Không chỉ vì nhà báo

14:52 04/07/2013

(SH) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nghề làm báo nhiều khi ăn nhau ở ý tưởng. Một sự kiện đã được hàng chục báo đưa đến nhàm, nhưng người viết sau vẫn có chỗ đứng nếu như có ý tưởng mới.

 Sự kiện vào loại "hot news", không báo nào bỏ qua, chỉ trong vài ngày đã có hàng chục bài báo ngắn dài. Người ta đã bàn đủ thứ nguyên nhân nhưng một nguyên nhân chưa báo nào nói đến, đó là thử đặt nghi vấn phải chăng cuộc ly hôn này có bóng dáng người thứ ba. Thế là có ý tưởng mới (tất nhiên là với một tờ báo thị trường) và bài đăng được, cho dù tư liệu phần nhiều lấy của các báo khác.

 Tuy nhiên, đấy không phải là phương thức "tác nghiệp" của tất cả các báo nếu không nói là phần nhiều các báo. Ở những tờ báo sống bằng thông tin thật, thông tin mới và sự tin cậy của bạn đọc, tư liệu mới, chính xác bao giờ cũng giữ vị trí hàng đầu. Sự kiện càng quan trọng, tư liệu và nguồn tư liệu càng phải chuẩn xác. Một tư liệu được người đọc tin cậy khi nó có thể kiểm chứng được. Thường thì nguồn tư liệu này từ một người cụ thể, có trách nhiệm phát ngôn, tốt nhất là trong một bối cảnh chính thức. Đó là một nhu cầu khách quan trong hoạt động báo chí hiện đại. Bởi thế, chức danh Người phát ngôn ra đời.

Ở nước ta cũng như ở nhiều nước, từ lâu đã có chức danh "Người phát ngôn Bộ Ngoại giao" được ủy quyền đưa ra một thông tin, một quan điểm nào đó của Bộ Ngoại giao. Mặc dù chỉ là lời nói của một cán bộ cấp vụ trưởng, có khi chỉ ở cấp vụ phó nhưng vì đó là thái độ chính thức của bộ nên tiếng nói của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao rất được báo chí coi trọng, coi đó là thông tin chính thức của Nhà nước ở mức thấp, có thể sử dụng với độ tin cậy cao. Rút kinh nghiệm từ hoạt động của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hơn chục năm trước, Chính phủ đã có quy định các bộ, ngành, địa phương tóm lại là ở mỗi cơ quan Nhà nước đều có một người phát ngôn với chức năng cung cấp thông tin chính thức cho báo chí. Gần đây, quy định đó còn được nhắc lại trong một văn bản khác của Chính phủ. Theo tinh thần này, để tránh những thông tin dò đoán sai lạc và tạo thuận lợi cho hoạt động của các nhà báo, khi có một vấn đề hoặc sự kiện nào đó, người phát ngôn của cơ quan, đơn vị hay địa phương liên quan sẽ chủ động gặp gỡ, cung cấp thông tin chính thức cho báo chí sử dụng.

Nhưng không phải cơ chế phát ngôn này đã được triển khai đều khắp, có chất lượng, hiệu quả. Trước hết, cần thừa nhận, thực hiện cơ chế người phát ngôn, nhiều ngành, địa phương, đặc biệt là các đơn vị lớn đã thường xuyên tổ chức họp báo (gồm cả họp báo trực tuyến), thành lập cổng thông tin điện tử và nhiều hình thức thông tin khác tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí, giảm đáng kể những thông tin sai lạc do không tiếp cận được nguồn tin chính thức. Rất nhiều sự kiện, nhờ có cơ chế người phát ngôn nên thông tin đến với người đọc chính xác, kịp thời hơn. Tuy nhiên, không phải là tất cả nếu không nói rằng, không nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện tốt cơ chế người phát ngôn Nhiều nơi không thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế này, để xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc trong lĩnh vực thông tin, dư luận. Có thể nói rằng đến 40% bài báo không chính xác, thậm chí viết sai sự thật là do nguyên nhân này.

Có một thực tế là trước nhiều sự kiện "nóng" như sữa bột, thực phẩm nhiễm độc, giá thuốc bệnh ngày càng cao, tai nạn giao thông nghiêm trọng, cách xử lý không phù hợp trước một vụ tranh chấp… sau khi báo chí lên tiếng rất lâu, cơ quan quản lý liên quan vẫn im lặng. Sự im lặng đó nhiều khi kéo dài, và trong cuộc sống hiện đại vốn rất nhiều sự kiện chồng chất, chúng dần rơi vào quên lãng. Những cụm từ như "Sự việc đang được làm rõ", "Khi nào có kết luận chính thức, chúng tôi sẽ thông báo" quen thuộc khiến cho đến lúc này, người ta vẫn không biết có hay không, đã xử lý đến đâu những sự việc như hành phi bằng dầu bẩn, thịt thối thành nguyên liệu chế biến giò chả, đường dây ăn cắp xăng, đường dây đẻ thuê, sự cố vỡ các đập thủy điện nhỏ… mà báo chí từng nêu. Có thể có những sự việc phức tạp, cần nhiều thời gian để làm sáng tỏ nhưng không thể chỉ ra sự tắc trách, thái độ trốn tránh, đổ lỗi lẫn nhau của không ít cơ quan, đơn vị. Cũng như thế và thêm vào đó là trình độ non kém, sợ trách nhiệm, lười biếng hoặc không được tiếp cận kịp thời thông tin, thái độ coi thường dư luận của một số người có trách nhiệm phát ngôn.Trong một môi trường báo chí hiện đại, cơ chế người phát ngôn là rất cần thiết. Thực hiện tốt cơ chế này không chỉ là điều kiện để các cơ quan báo chí thực hiện đúng chức năng của mình, mà nó còn có lợi cho hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp như được cảnh báo, định hướng kịp thời cũng được hưởng lợi, bạn đọc được cung cấp thông tin minh bạch, chính xác, có định hướng và như vậy là báo chí đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước và rõ ràng, việc thực hiện nghiêm túc cơ chế người phát ngôn không chỉ với các nhà báo.                                                                

Theo Vũ Duy Thông ( Báo Kinh tế Đô thị)
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.