Chờ những tiếng nói nhìn thẳng vào sự thật từ Trung Quốc!

14:03 20/06/2014

TÔ NHUẬN VỸ  

Không thể nào nói khác, đây là một cuộc xâm lấn! Kể cả những người vì một lý do nào đó không có cái nhìn khách quan, cũng không thể nào bác bỏ được đây là một cuộc xâm lấn.

Mấy chục năm qua, kể từ trước cuộc chiến tranh biên giới 1979 đến nay, Trung Quốc luôn luôn được đằng chân lân đằng đầu. Có một điều lạ là cứ khi nào sắp có một sự kiện gì đó liên quan giữa hai nước, hoặc của Việt Nam, thì bao giờ Trung Quốc cũng có chuyện lấn chiếm. Trên đất liền trước đây cũng vậy. Từ lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc có thể thấy quân tử cũng nhiều và tiểu nhân cũng lắm. Nhưng trong mấy chục năm qua, Trung Quốc đối với Việt Nam trên căn bản là ửng xử rất tiểu nhân. Thử nhìn mà xem, họ kéo cả một đại binh đoàn như vậy đi qua vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vào sâu như vậy mà vẫn lu loa. Thậm chí còn vu vạ rằng Việt Nam bắt nạt Trung Quốc. Tiểu nhân đến mức khôi hài.

Cho nên, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam lần này là một cuộc xâm lấn. Tôi nhớ tới lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946: Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ… Với Trung Quốc không thể chỉ lùi lại, dừng lại một chút. Nếu làm như vậy lần này họ sẽ tiếp tục lấn sâu vào nữa. Cực kỳ nguy hiểm.

Tôi thấy cũng đáng buồn cho các nhà văn, những trí thức Trung Quốc lúc này. Nhà nước Trung Quốc đang hành xử quá ngang ngược đối với bên ngoài, vậy mà những tiếng nói nhìn thẳng vào sự thật để can gián nhà nước lại cực kỳ hiếm hoi. Quá thất vọng. Cứ nghĩ rằng sau cách mạng văn hóa, thế hệ nhà văn, trí thức Trung Quốc phải mạnh mẽ hơn, phải là mình hơn. Vậy mà họ vẫn trong im lặng trước cách hành xử đảo trắng thành đen của nhà nước họ đối với thế giới cũng như đối với Việt Nam, phá nát tình hữu nghị thắm thiết một thời gian khó giữa nhân dân cách mạng hai nước.

Về mặt can gián nhà nước mà nói thì nhiều nhà văn Việt Nam có tư cách hơn, hơn hẳn một bậc đối với nhà văn Trung Quốc hiện nay. Bây giờ tôi nghĩ tất cả phải tập trung vào chuyện Trung Quốc đang xâm lấn đất nước ta. Tình hình đang cực kỳ nguy biến. Lúc này phải kiên quyết đấu tranh, kiên quyết lên án, làm sao buộc Trung Quốc chấm dứt sự lấn chiếm ngang ngược vùng biển của chúng ta, phải rút ngay vô điều kiện giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không có mục tiêu nào cao hơn mục tiêu đó, lúc này.

Huế ngày 11 tháng 5 năm 2014
T.N.V  
(SH304/06-14)

>>
Trang thơ "Hướng về biển đông"
“Nước những người chưa bao giờ khuất” - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Từ sông Hương hướng về biển đông - GIANG ANH
Kiên quyết phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc - HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Viết cho người lính biển - PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Phạm Nguyên Tường - Ngô Minh - Lê Vĩnh Thái - Sử Khuất - Võ Quê - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Văn Quang - Tunisia - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Loan - Nguyễn Thái Hưng

  • GIANG ANH  

    Những ngày tháng 5, cả nước nóng lên trước những diễn biến căng thẳng trên biển Đông. Từ 2/5/2014, Trung Quốc đơn phương kéo giàn khoan HD-981 xâm nhập trái phép vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền Tổ quốc, làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình an ninh khu vực và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

  • (Bài phát biểu của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương tại Chương trình thơ nhạc “Hướng về Biển Đông”)

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
                            Truyện ngắn

    Ngày…
    Thân gửi Sơn Thủy.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

                          Bút ký

  • NGUYỄN VIỆT  
           Ghi chép  

    Đầu năm 2013, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức một trại sáng tác với chủ đề “Biển đảo quê hương”. 30 văn nghệ sĩ các hội chuyên ngành văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc háo hức đăng ký lên đường. Điểm đến đầu tiên là xã biển Vinh Thanh.

  • VĨNH NGUYÊN
                Bút ký

    Nói thăm là nói về phía chúng tôi (Đoàn khách cơ cấu tổng hợp) còn Đội văn nghệ Tỉnh đội thì đi phục vụ đảo.

  • ĐOAN THIẾU HUYỀN
                            Tùy bút

    Tôi sinh ở nơi không có biển, mà thuở khốn khó tuổi thơ chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng, lớn lên đi học được nghe giảng đất nước ta rừng vàng biển bạc.

  • NGUYÊN TRÍ

    Lê Quang Tiến (1809 - 1863) là một công thần dưới triều Nguyễn, lập nhiều công lớn gìn giữ biển đảo nước ta. Ông là võ quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình lúc bấy giờ.

  • TỪ NGUYỄN

    Chúng tôi về biển Cửa Việt vào một ngày gần cuối tháng Tư. Nơi dừng chân trú ngụ là khách sạn Tùng Việt, một khách sạn tư nhân gọn gàng, thoáng mát, tọa lạc trong một khu đất rộng rãi, hướng mặt ra bãi thuyền đánh cá vùng bãi ngang Cửa Việt - Gio Linh. Từ phòng nghỉ, lúc sáng sớm và chiều tối, dù đóng kín cửa, vẫn có thể nghe rõ tiếng sóng vỗ bờ và hàng phi lao chắn biển ru, reo…

  • TRIỀU NGUYÊN
    1.
    Thừa Thiên Huế có 126km bờ biển, năm đầm phá nước lợ (đó là các đầm: Sam, Chuồn, Thủy Tú, Lăng Cô, và Cầu Hai) rộng 22.000ha liên hoàn, thông thương, và ba cửa biển Thuận An, Tư Hiền, Lăng Cô. Hiện cảng nước sâu Chân Mây đã được xây dựng, tàu 50.000 - 70.000 tấn có thể vào ra thuận lợi.

  • NGUYỄN THẾ

    Sự kiện vua Chiêm là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý làm sính lễ để cưới nàng công chúa Huyền Trân của Đại Việt vào năm 1306 đã đánh dấu cho lịch sử bang giao hòa hiếu giữa Chiêm Thành và Đại Việt.

  • THANH TÙNG

    Cô Tô biển hoang sơ, cát trắng mịn, nước trong vắt, có hải đăng, rừng nguyên sinh, đang là sự lựa chọn mới của giới trẻ các tỉnh phía bắc trong những ngày hè.

  • LTS: Một tác giả góp mặt trong chuyên đề “Biển đảo quê hương” lần này đã viết: “Trong huyết quản mỗi người dân Việt bây giờ vùng biển đảo mỗi khi vang lên lại thấy một gì như ứ đầy nghèn nghẹn, như dòng chuyển lưu, và thiêng liêng như nghĩ về thân nhân ruột thịt”. Đây cũng chính là nỗi lòng của BBT khi thực hiện chuyên đề này, và mong tiếp tục nhận được nhiều bài viết hay từ phía bạn đọc.
    SH