Hướng đi mới cho sân khấu

09:22 30/07/2021

Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

Vở Trung thần (Nhà hát Tuồng Việt Nam) được chọn phát trên “nhà hát truyền hình”. Ảnh: Ðào Anh

Gần hai năm qua, dịch Covid-19 đã khiến ngành nghệ thuật biểu diễn nước nhà lao đao. Nhiều tác phẩm, chương trình được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng buộc phải hoãn, hủy. Hoạt động biểu diễn bị tê liệt, các đơn vị không có nguồn thu, tâm lý và đời sống nghệ sĩ bị ảnh hưởng trầm trọng. Khán giả cũng bị hạn chế hơn trong tiếp cận, thụ hưởng những chương trình biểu diễn có giá trị về nội dung và nghệ thuật…

Ðể tháo gỡ những khó khăn nêu trên trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng dịch, song song với duy trì các kênh trực tuyến về nghệ thuật biểu diễn trên nền tảng số, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn triển khai việc thu phát, ghi hình các chương trình nghệ thuật đặc sắc để phát trên sóng truyền hình. Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn cho biết, Cục đã làm việc với các nhà hát trực thuộc Bộ và một số đài truyền hình như VTV, VOV, một số đài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố để lên phương án, kế hoạch phối hợp phát sóng các chương trình nghệ thuật chất lượng. Theo đó, Cục chịu trách nhiệm về phần lựa chọn, cung cấp các tác phẩm, chương trình; các đài truyền hình chịu trách nhiệm biên tập để phát sóng. “Ðây không chỉ là giải pháp tình thế khi sân khấu trực tiếp bị “đóng băng”, mà còn là xu thế của thời đại mới giúp nghệ thuật biểu diễn được quảng bá rộng rãi tới mọi đối tượng khán giả. Ngay cả khi điều kiện cho phép hoạt động biểu diễn trực tiếp trở lại, các đơn vị nghệ thuật vẫn cần xây dựng các nhà hát trực tuyến trên nền tảng công nghệ số và truyền hình nhằm phục vụ đồng thời cả hai đối tượng: Khán giả trực tiếp đến sân khấu và khán giả tiếp cận qua các kênh thông tin truyền thông” - ông Trần Hướng Dương nhấn mạnh.

Hiện có 12 nhà hát hoạt động ở nhiều loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp: Kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, xiếc, rối, ca múa nhạc đang trực thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong giai đoạn đầu, Cục Nghệ thuật biểu diễn và các đơn vị đã lên danh sách 24 chương trình sẽ phát sóng, bao gồm bảy chương trình ca múa nhạc; ba tác phẩm kịch nói; sáu tác phẩm sân khấu truyền thống tuồng, chèo, cải lương; hai chương trình rối; hai chương trình xiếc; bốn chương trình giao hưởng, nhạc vũ kịch... Ngay trong tháng 7, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc sẽ trình diễn chương trình nghệ thuật “Những ngôi sao bất tử” để phát trên sóng VTV2 đúng dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021). Ðảm nhận vai trò tác giả kịch bản kiêm tổng đạo diễn chương trình, Nghệ sĩ Ưu tú Lê Khánh Toàn, Quyền Giám đốc Nhà hát cho biết: Thời gian ghi hình gói gọn trong ngày 24/7, toàn bộ ê-kíp phải làm xét nghiệm PCR và chỉ được sinh hoạt tại đơn vị. Nhằm làm mới chủ đề đã quen thuộc, phần âm nhạc được phối khí lại toàn bộ, phần hoạt cảnh cũng được dàn dựng theo phong cách của những biên đạo trẻ sao cho mang đậm màu sắc anh hùng ca mà vẫn giàu chất thơ, hoành tráng nhưng không bi thương mà vẫn nhẹ nhàng, lãng mạn…

Nghệ sĩ Nhân dân Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ: Trong tình hình hiện tại, “nhà hát truyền hình” có thể xem là giải pháp tích cực nhất để nghệ sĩ hâm nóng đam mê, tình yêu với nghề nghiệp. Ðây cũng là bước đi giúp khai thông dòng chảy nghệ thuật, đưa các tác phẩm chất lượng cao tiếp cận rộng rãi nhiều đối tượng khán giả, tranh thủ được sức mạnh của truyền hình là phương tiện chuyển tải thông tin có sức lan tỏa lớn…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia sân khấu, để “nhà hát truyền hình” thật sự trở thành kênh quảng bá nghệ thuật hiệu quả, cần có sự cẩn trọng trong khâu lựa chọn các chương trình, tác phẩm khi giới thiệu, bảo đảm phù hợp tâm lý tiếp nhận của công chúng hiện đại trên thiết bị nghe nhìn, nhất là với các tác phẩm sân khấu vốn có thời lượng khá dài. Có thể thấy, “nhà hát truyền hình” vừa là động lực, cũng vừa là thách thức. Bởi với biểu diễn trực tiếp, giữa khán giả và diễn viên thường vẫn có khoảng cách cố định từ sân khấu tới hàng ghế khán giả. Nhưng trước ống kính máy quay, mọi tình huống, diễn biến tâm lý đều có thể bắt cận cảnh. Ðiều này đòi hỏi các nghệ sĩ, diễn viên càng cần tập trung cao độ trong diễn xuất, không ngừng trau dồi, rèn giũa khả năng biểu diễn, sao cho những sản phẩm nghệ thuật trên sóng truyền hình thật sự trở thành món ăn tinh thần lôi cuốn, hấp dẫn.

 
Theo Trang Anh - NDĐT
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.

  • Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.

  • Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…

  • NGUYỄN HẢI YẾN  

    Khi tôi viết những dòng này, thì ở Hải Dương, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong hồi quyết liệt. Sự thực là tính từ ngày khởi phát làn sóng Covid-19 lần thứ ba tại Việt Nam mà điểm nóng bắt đầu công ti POYUN - thành phố Chí Linh, Hải Dương chúng tôi chưa có một ngày nào bình yên.