Bên đồi Vọng Cảnh - Ảnh: nguoivienxu.vietnamnet.vn
Năm 1925 hai tác giả người Pháp là L.Gaide và H.Peyssonneux đã viết trong sách Prince Kiên Thái Vương (Hoàng thân Kiên Thái Vương) như sau: “Tại vùng này người ta còn đi lên một đỉnh đồi gọi là “le Belvédère” (đồi Vọng Cảnh), từ đỉnh đồi người ta có cái nhìn bao quát rất ngoạn mục về dòng sông, theo hướng đi lên lăng Minh Mạng và lăng Gia Long; về toàn núi non bao quanh Huế”. Năm 1935 Phòng Du lịch Huế đã ấn hành một tập gấp hướng dẫn du lịch và vùng phụ cận. Tập hướng dẫn cho biết dù tham quan 1 ngày, 2 ngày hay 3 ngày tại Huế đều có tour tham quan đồi Vọng Cảnh vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Để hấp dẫn du khách, tập gấp hướng dẫn du lịch nhấn mạnh: “Đồi Vọng Cảnh là điểm đẹp nhất để ngắm sông Hương và các khu lăng tẩm hùng vĩ của các vua triều Nguyễn”. Cụ Dương Đình Nguyên, một người gốc Huế năm nay đã 90 tuổi, ở phường Phú Cát, thành phố Huế cho biết: “Trước năm 1930 trên đồi này đã có đài Vọng Cảnh để du khách đến đó đứng ngắm cảnh”. Còn nhà báo Phan Quang nhận xét: “Huế đẹp kín đáo. Có quen thuộc đất, người và lối sống ở đây mới phát hiện được dần và thưởng thức hết vẻ đẹp. Ai cũng khen sông Hương đẹp, song phải đứng trên đài Vọng Cảnh vào sáng sớm mai, nhìn xuống dải sông dưới điện Hòn Chén lượn khúc giữa các đồi cây và vườn cau trang nhã mới hiểu hết vẻ đẹp của con sông này”. Ông Nguyễn Ngọc Giai, Việt kiều Pháp khi thăm Cố đô Huế, ông Giai được tôi hướng dẫn du ngoạn rừng cảnh quan. Đứng trên đồi Vọng Cảnh, ông Giai thốt lên: “Nhìn những làng quê Hải Cát, Ngọc Hồ, Hương Hồ… ẩn mình dưới rừng cây xanh, Huế như bức tranh lụa được lồng trong một khung cảnh yên ả và thanh bình”. Tôi tiếp lời: “Ở Malaysia có đồi du lịch Mimaland đã được du khách quốc tế biết đến là nhờ có cảnh quan thiên nhiên rất cổ sơ, hoang dã”. |
ĐẶNG YÊN
Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển ổn định về kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa, di sản, là một trong những trung tâm về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Sinh thời, vua Tự Đức từng có đôi câu thơ ca ngợi truyền thống học tập, khoa bảng của hai dòng họ lớn ở Huế: “Nhất Thân, nhì Hà, thiên hạ vô gia/ Nhất Hà, nhì Thân, thiên hạ vô dân”.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Trong thời kỳ đen tối của những năm 1925 - 1927, tại thành phố Huế, bắt đầu có những biến động lớn về chính trị. Các phong trào yêu nước và đòi dân chủ dân sinh đang có sự thay đổi về chất.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
PHAN THUẬN THẢO
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lễ tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn. Trong phân cấp hoạt động tế tự, tế Giao được liệt vào hàng đại tự, do triều đình đứng ra tổ chức.
PHẠM HỮU THU
Ngồi trong ngôi nhà Gươl ở huyện Nam Đông, tôi thật sự phấn khích khi được những cô gái Cơ Tu, dịu dàng trong bộ thổ cẩm mời thưởng thức những món ngon được chế biến từ “cây nhà lá vườn” hay sản vật của núi rừng Thừa Thiên Huế.
VÕ TRIỀU SƠN
Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11/2019, nhiều cuộc họp quan trọng liên quan đến vấn đề phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai đã được xúc tiến.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Khi mãn tang mẹ, Tùng quốc công Miên Thẩm rời lều tranh bên mộ của bà Thục Tần, về phủ của ông ở bờ bắc sông Lợi Nông, đổi Tiêu viên thành nhà thờ bà Thục Tần, biến Ký thưởng viên thành nơi Đức Thầy Tùng Thiện đào tạo học trò…
VÕ VINH QUANG
Hoàng Trung Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là một danh nhân văn hóa xứ Huế thế kỷ XIX. Tổ quán họ Đặng tương truyền ở làng Hà Trung (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang), rồi dời lên Kinh thành, sau lại về làng Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền).
GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
(Hòa Thượng Thích Thiện Siêu(*) trả lời phỏng vấn của Người Sông Hương)
NGUYỄN THẾ
Làng Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xứ đạo hình thành từ thế XIX.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Hệ thống kiến trúc cung đình Huế là những điển hình cho trình độ kỹ thuật xây dựng cũng như trình độ thẩm mỹ của Việt Nam vào thế kỷ XIX.
TRẦN HOÀNG PHI
Không gian ký ức Lê Bá Đảng (Le Ba Dang memory space) ở thôn núi Kim Sơn (Huế), là không gian nghệ thuật với kiến trúc vào loại đẹp nhất ở Việt Nam giữa bốn bề núi rừng với ba màu chủ đạo đen, xám, trắng.
NGUYỄN LÃM THẮNG
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Chính sử triều Nguyễn chép mộ vua Quang Trung được táng ở vùng Nam sông Hương và đã bị quật phá.
VÕ VINH QUANG
Thanh Bình từ đường, thờ tổ nghề hát bội của triều Nguyễn, tọa lạc ở kiệt 281 đường Chi Lăng, thành phố Huế là một địa điểm quan trọng trong truyền thống văn hóa nghệ thuật của đất Cố đô.