Huế rộn ràng mùa Phật Đản

08:11 21/05/2013

(SH) - Khi 7 đóa sen hồng được thắp sáng trên dòng Hương thơ mộng cũng là lúc báo hiệu mùa Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) đã về.

7 đóa sen đã được đặt xuống dòng Hương

Đại lễ Phật Đản đối với người Huế không thuần túy mang sắc màu văn hóa - tâm linh, mà đó là lễ hội Phật giáo được đông đảo quần chúng nhân dân, tăng ni, phật tử trông chờ. Đồng thời cũng là lúc mỗi người con Phật ở xứ sở "thần kinh” cùng chung tay góp sức, nuôi dưỡng phát triển lòng từ bi và trí tuệ của mình để có những suy nghĩ, lời nói và hành động hiền thiện, thiết thực, có ích cho tự thân, xây dựng nếp sống thiện lành ngay trong gia đình, khu dân cư, xóm làng. 

Hòa thượng Thích Khế Chơn - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự (BTS) (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên-Huế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản tại Thừa Thiên-Huế năm 2013 cho biết: Đại lễ Phật Đản năm nay cũng là dịp kỉ niệm 50 năm pháp nạn 1963 -  ngày mà phong trào tăng ni, phật tử Việt Nam khởi phát phong trào tranh đấu chống chế độ Ngô Đình Diệm, đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội. BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ cử hành lễ bạch Phật khai kinh tuần lễ Phật Đản và lễ bạch Phật khởi đầu cho tuần lễ tưởng niệm giác linh chư tôn đức tăng ni đã thiêu thân vì chánh pháp và anh linh các thánh tử đạo đã bỏ mình vì sự sống còn của đạo pháp. Đặc biệt từ  ngày 17-5 đến hết Rằm tháng tư năm Quý Tỵ, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (số 15A, Lê Lợi, TP. Huế) diễn ra triển lãm hình ảnh chư thánh tăng, ni và chư vị anh linh thánh tử đạo đã hy sinh cho đạo pháp và đại nghĩa dân tộc. Cuộc triển lãm trưng bày 80 bức ảnh chư thánh tăng, thánh ni, chư anh linh thánh tử đạo và trưng bày tư liệu lịch sử về pháp nạn 1963 với tên gọi "Lửa từ bi”, lần đầu tiên giới thiệu gần như đầy đủ nhất những hình ảnh và tư liệu về pháp nạn 1963. 
 
 Ngoài ra, mùa Phật Đản năm nay, Ban tổ chức sẽ thành kính dâng hương hoa tưởng niệm trước các bảo tháp của chư tôn đức tăng ni đã tự thiêu tại Huế và dâng hương hoa tưởng niệm đến các anh linh thánh tử đạo. Đồng thời thăm viếng thân nhân gia đình các thánh tử đạo vào ngày 9 tháng 4 năm Quý Tỵ và lễ dâng hương hoa, đốt nến tưởng niệm tại đài Thánh tử đạo. Cũng theo lời Hòa thượng Thích Khế Chơn, tất cả mọi hình thức tổ chức cúng dường Đại lễ Phật Đản, tăng ni, phật tử Thừa Thiên - Huế đều thành kính nhất tâm cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, đạo pháp  trường tồn, thế giới hòa bình và chúng sanh an lạc.
 
 
Rất nhiều hình ảnh, tư liệu quý về cuộc đấu tranh 
đòi chế độ Ngô Đình Diệm phải bình đẳng tôn giáo
 được công bố trong triển lãm
 
Lễ rước Phật năm nay thì nội dung và hình thức cũng giống như năm Vesak 2008. Đoàn rước Phật gồm 21 đội hình từ lễ đài chùa Diệu Đế sau khi cử hành lễ Mộc dục, tiền đạo của đoàn rước Phật sẽ qua cầu Gia Hội, từ từ đi qua đường Trần Hưng Đạo, rẽ trái qua cầu Trường Tiền đến đài Thánh tử đạo,  đi dọc đường Lê Lợi, rẽ trái Điện Biện Phủ và dừng lại đầu đường Sư Liễu Quán, lúc này kim thân Đức Phật sẽ được cung nghinh tôn trí tại lễ đài chùa Từ Đàm. Tham gia đoàn rước Phật ngoài chư tôn, đức tăng ni và các ban, ngành trực thuộc BTS, số lượng đạo hữu cư sĩ và phật tử dự kiến từ 6 đến 7 ngàn người. 
 
Chẳng có nơi nào như xứ Huế, đất cố đô một thời còn lưu giữ biết bao nét đẹp thâm trầm, đáng quý, từ nếp sống nho nhã đến cách nói chuyện lịch thiệp. Phật giáo Huế vẫn còn đó những nét riêng chốn thiền môn như chưa hề bị suy chuyển bởi những ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Ở giữa lòng đất Huế, niềm hoan hỷ ấy càng trở nên ý nghĩa và dễ cảm nhận hơn bởi nét đẹp lễ hội Phật giáo chốn này. Ai đã một lần tới Huế đều cảm nhận rằng con người nơi đây vẫn giữ gìn nét đẹp vốn có từ chính cha ông, từ những bài học về nhân - lễ - nghĩa… được hun đúc từ bao đời, nay càng thấm nhuần qua chân lý lời Phật dạy.
 
Theo Hồ Ngọc Minh ( đaioanket.vn)
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nằm trong chương trình Phát triển không gian văn hóa, chiều ngày 20 tháng 9, tại nhà sách Phú Xuân, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức giới thiệu ấn phẩm An lạc mùa chay – món chay dâng mẹ và Lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh.

  • Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, vào lúc 8h 30 phút, ngày 29 tháng 8 năm 2014 tại Salon VĂN HÓA CÀ PHÊ THỨ BẢY, lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19 Phạm Ngọc Thạch, Q3 Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương  sẽ tổ chức giới thiệu tập sách  “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”  

  • Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, sáng ngày 15/ 8, Tạp chí Sông Hương  tổ chức giới thiệu tập sách  “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”  

  • Huế là nơi địa linh nhân kiệt nên văn hóa đọc đã có một bề dày lịch sử trên mảnh đất này. 

  • Chiều ngày 22/11/2013, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ (Tp Huế), Tạp chí Sông Hương và Gác Trịnh đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh của họa sỹ Đinh Cường và họa sỹ Phan Ngọc Minh. Đến dự có đông đảo các họa sỹ, các nhà phê bình mỹ thuật, những người yêu mến nghệ thuật và các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn. 

  • Chiều ngày 25/10 tại Cà Phê sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Tp Huế, Hội nhà văn tỉnh Thừa thiên Huế, Công ty văn hóa Phương Nam và Trung tâm văn hóa New Space Arts Foudation đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tác giả Phan Tuấn Anh - Gương mặt phê bình trẻ, và thơ. Tới dự có đông đảo bạn đọc, các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình văn học, các giảng viên và sinh viên đại học Huế cùng phóng viên báo chí trong tỉnh.

  • Ngoài thiệt hại nặng về người và tài sản, hiện người dân trên địa bàn tỉnh đang lo lắng trước việc nước lũ trên các sông dâng rất nhanh.

  • Chiều ngày 27 – 09 – 2013, tại trụ sở của Tạp chí Sông Hương, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tác phẩm “Ngủ giữa trùng sơn” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang. Đến dự có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình lý luận, đông đảo bạn đọc cùng phóng viên báo chí.

  • Ngày 14-8 (tức mùng 8 tháng 7 âm lịch), lễ hội điện Hòn Chén đã  khai mạc tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

  • Trong giờ phút hay tin người bạn của mình hấp hối, nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã nhớ về người bạn của mình và viết bài viết này ngay trong đêm. Khi chữ cuối cùng của bài viết được viết xong, cũng là lúc nhà văn hay tin: ông Ngô Kha sắp trút hơi thở cuối cùng... SH xin giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.

  • Tạp chí Sông Hương vô cùng thương tiếc báo tin:

    Nhà sử học Ngô Kha vừa mới qua đời vào lúc 0 giờ 05 phút sáng ngày 08 tháng 8 năm 2013 (nhằm ngày 02 tháng 7 năm Quý Tỵ), ở tuổi 80 sau một cơn đau nặng.

  • (SH) - Chiều ngày 17/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế  phối hợp với Nhóm dự án Bảo tồn, Trùng tu và đào tạo Đức (GCREP) đã tổ chức lễ hoàn công “Dự án bảo tồn, phục hồi trang trí nội thất công trình Tả Vu - Đại Nội Huế” và trao chứng chỉ đào tạo bảo tồn cho các thành viên tham gia dự án.

  • (SH) - Sáng nay (17/7), HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI (nhiệm kỳ 2011-2016).

  • (SH) - Hơn 30 năm xa cách, chiều nay qua một cuộc điện thoại, tôi nôn nao, mừng vui được gặp lại người bạn của một thời lang thang qua những con đường thân quen trên phố Huế. Một thời sinh viên văn khoa đầy ắp kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ của Trọng của tôi.

  • (SH) - Thời gian vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa thông tin về việc Tạp chí Sông Hương Số Đặc Biệt tháng 6/2013 bị thu hồi vì đã in bản đồ Việt Nam mà không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những thông tin chưa sát với bản chất sự việc, Tạp chí Sông Hương nói rõ như sau:

  • (SH) - Do lịch sử để lại, hiện trên Thượng thành của Đại nội Huế và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) có tới hơn 2.800 hộ dân đang sinh sống; nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì có tới hơn 1 vạn người đang sống tại khu di tích này.

  • (SH) - Ngày 10/7, tại Triện Miếu - Đại Nội Huế đã diễn ra lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên có công tích to lớn đối với hành trình khai phá vùng đất Thuận Hóa-Huế và cả miền Nam Việt Nam, tạo điền đề cho việc hình thành vương triều Nguyễn và kinh đô Huế sau này.

  • (SH) - Festival nghề truyền thống Huế ngày càng thu hút được du khách đến với Huế -  Đó là một trong những nội dung được khẳng định tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 5 năm 2013.

  • (SH) - Từ khi hồ sơ khoa học “bài bản Nhã nhạc Cung Ai” – một bài bản đang bị mai một sau khi cố nghệ nhân Trần Kích về với cát bụi được thực hiện, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Trần Thảo (con trai của cố nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích) thì được biết, bài bản Nhã nhạc Cung Ai hiện vẫn còn được lưu giữ bởi nghệ nhân Trương Khiếm, ông là người nắm bắt khá vững vàng cách thức trình diễn bài bản này.

  • (SH) - Rất nhiều du khách đến cố đô Huế đã lè lưỡi, lắc đầu với dịch vụ “chặt chém” quanh các khu di tích.