“Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.
Ảnh: L.Điền
Ðây là câu đối đáp của Nhượng Tống và Nguyễn Thái Học, dẫn trong tập tiểu sử của nhà lãnh đạo VN Quốc Dân đảng. Nhượng Tống là “bạn cùng thề” với Nguyễn Thái Học, đã nhận lấy việc viết quyển tiểu sử này là nghĩa vụ. Một cuốn tiểu sử, được viết bởi người bạn từng xưng hô mày - tao như thế thật là đặc biệt. Quyển này in lần đầu vào năm 1945, vừa được tái bản nhờ nỗ lực của Công ty Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn.
Tập sách mỏng, chỉ 141 trang, nhưng là tư liệu quan trọng bởi những tư liệu tác giả có được từ thời Nguyễn Thái Học còn đi học, đến lúc nhen nhóm việc thành lập VN Quốc Dân đảng, và các diễn biến trong quá trình hoạt động của tổ chức chính trị ấy.
Ðiểm quan trọng là Nhượng Tống viết dưới góc nhìn của người trong cuộc, nên những sự kiện được nhìn ở cự ly gần, lý giải bằng những nguồn tin trọng yếu, có những nguồn tin gần như duy nhất vì là đồng chí của nhau mới có thể biết.
Cho nên tuy vắn tắt, tập tiểu sử này hệ thống một loạt vấn đề tuy gọi là tiểu sử Nguyễn Thái Học nhưng kỳ thực là sự kiện lịch sử, biến cố chính trị một thời. Như cung cách tổ chức VN Quốc Dân Ðảng, những người trung kiên, những kẻ phản bội, các cuộc điều đình với những đảng chính trị khác cùng thời, diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái, cả việc ném bom ở Hà Nội, tiến công ở Hưng Hóa, Lâm Thao... mà lâu nay chính sử chưa nhắc được tường tận.
Nhượng Tống là cây bút kỳ tài lúc bấy giờ. Ðến nay, đọc văn ông vẫn thấy một tấm lòng tha thiết với sự nghiệp cách mạng của các đồng chí, đồng thời cũng phơi bày gan ruột những yếu kém non nớt không tránh khỏi của những người làm chánh sự thời kỳ đầu chỉ có lòng nhiệt thành muốn đánh đuổi thực dân, mưu độc lập cho dân tộc.
Trong lời giới thiệu sách, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Sách chứa đựng nhiều tư liệu có giá trị để các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu và viết về Nguyễn Thái Học, tổ chức VN Quốc Dân Ðảng cùng cuộc khởi nghĩa Yên Bái”.
Theo Lam Điền - TTO
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Trên Tạp chí Sông Hương số 379 (9/2020) và Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có giới thiệu lại cuốn “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” do Nguyễn Khắc Bảo công bố (Nxb. Lao động ấn hành, 2017).
NGUYỄN THANH TÂM
Trương Đăng Dung làm thơ từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thầm lặng, con người thi ca ấy ẩn khuất sau dáng vẻ của một nhà lý luận, để hơn 30 năm sau, cựa mình trỗi dậy.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
LÊ TUẤN LỘC
MAI VĂN HOAN
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa.
LƯỜNG TÚ TUẤN
“Thì đem vàng đá mà liều với thân” - Nguyễn Du
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765 - 2020), 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 - 16/9/2020)
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
ĐỖ LAI THÚY
Trong mọi địa hạt, sự đắc thắng của cuộc sống là sáng tạo
H. Bergson
BỬU Ý
Nguyễn Đức Sơn sinh 18/11/1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận.
LÊ THÀNH NGHỊ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Quảng Bình, quê hương của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Biển. Những con sóng. Những con sóng làm nên biển cả mênh mang. Hay diễn đạt cách khác, biển bắt đầu từ sóng.
LÝ HOÀI THU
Lưu Quang Vũ mở đầu sự nghiệp cầm bút bằng thơ. Đó là phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt.
THÁI HẠO
Tặng Mẹ và Em!
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng - Tuệ Sỹ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nguyễn Thị Lê Na không thuộc lớp “cây bút trẻ” (chị sinh đúng vào năm đất nước thống nhất - 1975), lại phải gánh nhiệm vụ quản lý một tạp chí văn nghệ, nên sau “Bến Mê”, đến nay chị mới xuất bản “Đắng ngọt đàn bà”(*) (ĐNĐB).
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Một ngày giáp Tết Canh Tý, Từ Hoài Tấn* mời bạn bè đến quán cà phê nhìn sang Vương Cung Thánh Đường dự ra mắt tập thơ tuyển của ông (Thơ Từ Hoài Tấn, Nxb. Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020).
NGỌC BÍCH
(Đọc "Thơ Ngô Kha"*)
Bây giờ là năm 1992. Anh hy sinh đã gần 20 năm. Tập thơ của anh đã xuất bản được một năm nhờ những bạn bè thân quen và những người yêu mến thơ anh. Tôi là người đến muộn. Nhưng như người ta vẫn nói "dẫu muộn còn hơn không". Nhất là ở đây lại đến với MỘT CON NGƯỜI.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập tản văn Ngoại ô thương nhớ của Phi Tân, Nxb. Trẻ, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 - 1975). Là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.
HỒ HUY SƠN
Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.