiện đại” và “nữ quyền”. Năm 1979 những truyện ngắn đầu tay của bà được đăng tải trên Tạp chí Thanh niên, năm 1989 những bài thơ đầu tay được in trong các tạp chí “Rađa” và “Đời sống văn học”.
NADINE GORDIMER ( Phi), Giải Nobel 1991LGT: Nữ văn sĩ Nadine Gordimer sinh năm 1923 tại Phi. Bà cho in truyện ngắn đầu tay năm 15 tuổi và tiếp tục nghề văn khi còn là sinh viên Đại học Wirwatersrand. Có thời kỳ sách của bà bị chế độ phân biệt chủng tộc Phi cấm đoán. N.Gordimer được trao tặng nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Nobel văn chương năm 1991.
OLGA TOKARCZUKLGT: Trong số tháng 3 – 2007 (217), Sông Hương đã giới thiệu tới bạn đọc truyện ngắn “Người đàn bà xấu nhất hành tinh” của OLGA TOKARCZUK, một nữ văn sĩ thuộc dòng văn học nữ “hậu hiện đại Ba Lan”. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu tiếp truyện ngắn “Vũ nữ”. Đây là một truyện ngắn độc đáo dựa trên một leimotic “cuộc đối thoại vô hình” giữa người con gái và người cha, láy đi láy lại đến 6 lần, thể hiện cuộc chiến đấu âm thầm dữ dội, tự khẳng định mình trong nghệ thuật, chống lại sức mạnh ám ảnh của mặc cảm “bất tài”.
BERNARD MALAMUDLGT: Bernard Malamud sinh năm 1914 tại Brooklyn, New York, lớn lên trong thời kỳ Đại Khủng hoảng Kinh tế, là người Nga gốc Do Thái trong một gia đình bán tạp hoá. Ông đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và được nhận nhiều giải thưởng văn học.
RADOI RALIN (Bungari)LGT: Đây là một truyện có ý vị sâu xa với các môtíp sự cám dỗ của quyền lực, “sự đồng loã ngây thơ” với tội ác, sự tự nhận thức và tự trừng phạt. Nhưng trên hết là sự vạch trần và tố cáo sự bịp bợm quỷ kế của giới quyền lực. Đây là một truyện ngụ ngôn mới đặc sắc. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
ZACE HAMMERTON (Anh quốc)LGT: Truyện dựng chân dung của một kẻ “Sính khiếu nại” “một cách hài hước, bố của John Peters có “Thú đam mê sưu tập tem”. Cách dẫn chuyện tài tình ở cái chi tiết sự ham mê của anh với một loại tem đặc biệt không đục lỗ chiếu ứng với cái kết bất ngờ của truyện “Có của rơi vào tay mà để vuột mất”. Mời bạn đọc thưởng thức.
TOIVO TOOTSEN ( )LGT: Đây là một truyện hài hước thú vị về nạn kẹt xe. Tác giả đã sử dụng một thủ pháp phóng đại đến mức vô lý, không tưởng: một vụ kẹt xe bất tận từ đám cưới đến sinh con, ly dị, tái kết hôn, con vào đại học và kết hôn mà cuộc kẹt xe vẫn chưa kết thúc!. Mượn một tình huống kẹt xe “hoang tưởng” này, nhà văn muốn gởi tới một thông điệp hài hước một cách bi đát: nếu giao thông ở các đô thị lớn không ở các đô thị lớn không được tổ chức một cách khoa học thì từ đời cha đến đời con nạn kẹt xe vẫn chưa được giải quyết. TSCH
JAMES JOYCELGT: James Joyce (1882 - 1941) là một trong những khuôn mặt lớn nhất của văn xuôi Anh - Ailen và châu Âu thế kỷ XX. Ông “là nhân vật trung tâm của văn xuôi hiện đại”, một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất, gây phản ứng mạnh nhất, “một trong những thần tượng của thời đại” đối với văn nghệ sĩ trẻ và giới trí thức châu Âu đương thời.
A THÀNH L.T.S: "Vua cờ" (Kỳ vương) được đăng lần đầu trên tạp chí "Thượng hải văn học" năm 1984. Vừa xuất hiện, "Vua cờ" đã chấn động văn đàn, liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng "Trung thiên tiểu thuyết ưu tú" ở cấp tỉnh và trung ương ở Trung Quốc. Tác giả A Thành tên thật là Chung A Thành sinh năm 1949 ở Tứ Xuyên. Đây là tác phẩm đầu tay của ông. Do khuôn khổ tờ báo, chúng tôi không thể in trọn tác phẩm nổi tiếng này khoảng gần 100 trang sách. Dưới đây là chương IV, chương cuối cùng của "Vua cờ".
ROBERT SWINDELLS (ANH)Nếu thế giới này bằng phẳng và nếu bạn có thể nhìn thẳng vào mặt trời đang mọc, bạn sẽ nhìn thấy miền đất nơi Nick và Bruin sinh sống. Nơi ban ngày ẩm nhoẹt còn ban đêm thì ngột ngạt ghê người, nơi mặt trời lên như kẻ thù và gió như muốn bốc cháy.
ALEXANDER VAMPILOV (NGA)Nikolai Nikolaevich Smirnov tin chắc là ông không sống được đến mùa xuân sang năm.