“Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.
Ảnh: L.Điền
Ðây là câu đối đáp của Nhượng Tống và Nguyễn Thái Học, dẫn trong tập tiểu sử của nhà lãnh đạo VN Quốc Dân đảng. Nhượng Tống là “bạn cùng thề” với Nguyễn Thái Học, đã nhận lấy việc viết quyển tiểu sử này là nghĩa vụ. Một cuốn tiểu sử, được viết bởi người bạn từng xưng hô mày - tao như thế thật là đặc biệt. Quyển này in lần đầu vào năm 1945, vừa được tái bản nhờ nỗ lực của Công ty Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn.
Tập sách mỏng, chỉ 141 trang, nhưng là tư liệu quan trọng bởi những tư liệu tác giả có được từ thời Nguyễn Thái Học còn đi học, đến lúc nhen nhóm việc thành lập VN Quốc Dân đảng, và các diễn biến trong quá trình hoạt động của tổ chức chính trị ấy.
Ðiểm quan trọng là Nhượng Tống viết dưới góc nhìn của người trong cuộc, nên những sự kiện được nhìn ở cự ly gần, lý giải bằng những nguồn tin trọng yếu, có những nguồn tin gần như duy nhất vì là đồng chí của nhau mới có thể biết.
Cho nên tuy vắn tắt, tập tiểu sử này hệ thống một loạt vấn đề tuy gọi là tiểu sử Nguyễn Thái Học nhưng kỳ thực là sự kiện lịch sử, biến cố chính trị một thời. Như cung cách tổ chức VN Quốc Dân Ðảng, những người trung kiên, những kẻ phản bội, các cuộc điều đình với những đảng chính trị khác cùng thời, diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái, cả việc ném bom ở Hà Nội, tiến công ở Hưng Hóa, Lâm Thao... mà lâu nay chính sử chưa nhắc được tường tận.
Nhượng Tống là cây bút kỳ tài lúc bấy giờ. Ðến nay, đọc văn ông vẫn thấy một tấm lòng tha thiết với sự nghiệp cách mạng của các đồng chí, đồng thời cũng phơi bày gan ruột những yếu kém non nớt không tránh khỏi của những người làm chánh sự thời kỳ đầu chỉ có lòng nhiệt thành muốn đánh đuổi thực dân, mưu độc lập cho dân tộc.
Trong lời giới thiệu sách, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Sách chứa đựng nhiều tư liệu có giá trị để các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu và viết về Nguyễn Thái Học, tổ chức VN Quốc Dân Ðảng cùng cuộc khởi nghĩa Yên Bái”.
Theo Lam Điền - TTO
NGUYỄN KHẮC PHÊ
LÊ THỊ HƯỜNG
Khi WHO công nhận đồng tính không phải là bệnh lí tâm thần1 và khi quan niệm đa giới tính đã công khai đối thoại với xã hội thì văn chương không thể đứng ngoài.
YẾN THANH
Nguyễn Quang Hà là một cây bút đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học Cố đô Huế nói riêng.
TRẦN ĐẠI VINH
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống đạo đức ở vùng nông thôn Thừa Thiên - Huế, bác là một viên quan nhân chính, cha là thầy đồ, Đặng Huy Trứ đã hấp thụ một nền giáo dục nghiêm cẩn: thân dân và ái nhân.
NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền có số lượng tác phẩm lớn, thuộc nhiều thể loại.
LÊ THANH NGA
PHONG LÊ
Có thể khẳng định: hành trình của văn chương là một cuộc đi tìm cái Chân, cái Thiện trên cơ sở cái Đẹp, và thông qua cái Đẹp.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Một trong những yếu tố tác động đến các nhà thơ trẻ đó là tính toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, tiếp nhận những trào lưu thi ca qua internet, sách báo, mạng xã hội...
LÊ THỊ HƯỜNG
Lịch lãm, nhẹ nhàng dẫu viết về vấn đề gì, đó là ấn tượng từ những trang tiểu thuyết của Vĩnh Quyền.
NGÔ ĐỨC HÀNH
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình”.
TRÀ LÊ
Đọc lại chương Ái dân trong "Minh Mệnh chính yếu" chúng ta có thể rút ra được một số nét về vua Minh Mệnh như sau:
Nhà vua có một quan niệm khá đúng đắn về lòng thương dân.
HOÀNG KIM NGỌC
“Nhật ký người xem đồng hồ” là tên tập thơ mới của Nguyễn Quang Thiều, gồm 85 bài thơ chia làm 2 phần: Nhật ký người xem đồng hồ (63 bài) và Bản tự khai của một số đồ vật trong phòng (22 bài).
LƯƠNG AN
Vào đầu năm 1842, lúc tháp tùng Thiệu Trị ra Hà Nội nhận sắc phong của vua nhà Thanh, Miên Thẩm đã ở lại đất "cựu đế kinh" gần hai tháng và đi thăm nhiều nơi.
LÊ THANH NGA
Quả thật là tôi không biết Nguyễn Thị Minh Thìn cho đến khi đọc Trở lại cánh rừng thuở ấy.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Thế Kỷ là nhà lý luận văn hóa, văn nghệ và là nhà viết kịch bản sân khấu, kịch bản văn học chuyên nghiệp. Sáng tác của anh rất đa dạng và đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận và đối thoại của công chúng bạn đọc.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
VƯƠNG HỒNG HOAN
(Đọc: "Con người thánh thiện" tập truyện ngắn của Hữu Phương)