Quá trình sáng tác và thực hành các loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nghiêm cẩn của mỗi nghệ sĩ. Trong quá trình ấy, tính độc lập, riêng biệt của nghệ sĩ sẽ tạo ra sự khác biệt, để lại dấu ấn và phát triển. Đó là chia sẻ của nhiều nghệ sĩ tại tọa đàm “Trùng trùng tiếp tiếp: sân khấu xưa và nay” tối 20.1.
Cảm xúc nghệ sĩ tạo nên dấu ấn khác biệt cho vở diễn
Truyền thống không bất biến
Theo nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức, qua thời gian, các loại hình nghệ thuật đều đứng lên đòi quyền độc lập, sân khấu truyền thống cũng không ngoại lệ. Kéo theo đó, mỗi cá nhân làm nghệ thuật và mỗi bộ môn nghệ thuật cũng luôn mong muốn được thể hiện tính riêng trong sự phát triển chung. Trong các loại hình sân khấu kịch hát, tuồng mang tính hành vi rất cao, đòi hỏi sự trau chuốt, tinh khéo của động tác, dễ mang đến cảm nhận trực diện cho người xem. Là sự tổng hợp của nghệ thuật ca, múa, nhạc và diễn trò, bản thân mỗi vở tuồng và diễn viên thực hành bộ môn nghệ thuật này đều hướng tới mục đích thể hiện cảm xúc, tư duy, suy nghĩ cá nhân, xa hơn là tư tưởng vở diễn, ý tưởng về nội dung, quan điểm nghệ thuật.
Nhiều nghệ sĩ cho rằng, truyền thống là bản sắc, ở phương diện cụ thể, bản sắc ấy được thể hiện khác nhau trong cá nhân mỗi nghệ sĩ. Với nghệ thuật truyền thống, diễn viên có thể yêu hay ghét, song thái độ, cách tiếp cận như thế nào là do họ. “Tôi từng nghe nhiều tranh luận, nếu không hiểu truyền thống sẽ khó thực hành các loại hình nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người không biết/hiểu nghệ thuật truyền thống, lại làm khá tốt các loại hình này, bởi tính cá nhân của họ rất cao. Cá nhân tôi cho rằng, với cả người diễn và người xem, nên hiểu truyền thống để thể hiện rõ hơn sự yêu, ghét của mình đối với các bộ môn nghệ thuật. Chỉ khi hiểu truyền thống mới có thể biến đổi hiểu biết này thành tính cá nhân, từ đó dễ dàng nắm bắt, hòa hợp với sân khấu quốc tế”, nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức nói.
Còn theo đạo diễn, NSƯT Đặng Bá Tài (Nhà hát Tuồng Việt Nam), với sân khấu tuồng, đành rằng không phải là bất biến, nhưng truyền thống là sự tiếp nối, kế thừa, cô đúc, là sự chắt lọc và định hình từ hàng chục, hàng trăm thế hệ nghệ sĩ đã đồng sáng tạo những vai diễn mẫu mực, có giá trị như: Kim Lân, Linh Tá, Phạm Ðịnh Công... cùng với những miếng diễn hết sức đặc sắc như: Kim Lân biệt mẹ, Kim Lân qua đèo, Ôn Ðình chém Tá, Phạm Ðịnh Công đề cờ (trong vở tuồng “Sơn Hậu”); hoặc Lão Tạ sai Cơ, Phương Cơ qua ải, Tạ Ngọc Lân lăn lửa (tuồng “Tam nữ đồ vương”)… Song, nếu tuồng của 100 năm sau vẫn diễn như 100 năm trước thì rất khó có người xem, khó tìm được công chúng.
Cảm xúc - dấu ấn khác biệt
NSƯT Đặng Bá Tài cho rằng, giá trị của sân khấu là một dòng chảy không ngừng nghỉ. Từ quá khứ đến hiện tại, tác phẩm sân khấu được định hình bởi các tài năng sáng tạo ra nó. Thế hệ của ông được đào tạo theo một phương pháp hoàn toàn khác so với thế hệ sau này. Do vậy, người theo học nghệ thuật có sự cảm nhận khác, thay đổi theo từng điều kiện môi trường xã hội.
Mở rộng vấn đề, một số nghệ sĩ nêu quan điểm, các trường học nói chung lâu nay vẫn dạy trò làm và tư duy theo thầy, song dường như quên hoặc rất ít khi dặn học trò hãy làm bằng những gì mình học được hoặc cần sẵn sàng thể hiện tố chất sẵn có. Sự sáng tạo của người học sẽ làm nên tính cá biệt, đặc sắc của sản phẩm họ làm ra. Nghệ sĩ tuồng Nguyễn Đình Nam đồng tình, không thể bắt trò làm theo răm rắp những gì thầy bà truyền đạt. Ngoài việc học thầy, nghệ sĩ phải có cái tôi, có chính kiến thì mới phát triển. Đúng hơn, “nếu chỉ dựa vào thầy, chúng ta chỉ là những con rối”.
Hiện nay sân khấu tuồng, chèo, cải lương rất khan hiếm khán giả. Ở các loại hình nghệ thuật khác, đơn cử như mỹ thuật, họa sĩ nào vẽ giỏi sẽ bán được nhiều tranh, nhà văn nào tiếp cận với cách nhìn của thế giới thì bán được nhiều sách. Với nghệ thuật nói chung, một số tác giả khai thác cái tôi mạnh mẽ, tiếp cận và đề cập tất cả các vấn đề của đời sống xã hội thì có thể tác phẩm của họ được đông đảo công chúng đón nhận. "Song, áp dụng điều này với sân khấu truyền thống lại rất khó”, NSƯT Đặng Bá Tài nhận định.
Tuy nhiên, NSƯT Đặng Bá Tài giải thích thêm, một số vở tuồng truyền thống cách đây hàng trăm năm đến nay vẫn tồn tại, không chỉ bởi nó mang nội hàm khái quát, nội dung sâu sắc, dấu ấn nghệ thuật xuyên thời gian như “Tam nữ đồ vương”, “Ngọn lửa hồng sơn”, “Sơn Hậu”, “Trảm Trịnh Ân”... mà còn mổ xẻ nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, được khán giả yêu chuộng. “Vấn đề chúng tôi muốn bàn là, tại sao các vở tuồng hiện đại gần đây cũng đầy ắp hơi thở cuộc sống, lại ít được nhớ đến, khán giả xem rồi dễ dàng quên. Vậy, giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đang có sự vênh nhau. Tính độc lập, tính tự do đang được phát huy để khuyến khích các cá nhân phát triển và sáng tạo. Một tác phẩm sân khấu truyền thống không thể bắt diễn viên thực hiện như nguyên bản các vở diễn mẫu mực xưa, bởi động tác có thể gần đúng nhưng cảm xúc là những gì rất riêng của mỗi nghệ sĩ”.
Thực tế, các nghệ sĩ ở cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đa số không được trực tiếp xem những vở tuồng thầy mẫu mực, những vai diễn đặc sắc của các nghệ sĩ thế hệ trước, song họ vẫn thể hiện rất đạt các vai diễn tuồng truyền thống. Để làm được điều đó là bởi cảm nhận của nghệ sĩ với vở diễn và cảm xúc khi thể hiện. Tất cả làm nên sự khác biệt giữa các nghệ sĩ.
Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.
“Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.
Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.
Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.
NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.
HOÀNG XUÂN NHU
(Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)
LÊ TIẾN DŨNG
(Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.
Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...
Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.
Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.
Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…
Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”.
Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?
Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.
Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.