Bên đồi Vọng Cảnh - Ảnh: nguoivienxu.vietnamnet.vn
Năm 1925 hai tác giả người Pháp là L.Gaide và H.Peyssonneux đã viết trong sách Prince Kiên Thái Vương (Hoàng thân Kiên Thái Vương) như sau: “Tại vùng này người ta còn đi lên một đỉnh đồi gọi là “le Belvédère” (đồi Vọng Cảnh), từ đỉnh đồi người ta có cái nhìn bao quát rất ngoạn mục về dòng sông, theo hướng đi lên lăng Minh Mạng và lăng Gia Long; về toàn núi non bao quanh Huế”. Năm 1935 Phòng Du lịch Huế đã ấn hành một tập gấp hướng dẫn du lịch và vùng phụ cận. Tập hướng dẫn cho biết dù tham quan 1 ngày, 2 ngày hay 3 ngày tại Huế đều có tour tham quan đồi Vọng Cảnh vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Để hấp dẫn du khách, tập gấp hướng dẫn du lịch nhấn mạnh: “Đồi Vọng Cảnh là điểm đẹp nhất để ngắm sông Hương và các khu lăng tẩm hùng vĩ của các vua triều Nguyễn”. Cụ Dương Đình Nguyên, một người gốc Huế năm nay đã 90 tuổi, ở phường Phú Cát, thành phố Huế cho biết: “Trước năm 1930 trên đồi này đã có đài Vọng Cảnh để du khách đến đó đứng ngắm cảnh”. Còn nhà báo Phan Quang nhận xét: “Huế đẹp kín đáo. Có quen thuộc đất, người và lối sống ở đây mới phát hiện được dần và thưởng thức hết vẻ đẹp. Ai cũng khen sông Hương đẹp, song phải đứng trên đài Vọng Cảnh vào sáng sớm mai, nhìn xuống dải sông dưới điện Hòn Chén lượn khúc giữa các đồi cây và vườn cau trang nhã mới hiểu hết vẻ đẹp của con sông này”. Ông Nguyễn Ngọc Giai, Việt kiều Pháp khi thăm Cố đô Huế, ông Giai được tôi hướng dẫn du ngoạn rừng cảnh quan. Đứng trên đồi Vọng Cảnh, ông Giai thốt lên: “Nhìn những làng quê Hải Cát, Ngọc Hồ, Hương Hồ… ẩn mình dưới rừng cây xanh, Huế như bức tranh lụa được lồng trong một khung cảnh yên ả và thanh bình”. Tôi tiếp lời: “Ở Malaysia có đồi du lịch Mimaland đã được du khách quốc tế biết đến là nhờ có cảnh quan thiên nhiên rất cổ sơ, hoang dã”. |
Từ sau Cách mạng tháng tám, nhà Nguyễn Phước tộc không còn giữ vị trí quan yếu về chính trị như trước, Đại Nội không còn là nơi sống và làm việc của vua và gia đình hoàng tộc, nét vàng son lộng lẫy cũng phải nhòa, dần dần trở thành khu di tích.
Dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, Huế dần trở thành một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam.
Chưa có năm nào Huế có được “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” như năm 2024. Nhìn cảnh cả vạn người hôm 13/10 háo hức hội tụ về quảng trường Ngọ Môn cổ vũ cho em Võ Quang Phú Đức đang trổ tài trên chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” được truyền hình trực tiếp mới thấy “thiên thời” đã tiếp thêm luồng sinh khí và góp phần làm nổi bật “background” hoành tráng của Kinh thành Huế như thế nào.
Suốt quá trình lịch sử, các thế hệ gia đình Huế đã hình thành và bồi đắp nên những truyền thống tốt đẹp, tạo nên một diện mạo giá trị riêng của gia đình Huế.
NGUYỄN HỮU PHÚC
VÕ XUÂN TRANG
Vì ai nên nỗi sầu nầy
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau?
VÕ VINH QUANG
TRẦN VĂN DŨNG
LÊ NGUYỄN LƯU
Thừa Thiên Huế ngày xưa còn được gọi là Thiền Kinh. Kể từ sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng chùa Thiên Mụ (1601) và chùa Sùng Hóa (1602), các nhà tu hành thấy được đấy là nơi thuận lợi cho việc hoằng Pháp, và những thảo am đầu tiên tức chùa tranh, lần lượt mọc lên...
NGÔ THỜI ĐÔN
NGUYỄN THẾ
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, người dân Thừa Thiên Huế (lúc đó gọi là phủ Thừa Thiên) có truyền tụng câu: “Bác ngạn thanh liêm, Đường Xuyên trung ái”.
NGUYỄN QUANG HÀ
Mỗi lăng tẩm, đền đài, đình các, cung điện, chùa chiền... đều góp phần làm đẹp cho Hương Giang. Tạp chí Sông Hương cũng đã góp một chút gì đó cho Huế.
TRẦN THÙY MAI
Các bạn gái Huế khi tiếp xúc với người từ địa phương khác vẫn thường được khen: giọng Huế dễ thương quá.
TRẦN VĂN DŨNG
Từ trung tâm thành phố, qua khỏi Đập Đá, theo hướng về biển Thuận An, qua thôn Vỹ Dạ thì đến làng Nam Phổ nằm bên cạnh dòng sông Phổ Lợi thơ mộng.
NGUYỄN HỮU PHÚC
Trong quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Thừa Thiên Huế, triều Nguyễn là một trong những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo của tục thờ này.
NGUYỄN XUÂN HOA
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của chế độ bảo hộ, thực chất là đô hộ của Pháp, xã hội Việt Nam trải qua những biến động lớn, làm xuất hiện hàng loạt xu thế chưa từng có trong các thời đại trước đó.