(SH) - Hơn 30 năm xa cách, chiều nay qua một cuộc điện thoại, tôi nôn nao, mừng vui được gặp lại người bạn của một thời lang thang qua những con đường thân quen trên phố Huế. Một thời sinh viên văn khoa đầy ắp kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ của Trọng của tôi.
Tay bắt mặt mừng, hai đứa nhìn nhau, ánh mắt và nụ cười thay cho bao lời muốn nói, muốn kể về những tháng ngày đã qua. Chẳng khác gì ngày xưa, Trọng nghệ sĩ, cái tên quen thuộc ở giảng đường văn khoa vẫn tính nào tật nấy.
Lang thang đi mày, câu nói quen thuộc ngày xưa, lời của Lê Đình Trọng khiến hai chúng tôi như trẻ lại. Lang thang qua các con đường Trương Định, Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Đinh Tiên Hoàng trước đây, Trọng cứ nuối tiếc một thời đã đi vào dĩ vãng.
Biết Trọng là người bạn có tâm hồn, sống lắng sâu trong hoài niệm về con người, cuộc đời, tôi cố tìm một chỗ ngồi, một địa điểm để hàn huyên tâm sự. Không khó lắm, tôi giới thiệu cho Trọng về một con đường, ở đó Trọng tha hồ trầm ngâm theo dòng suy tưởng.
Đưa bạn về đường Trịnh Công Sơn, con đường mới mở từ cầu Gia Hội men theo sông Hương đi về cuối phố Chi Lăng. Trọng ngỡ ngàng khen cho Huế có con đường thơ mộng, ở một vị trí đắc địa có tên Trịnh Công Sơn. Đã đến con đường này, hai đứa chọn ngay quán nhậu mang tên Diễm Xưa.
Phố đã lên đèn, dọc đường Trịnh Công Sơn san sát quán nhậu liền kề. Nhâm nhi vài ly bia, Trọng như có vẻ không mấy hài lòng, bảo tôi: Làm báo cậu nhận ra điều gì trên con đường này? Tôi biết, Trọng đang có những dòng nghĩ suy như tôi.
- Đường phố nên thơ nhưng nhếch nhác và lãng phí quá. Hình ảnh kinh doanh ở đây đã phá vỡ tên một con đường – đường Trịnh Công Sơn. Trọng đem điều thắc mắc.
- Tại sao chọn được vị trí vàng xây nên một con đường với biết bao công sức, nguồn lực lại chỉ làm nửa vời?
- Nửa vời là thế nào? Đường được mở rộng, nhựa hóa, có công viên, cây xanh, có lầu bát giác ngắm cảnh, có nhà hàng quán nhậu, đủ quá rồi, thiếu gì nữa nào! Tôi kích Trọng.
- Tự ái sinh viên, cậu ta tìm ra biết bao ý tứ mang tính chỉ đạo, định hướng về một việc làm đầy trách nhiệm cho những ai được giao trọng trách quản lý, điều hành đô thị và cả người dân Huế nữa.
- Phải xây dựng con đường Trịnh Công Sơn đúng như nội hàm ý nghĩa của nó. Đó là một con đường hoàn thiện. Hoàn thiện theo Trọng phân tích đã đến đường Trịnh Công Sơn là phải có nhiều hình ảnh về Trịnh Công Sơn chứ không chỉ có một tấm biển ghi tên đường. Dù xa Huế đã lâu nhưng Lê Đình Trọng biết chắc chắn rằng tỉnh và thành phố phải bỏ ra tiền tỷ mới mở được tuyến đường này. Nào là giải tỏa, đền bù cả một góc phố tối tăm ken chặt những ngôi nhà tạm bợ. Nơi mà trước ngày giải phóng là hang ổ của tệ nạn xã hội. Nào là lo nơi ở mới cho người dân lao động nghèo. Rồi tiền đầu tư xây dựng đường, công viên...
Từ khi con đường được khánh thành đưa vào sử dụng, nhiều hộ dân ra đây mở hàng mở quán. Thế là con đường này trở thành phố nhậu bình dân. Đã bình dân là có nhiều nhếch nhác. Thực tế cho thấy nhiều vụ xâu ẩu đã diễn ra trên con đường này. Có vụ gây ra án mạng. Thực trạng ấy khiến nhiều người yêu Huế, mến mộ Trịnh Công Sơn đều lên tiếng nhận định rằng đường Trịnh Công Sơn mới làm được nửa vời. Quy hoạch, định hướng hoạt động kinh doanh theo hướng văn hóa trên con đường này là điều không khó. Và không thể để cho hàng quán lấn chiếm lòng đường, lấn cả công viên như hiện nay.
Từ ý nghĩ của Trọng, qua “loạn đàm” với nhau mới thấy còn nhiều điều lãng phí trên con đường này. Đúng ra khi quy hoạch phố phường, các nhà hoạch định hạ tầng phố thị phải có ý tưởng xa hơn, một ý tưởng biến con đường này trở thành một điểm đến cho du khách. Qua phố Trịnh Công Sơn sẽ được thưởng thức nhạc Trịnh, thăm thú nhiều shop hàng bán hàng lưu niệm về Trịnh Công Sơn. Không chỉ có Diễm Xưa mà đầy ắp Huyền thoại mẹ, Một cõi đi về, Ướt mi, Em đi bỏ lại con đường, Em hãy ngủ đi, Xin trả nợ người, Hạ trắng...
Được biết hằng tuần, Học viện Âm nhạc Huế có tổ chức các đêm văn nghệ ở “Nhà kèn” phố Trịnh về những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là một hoạt động văn hóa văn nghệ ngoài trời thu hút nhiều người đến thưởng thức. Việc làm này nếu được các ngành hữu quan phối hợp chắc chắn phố Trịnh sẽ được đặt lên bàn nghị sự để vạch kế hoạch phải làm gì nữa khi đường phố đã có tên.
Bao nhiêu ý tưởng về phố Trịnh được bật ra để biến con đường thành địa chỉ du lịch cho Huế. Vấn đề là các nhà quản lý đô thị phải biết lắng nghe. Nghe điều gì thì hãy gần dân sẽ biết.
Một buổi nhậu với bạn bên đường Trịnh Công Sơn, tôi ghi nhận biết bao ý kiến hay về con đường này. Đó là những ý kiến tâm huyết muốn cho Huế đẹp hơn, văn hóa hơn, thân thiện hơn, ấn tượng hơn với những gì chỉ riêng Huế có.
Đường Trịnh Công Sơn là nét riêng của Huế, là con đường độc đáo chẳng nơi nào có được. Vậy tại sao không đầu tư thêm cho con đường này những ý tưởng mang nội hàm văn hóa phố thị?
Theo TTH online
Ngày 18/12, Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 đã diễn ra. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 17/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều ngày 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về việc chuẩn bị đón công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đợt thứ 6.
Sáng 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến toàn tỉnh. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Sáng ngày 20/7, tại trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1991-2021).
Hôm nay (23/5), cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, 894.432 cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đến khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một không khí tưng bừng của ngày hội non sông đã diễn ra tại các khu vực bỏ phiếu từ sáng sớm.
Chiều 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 2/2, Tại sảnh Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Nguyên đán thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.
Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là những ý kiến của các đại biểu tại buổi thảo luận về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 28/01.
Sáng 27/01, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần thảo luận tại hội trường về các nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng.
Sáng 25/1, tại trụ sở Đại học Huế, Đảng ủy Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021).
Ngày 13 và 14-1, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) được tổ chức tại Hà Nội.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao quà hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiệt hại do các đợt bão, lũ gây ra.
Chiều 28/11 tại Trung tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng, và trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế phối hợp với New Space Arts Foundation đã tổ chức khai mạc triển lãm “Ảo ảnh” của hai nghệ sỹ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải.
Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chính thức khai mạc.
Sáng ngày 09/10, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài “ Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định". Trưng bày diễn ra nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội- Huế - Sài Gòn (8/10/1960 - 8/10/2020).