(Bài phát biểu của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương tại Chương trình thơ nhạc “Hướng về Biển Đông”)
Các cựu nữ sinh Huế lại hát những ca khúc truyền thống trong phong trào đô thị năm xưa tại chương trình thơ nhạc "Hướng về Biển Đông"
Kính thưa Những Người Yêu Nước!
Trong những ngày qua, muôn triệu người dân Việt Nam đã bày tỏ sự bất bình sâu sắc trước diễn biến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông do việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, máy bay đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành động này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền thiêng liêng của dân tộc của Việt Nam đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, làm tổn thương tình cảm của người dân hai nước.
Giới văn nghệ sỹ Huế thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Cựu học sinh sinh viên Huế kiên quyết phản đối hành động xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương-981, tất cả các loại tàu và máy bay… ra khỏi vùng biển, vùng trời của Việt Nam. Chúng tôi cho rằng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc là lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới, đòi hỏi thiện chí và hành động có trách nhiệm của tất cả các bên trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN...
Chúng tôi kêu gọi giới văn nghệ sĩ Trung Quốc và trên toàn thế giới có nhận thức đầy đủ về tính chất nghiêm trọng của sự việc, phản đối sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc, ủng hộ chủ quyền hợp pháp, chính đáng của nhân dân Việt Nam, ủng hộ lập trường đúng đắn, hòa bình của Việt Nam; hãy để trái tim suy xét bảo vệ lẽ phải, bảo vệ hòa bình, tất cả vì mục đích nhân văn mà bất cứ nền văn học nghệ thuật nào cũng cống hiến bởi tinh thần hướng đến cái đẹp và cái cao cả.
*
Ngày xưa, 700 năm trước, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã từng di chúc cho dân tộc Việt Nam: “…Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường, làm một nẻo… Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn... Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau”.
Gần đây hơn, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có thơ truyền:
“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ
Đất Việt ngàn năm vững trị bình”
Bác Hồ từng căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”.
*
Những lời căn dặn đó đã khảm vào tâm cảm chúng ta. Mỗi người dân Việt Nam có một cách yêu nước khác nhau, nhưng tình cảm thiêng liêng dành cho dân tộc, cho tổ quốc chỉ là một. Tình cảm đó luôn luôn hiện hữu và ẩn chứa trong mỗi con người như những dòng mạch ngầm trong đất, nó có thể bị che lấp bởi cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh đầy toan lo; nhưng mỗi khi non sông cất tiếng gọi, dòng mạch đó sẽ trỗi dậy tuôn trào, đáp lại và hối thúc. Những ngày qua, tri thức - văn nghệ sĩ cả nước và Thừa Thiên Huế đã xuống đường để chia sẻ tình cảm thiêng liêng của mình với tổ quốc. Hôm nay, chúng ta tiếp tục thể hiện thái độ sục sôi căm hận, cực lực phản đối hành vi ngang ngược vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, thể hiện tình cảm đối với Tổ quốc thân yêu. Chúng ta đứng bên nhau hôm nay là để được đập nhịp đập con tim cùng những đứa con trong cộng đồng đồng bào Việt Nam, để cùng đứng bên nhau với nỗi toan lo hướng vọng ra biển. Chúng ta cùng nhau thể hiện cho thế giới biết rằng, từ trong huyết mạch mỗi người dân con Việt đã ý thức về dòng máu Lạc Hồng, đã mãi khắc ghi bài học đầu đời chính là bài học về tinh thần yêu nước và chủ quyền lãnh thổ, biển đảo quê hương.
Những người nghệ sĩ với trái tim nhạy cảm, lời kêu gọi của tổ quốc chảy trong máu huyết thời gian qua đã tuôn trào thành những bài thơ, những ca khúc vừa thiết tha tình yêu quê hương đất nước, vừa phẫn nộ trước sự ngang ngược tham lam của Trung Quốc, vừa tỏ rõ bản lĩnh của một dân tộc vốn có lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm kiên cường bất khuất… Những bài thơ, ca khúc đó cần được vang lên, cần được chia sẻ, cần được tỏa rộng.
Xin cảm ơn sự có mặt của tất cả quý vị.
(SH304/06-14)
>>
Trang thơ "Hướng về biển đông"
“Nước những người chưa bao giờ khuất” - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Từ sông Hương hướng về biển đông - GIANG ANH
Chờ những tiếng nói nhìn thẳng vào sự thật từ Trung Quốc! - TÔ NHUẬN VỸ
Viết cho người lính biển - PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Phạm Nguyên Tường - Ngô Minh - Lê Vĩnh Thái - Sử Khuất - Võ Quê - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Văn Quang - Tunisia - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Loan - Nguyễn Thái Hưng
GIANG ANH
Những ngày tháng 5, cả nước nóng lên trước những diễn biến căng thẳng trên biển Đông. Từ 2/5/2014, Trung Quốc đơn phương kéo giàn khoan HD-981 xâm nhập trái phép vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền Tổ quốc, làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình an ninh khu vực và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
TÔ NHUẬN VỸ
Không thể nào nói khác, đây là một cuộc xâm lấn! Kể cả những người vì một lý do nào đó không có cái nhìn khách quan, cũng không thể nào bác bỏ được đây là một cuộc xâm lấn.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Truyện ngắn
Ngày…
Thân gửi Sơn Thủy.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Bút ký
NGUYỄN VIỆT
Ghi chép
Đầu năm 2013, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức một trại sáng tác với chủ đề “Biển đảo quê hương”. 30 văn nghệ sĩ các hội chuyên ngành văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc háo hức đăng ký lên đường. Điểm đến đầu tiên là xã biển Vinh Thanh.
VĨNH NGUYÊN
Bút ký
Nói thăm là nói về phía chúng tôi (Đoàn khách cơ cấu tổng hợp) còn Đội văn nghệ Tỉnh đội thì đi phục vụ đảo.
ĐOAN THIẾU HUYỀN
Tùy bút
Tôi sinh ở nơi không có biển, mà thuở khốn khó tuổi thơ chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng, lớn lên đi học được nghe giảng đất nước ta rừng vàng biển bạc.
NGUYÊN TRÍ
Lê Quang Tiến (1809 - 1863) là một công thần dưới triều Nguyễn, lập nhiều công lớn gìn giữ biển đảo nước ta. Ông là võ quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình lúc bấy giờ.
TỪ NGUYỄN
Chúng tôi về biển Cửa Việt vào một ngày gần cuối tháng Tư. Nơi dừng chân trú ngụ là khách sạn Tùng Việt, một khách sạn tư nhân gọn gàng, thoáng mát, tọa lạc trong một khu đất rộng rãi, hướng mặt ra bãi thuyền đánh cá vùng bãi ngang Cửa Việt - Gio Linh. Từ phòng nghỉ, lúc sáng sớm và chiều tối, dù đóng kín cửa, vẫn có thể nghe rõ tiếng sóng vỗ bờ và hàng phi lao chắn biển ru, reo…
TRIỀU NGUYÊN
1.
Thừa Thiên Huế có 126km bờ biển, năm đầm phá nước lợ (đó là các đầm: Sam, Chuồn, Thủy Tú, Lăng Cô, và Cầu Hai) rộng 22.000ha liên hoàn, thông thương, và ba cửa biển Thuận An, Tư Hiền, Lăng Cô. Hiện cảng nước sâu Chân Mây đã được xây dựng, tàu 50.000 - 70.000 tấn có thể vào ra thuận lợi.
NGUYỄN THẾ
Sự kiện vua Chiêm là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý làm sính lễ để cưới nàng công chúa Huyền Trân của Đại Việt vào năm 1306 đã đánh dấu cho lịch sử bang giao hòa hiếu giữa Chiêm Thành và Đại Việt.
THANH TÙNG
Cô Tô biển hoang sơ, cát trắng mịn, nước trong vắt, có hải đăng, rừng nguyên sinh, đang là sự lựa chọn mới của giới trẻ các tỉnh phía bắc trong những ngày hè.
LTS: Một tác giả góp mặt trong chuyên đề “Biển đảo quê hương” lần này đã viết: “Trong huyết quản mỗi người dân Việt bây giờ vùng biển đảo mỗi khi vang lên lại thấy một gì như ứ đầy nghèn nghẹn, như dòng chuyển lưu, và thiêng liêng như nghĩ về thân nhân ruột thịt”. Đây cũng chính là nỗi lòng của BBT khi thực hiện chuyên đề này, và mong tiếp tục nhận được nhiều bài viết hay từ phía bạn đọc.
SH