Huế rộn ràng mùa Phật Đản

08:11 21/05/2013

(SH) - Khi 7 đóa sen hồng được thắp sáng trên dòng Hương thơ mộng cũng là lúc báo hiệu mùa Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) đã về.

7 đóa sen đã được đặt xuống dòng Hương

Đại lễ Phật Đản đối với người Huế không thuần túy mang sắc màu văn hóa - tâm linh, mà đó là lễ hội Phật giáo được đông đảo quần chúng nhân dân, tăng ni, phật tử trông chờ. Đồng thời cũng là lúc mỗi người con Phật ở xứ sở "thần kinh” cùng chung tay góp sức, nuôi dưỡng phát triển lòng từ bi và trí tuệ của mình để có những suy nghĩ, lời nói và hành động hiền thiện, thiết thực, có ích cho tự thân, xây dựng nếp sống thiện lành ngay trong gia đình, khu dân cư, xóm làng. 

Hòa thượng Thích Khế Chơn - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự (BTS) (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên-Huế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản tại Thừa Thiên-Huế năm 2013 cho biết: Đại lễ Phật Đản năm nay cũng là dịp kỉ niệm 50 năm pháp nạn 1963 -  ngày mà phong trào tăng ni, phật tử Việt Nam khởi phát phong trào tranh đấu chống chế độ Ngô Đình Diệm, đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội. BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ cử hành lễ bạch Phật khai kinh tuần lễ Phật Đản và lễ bạch Phật khởi đầu cho tuần lễ tưởng niệm giác linh chư tôn đức tăng ni đã thiêu thân vì chánh pháp và anh linh các thánh tử đạo đã bỏ mình vì sự sống còn của đạo pháp. Đặc biệt từ  ngày 17-5 đến hết Rằm tháng tư năm Quý Tỵ, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (số 15A, Lê Lợi, TP. Huế) diễn ra triển lãm hình ảnh chư thánh tăng, ni và chư vị anh linh thánh tử đạo đã hy sinh cho đạo pháp và đại nghĩa dân tộc. Cuộc triển lãm trưng bày 80 bức ảnh chư thánh tăng, thánh ni, chư anh linh thánh tử đạo và trưng bày tư liệu lịch sử về pháp nạn 1963 với tên gọi "Lửa từ bi”, lần đầu tiên giới thiệu gần như đầy đủ nhất những hình ảnh và tư liệu về pháp nạn 1963. 
 
 Ngoài ra, mùa Phật Đản năm nay, Ban tổ chức sẽ thành kính dâng hương hoa tưởng niệm trước các bảo tháp của chư tôn đức tăng ni đã tự thiêu tại Huế và dâng hương hoa tưởng niệm đến các anh linh thánh tử đạo. Đồng thời thăm viếng thân nhân gia đình các thánh tử đạo vào ngày 9 tháng 4 năm Quý Tỵ và lễ dâng hương hoa, đốt nến tưởng niệm tại đài Thánh tử đạo. Cũng theo lời Hòa thượng Thích Khế Chơn, tất cả mọi hình thức tổ chức cúng dường Đại lễ Phật Đản, tăng ni, phật tử Thừa Thiên - Huế đều thành kính nhất tâm cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, đạo pháp  trường tồn, thế giới hòa bình và chúng sanh an lạc.
 
 
Rất nhiều hình ảnh, tư liệu quý về cuộc đấu tranh 
đòi chế độ Ngô Đình Diệm phải bình đẳng tôn giáo
 được công bố trong triển lãm
 
Lễ rước Phật năm nay thì nội dung và hình thức cũng giống như năm Vesak 2008. Đoàn rước Phật gồm 21 đội hình từ lễ đài chùa Diệu Đế sau khi cử hành lễ Mộc dục, tiền đạo của đoàn rước Phật sẽ qua cầu Gia Hội, từ từ đi qua đường Trần Hưng Đạo, rẽ trái qua cầu Trường Tiền đến đài Thánh tử đạo,  đi dọc đường Lê Lợi, rẽ trái Điện Biện Phủ và dừng lại đầu đường Sư Liễu Quán, lúc này kim thân Đức Phật sẽ được cung nghinh tôn trí tại lễ đài chùa Từ Đàm. Tham gia đoàn rước Phật ngoài chư tôn, đức tăng ni và các ban, ngành trực thuộc BTS, số lượng đạo hữu cư sĩ và phật tử dự kiến từ 6 đến 7 ngàn người. 
 
Chẳng có nơi nào như xứ Huế, đất cố đô một thời còn lưu giữ biết bao nét đẹp thâm trầm, đáng quý, từ nếp sống nho nhã đến cách nói chuyện lịch thiệp. Phật giáo Huế vẫn còn đó những nét riêng chốn thiền môn như chưa hề bị suy chuyển bởi những ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Ở giữa lòng đất Huế, niềm hoan hỷ ấy càng trở nên ý nghĩa và dễ cảm nhận hơn bởi nét đẹp lễ hội Phật giáo chốn này. Ai đã một lần tới Huế đều cảm nhận rằng con người nơi đây vẫn giữ gìn nét đẹp vốn có từ chính cha ông, từ những bài học về nhân - lễ - nghĩa… được hun đúc từ bao đời, nay càng thấm nhuần qua chân lý lời Phật dạy.
 
Theo Hồ Ngọc Minh ( đaioanket.vn)
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chiều ngày 17/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ  khuyết tật mang tên “Ngày Mới”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • Huế hiện có khoảng 50 đình làng cổ nhưng một số đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ biến mất. Nhiều nơi là di tích quốc gia mà nhếch nhác hơn cả… quán cóc.

  • UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 675/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế. 

  • Triển lãm sắp đặt của nghệ sỹ người Đức Dorothee Berkenheger sẽ khai mạc vào ngày 13/4 tới tại New Space Arts Foundation (N.S.A.F.), 15 Lê Lợi, thành phố Huế. Dự kiến sẽ có ba tác phẩm phản ánh chủ đề “Bộ sưu tập” được trình bày lần này.

  • Chiều 7/4, trên Sân vận động Tự Do (TP Huế) đã diễn ra trận chung kết giữa hai đội: Khoa Giáo dục Thể chất (ĐH Huế) và ĐH Khoa học Huế. Hàng ngàn khán giả đã đến sân và cổ vũ cuồng nhiệt cho trận đấu được dự báo là khá gay cấn và đáng mong đợi này.
     

  • Mình học đại học ở Huế. Thời ấy nhà sách Phú Xuân ở đường Trần Hưng Đạo, đầu cầu Trường Tiền phía bờ Bắc, là nhà sách đình đám nhất. Mình khá siêng đi nhà sách, nhưng dẫu là bước vào một cách hiên ngang, mặt có vác lên đến trần nhà cũng chỉ để hưởng cái mát của máy lạnh những ngày nắng nóng kết hợp ngắm sách, sờ sách, suýt xoa sách, rồi… đọc ké sách. Và ra về trong trạng thái thèm thuồng.

  • Xứ Huế đi vào trong thơ ca với cảnh đẹp mê hồn, người Huế có giọng nói dễ thương, tính cách nhẹ nhàng sâu lắng khiến ai ngỡ một lần đến Huế đều phải thốt lên sự thán phục với vẻ yên bình, chầm chậm, pha một chút tâm linh.

  • Vừa kết thúc tại Huế, Liên hoan dân ca Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ năm 2013 đã để lại nhiều lay cảm và ngẫm ngợi. Trăn trở lớn nhất sau liên hoan là làm sao để dân ca có môi trường diễn xướng rộng hơn.

  • Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người bạn yêu nhạc của ông đã ấp ủ xây dựng "Nhà nguyện tình yêu" với ước mong nơi đây sẽ là nơi thề hẹn, nơi làm chứng, nơi gửi lại ngàn sau từng thời khắc rung động của cõi tình... Năm 2000, lần cuối cùng Trịnh Công Sơn về Huế, ông đã nói lên mơ ước dựng lên ngôi nhà ấy...

  • Tối ngày 02/4/2013 (tức ngày 22/02 - Quý Tỵ), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chính thức tổ chức Lễ tế Đàn Xã Tắc năm 2013. Lễ tế đã diễn ra trong không khí hết sức trang nghiêm và thành kính.

  • Sau ngày đất nước giải phóng, nhiều người con xứ Huế đã dần bén duyên với vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú. Đến nay mỗi người đều có một cuộc sống khác nhau, nhưng với họ đây là mảnh đất ân tình, nặng nghĩa.

  • Chiều ngày 01/4, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ ( tầng 2, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ) một không gian văn hóa Trịnh Công Sơn đã chính thức được khai trương với tên gọi Gác Trịnh.  Gác Trịnh cũng chính là căn nhà cũ  mà nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã sống và sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước.

  • Hàng ngàn khán giả đã đến Trung tâm Văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế tham gia đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn” kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa.

  • Vào tối ngày 30/3 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế,  Liên hoan Dân ca Việt Nam năm 2013 khu vực Bắc Trung Bộ đã chính thức bế mạc.  Đây là Liên hoan do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. 

  • Nằm ngay trong Kinh thành Huế, hồ Tịnh Tâm là một Ngự Uyển của Hoàng gia triều Nguyễn vốn rất nổi tiếng, được vua Thiệu Trị xếp vào cảnh đẹp thứ 3 (Đệ tam cảnh Tịnh hồ hạ ứng). 

  • Nhìn Huế với vẻ giản dị đời thường dễ khiến du khách có cảm giác mình đã chạm tay được vào nét mê đắm, huyền hoặc của đất cố đô thanh tú, để rồi mãi cũng không thể quên một sắc Huế dịu dàng…

  • Trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc các thành phố kết nghĩa, buổi tọa đàm với chủ đề “Ca khúc sáng tác về Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành bạn trong giai đoạn hiện nay” đã được tổ chức vào sáng ngày 26/3 tại 26 Lê Lợi, Tp Huế.

  •  

    Sợ bạn đọc hiểu sai, tôi phải nói rõ cái đầu đề của bài viết này không phải những điều kể ra dưới đây đến bây giờ mới thấy ở Huế, mà tôi muốn nói về những điều chưa thấy có ở nơi nào khác ngoài Huế. 

  • Lăng Cơ Thánh được xếp hạng di tích quốc gia năm 1997 hiện đang bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng.

  • Triển lãm ảnh về Huế mang tên Thành phố nước của nhiếp ảnh gia người Nhật Hasegawa Taro khai mạc chiều 23/3 tại 15 - Lê Lợi, TP Huế.