HỒ TƯ
Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Vẻ đẹp Huế - Ảnh: internet
Huế còn có rất nhiều chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ cũng là những thắng địa tham quan, thưởng ngoạn, để tĩnh tâm hướng thiện với đời. Huế có sông Hương, núi Ngự đã đi vào lịch sử thơ ca. Gần đây, Huế có thêm tượng đài Thái tổ Võ Hoàng Đế (Quang Trung - Nguyễn Huệ), nhưng do vị trí không đắc địa nên du khách ít đến viếng thăm. Huế mới có chiếc cầu Dã Viên bắc qua sông Hương, giải quyết được một phần vấn nạn tắc nghẽn giao thông giữa hai bờ Nam Bắc vào giờ cao điểm, lại vừa tạo nên vẻ duyên dáng làm sáng đẹp một góc phố phường về đêm và tôn thêm vẻ đẹp cho một khúc sông Hương khi du khách du thuyền nghe ca Huế. Ngoài ra, thú thật, Huế chưa có những công trình mới gây ấn tượng, hoặc những sản phẩm đặc sắc về tinh thần cũng như vật chất phục vụ vui chơi, giải trí gây được cảm tình, vẫy gọi, thật sự quyến rũ, níu chân du khách lưu trú dài ngày tại mảnh đất mà chúng ta rất đổi tự hào là thơ mộng thân thương này.
Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4, (khóa XIV) đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với mục tiêu: Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế mà nghị quyết Tỉnh ủy đã nêu trên là định hướng chiến lược, quyết tâm chính trị của cấp có thẩm quyền, nhưng để biến quyết tâm thành hành động nên bắt đầu từ đâu, làm những việc gì, người dân tham gia ra sao, những công việc nào mà họ phải làm… thì hầu hết mọi người dân chưa biết phải cùng ai và làm gì cụ thể để chung tay góp sức xây dựng quê hương. Là người dân Huế, tôi cũng luôn trăn trở, mình phải làm gì để góp phần nhỏ bé, làm cho Huế thêm đẹp thêm tươi, để có thể tự hào vẫy gọi bạn bè bốn phương rằng Huế là nơi các bạn nên đến để tham quan, thưởng ngoạn, lưu trú, tiêu tiền… nhưng mọi cố gắng hành xử đơn phương của bản thân chỉ thêm nỗi ưu tư chứ chẳng giúp ích chi được cho quê hương bản quán.
Nay xin mạnh dạn kiến nghị đôi điều, những mong người có quan tâm cùng đàm luận.
Huế phải thực hiện một số chữ “không”:
1. Không xả rác ở công viên, công viên an toàn cho người thưởng ngoạn
Hiện nay sinh viên, học sinh thường tụ tập hát hò, vui chơi ở các công viên, sau đó xả rác bừa bãi, thiếu vẻ mỹ quan, đề nghị cấp có thẩm quyền động viên Hội sinh viên Đại học Huế đảm trách việc này, có thể thành lập đội cờ đỏ của sinh viên, phân công đảm trách trật tự ở các công viên, để giữ vệ sinh, đồng thời bảo đảm an ninh cho du khách, cũng như người dân an tâm dạo chơi, nếu được như vậy là thiết thực và hữu ích hơn nhiều. Nên chuyển công tác tham gia giữ gìn trật tự giao thông đường phố của sinh viên sang đảm trách việc này.
2. Không có người ăn xin
Du khách đến viếng Đài Quan Âm ở Tuần, là du sơn, ngoạn thủy, quang thưởng hoa mộc để tĩnh tâm, hướng thiện, nhưng gặp quá nhiều người ăn xin, áo quần xộc xệch, dáng dấp làm ra vẻ tiều tụy, thiểu não cũng không khỏi chạnh lòng, không bố thì thì thấy ray rứt lương tâm, mà bố thí người này thì phát sinh người khác, áy náy vô cùng. Mặt khác, thiếu vẽ mỹ quan cho một tụ điểm văn hóa, du lịch tâm linh, làm cho du khách hành hương cảm thấy thêm ưu phiền mà ngại quay trở lại; không phải chỉ ở đó mà cả khắp mọi nơi. Kiến nghị nên giao việc này cho Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh đảm trách, phối hợp với các ngành có liên quan, chỉ nên quyết tâm làm một việc duy nhất cho tốt cũng đã có ý nghĩa lắm rồi.
3. Không đeo bám bán hàng rong, không vé số, đánh giày vào các nhà hàng
Đội ngũ này nằng nặc gọi mời, làm cho du khách vô cùng khó chịu, kiến nghị nên giao cho xã, phường, cảnh sát khu vực, công an viên khu phố, các tình nguyện viên và cả nhân viên các nhà hàng đảm trách. Còn việc mưu sinh của một số người nên tìm chỗ ngồi cố định, người cần ắt tìm đến.
4. Không phạt xe du lịch lần đầu đến Huế mà vi phạm lỗi nhỏ
Lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông nên hướng dẫn cho du khách tận tình, ví dụ như do không quen nên đã đi vào đường cấm… Việc này kiến nghị cấp có thẩm quyền quán triệt cho lực lượng cảnh sát giao thông cũng như lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đảm trách.
5. Không có các ổ gà, ổ trâu, ổ voi trên các tuyến đường đến các điểm du lịch
Dù nghèo nhưng không đến nỗi không có vài xe hỗn hợp nhựa vá đường, ngành giao thông nên quan tâm để khỏi mang tiếng cho thành phố đặc sắc về du lịch.
Bao nhiêu cái không khác sẽ tiếp tục hoặc đồng thời thực hiện, một lúc quá ôm đồm sẽ không kham nổi.
Một số kiến nghị khác:
1. Festival nghệ thuật cũng như làng nghề nên định ngày âm lịch, gối đầu với Đại lễ Phật Đản
Không nói thì Huế vẫn là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, không khí lễ và hội Phật Đản được đại bộ phân nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực, các festival nên tiếp nối không khí đó, nếu Chính quyền có phát động phong trào gì trong đợt này như vệ sinh đường phố, nhà cửa; treo cờ, treo đèn, kết hoa, bận áo dài khi ra đường… sẽ được nhiều người dân hưởng ứng vì có gắn với yếu tố tâm linh.
2. Du khách đến Huế là để được tắm mát ở dòng sông Hương
Nghiên cứu sử dụng hai bên bờ sông Hương sao cho du khách đến Huế ngoài việc được thưởng ngoạn với các công trình kiến trúc của lăng tẩm, đền đài, cảnh vật nên thơ thì cũng được ngâm mình dưới dòng sông THƠM trong xanh, mát dịu, huyền thoại và tâm linh để gột rửa những nhọc nhằn, vướng bận với đời cho tâm hồn thanh thản bên cạnh lộ trình hành hương đền Huyền Trân Công Chúa và Điện Thánh mẫu Hòn Chén… Các giải pháp kỹ thuật xây dựng bãi tắm và chống ô nhiễm sẽ được luận bàn, trong đó sử dụng Hồ Tả Trạch như một lợi thế để nước sông Hương luôn xuôi về biển… Đây là một giải pháp gọi mời và níu chân du khách một cách hiệu quả.
3. Xây dựng cồn Dã Viên thành điểm vui chơi giải trí
Hiện tại ở đây cây cối che phủ, cỏ mọc um tùm, đang thiếu bàn tay săn sóc của con người nên rất hoang dã, nhưng đây là khu đất vàng. Nhất thiết phải kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, các đại gia nước ngoài càng tốt, có tư vấn, thiết kế đầu tư xây dựng khu vui chơi gải trí, đưa nước nóng từ Phong An về, tắm mát ở sông Hương, tắm nóng ở trong bể nhân tạo… làm cho cảnh quang môi trường thêm đẹp, xóa được một điểm đen tệ nạn xã hội, thu hút du khách đến lưu trú ở Huế lâu hơn.
4. Mở một số quán nước đẹp trong công viên khu vực từ Phu Văn Lâu đến cầu Dã Viên
Hiện tại khu vực này cây cối tốt tươi, xanh mát, nhưng vắng du khách bộ hành, thường thì cảnh phải có tình, nếu ở đây không có các điểm vui chơi, giải khát thì về đêm như hoang vắng, du khách không dám vãng lai vì sợ những kẻ lêu lổng “choai choai” làm phiền, có khi còn dở trò xin đểu, trấn lột…
Các kiến nghị trên đây đòi hỏi phải có kế hoạch, thận trọng, có tư vấn, phản biện xã hội, hãy để cho toàn dân tham gia, bảo tồn và phát triển, nên và không nên, lợi và hại, trước hết nên giao cho một số đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, khảo sát tính khả thi, rồi phải tổ chức hội thảo, ngoài các nhà chuyên môn, khoa học còn phải để cho mọi người am hiểu về Huế tham gia, tạo sự đồng thuận xã hội rồi hãy bắt tay thực hiện.
5. Nghiên cứu chỉ để đèn vàng cảnh báo ở một số nút giao thông, và cho quẹo phải thêm một số đường có thể
Có những giao lộ rất ít xe qua lại nhưng cũng đèn báo hiệu xanh, đỏ, vàng, trong lúc hướng đường nối năm thì mười họa mới có chiếc xe ló dạng, rất ít hiệu quả. Đề nghị nên để đèn vàng cảnh báo giảm tốc độ cũng đủ nhắc nhở tài xế các loại xe.
6. Mở rộng đối tượng tham gia Hội quy hoạch phát triển Thừa Thiên Huế
Sở dĩ từ trước đến nay, khi thông qua các đề án xây dựng và phát triển đô thị Huế thường có mặt các nhà khoa học, chuyên môn và quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan, điều đó rất cần nhưng theo tôi là chưa đủ. Không ai hiểu ruộng đất bằng các “lão nông tri điền”, không ai biết mồ mả ông cha bằng các “trưởng lão” trong Họ; không ai hiểu lịch sử địa phương bằng các nhà “dư địa chí” quê hương, không ai nhanh nhạy phản ánh tiếng nói của người dân đa chiều bằng các nhà báo, rồi địa chất, môi trường, tài nguyên nước… Có những người không có học hàm học vị, nhưng thiết tha yêu Huế và hiểu Huế rất sâu, cho nên cần phải có tiếng nói của đa thành phần trong quy hoạch và phát triển.
Thiển nghĩ, mọi phản biện xã hội liên quan tới quy hoạch và phát triển đô thị nên để cho Hội Quy hoạch và Phát triển thảo luận, phản biện và tham gia, và do đó, Hội phải chịu trách nhiệm trước tiên với dư luận xã hội, Chính quyền chỉ thực hiện quy hoạch khi có sự đồng thuận cao thông qua kiến nghị đề xuất của Hội quy hoạch và phát triển.
Bởi vậy, để làm tốt công tác phản biện xã hội mà đặc biệt là quy hoạch và phát triển trước hết nên mở rộng đối tượng tham gia Hội Quy hoạch và Phát triển Thừa Thiên Huế, những ai yêu Huế, hiểu Huế, có chuyên môn trên các lĩnh vực dân sinh có thể nói lên được những điều tâm huyết liên quan đến quy hoạch và phát triển thì mời họ tham gia vào Hội để có tiếng nói chung cùng góp phần xây dựng thành phố thân yêu.
Mấy điều suy nghĩ, phác thảo như trên cũng chỉ là ý tưởng, mạo muội nói ra, mong những ai quan tâm cùng đàm thảo.
H.T
(SDB11/12-13)
Tiếp theo Thánh Gióng, lại thêm một vị “Tứ Bất tử” nữa của người Việt Nam được dựng tượng. Đó là Đức Thánh Tản, hay Tản Viên Sơn Thánh, hay gọi một cách học trò là Sơn Tinh, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.
“Phải xem hành lang pháp lý cho văn hóa còn thiếu cái gì. Cái gì lỗi thời rồi cần đổi mới, cái gì mâu thuẫn cần điều chỉnh”, GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, nói tại hội thảo quốc gia Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Cả nước lại sắp bước vào mùa lễ hội Tết Ất Mùi 2015. “Đến hẹn lại lên”, những câu chuyện tiêu cực mùa lễ hội dường như vẫn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý.
Câu chuyện về văn hóa đọc không còn là đề tài mới mẻ nhưng vẫn luôn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Liệu rằng độc giả trẻ đã chọn được cho mình hướng đi đúng đắn?
Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp tổng kết năm của Cục Xuất bản chiều 24/12. Nguyên nhân của việc không đọc xuể sách phát hành là do thiếu nhân lực.
Cùng với yêu cầu ngày một cao đối với chất lượng bản dịch, việc nhận xét, hồi âm của độc giả cũng ngày càng nhiều hơn và trực tiếp hơn, tuy nhiên, trong số đó có những người đang làm việc “ném đá” thay vì “phê bình” một cách thiện chí – đó là ý kiến của BTV Phùng Hồng Minh về những tranh luận quanh bản dịch tiểu thuyết “Bên phía nhà Swann” của Marcel Proust.
Hiện, khá nhiều kiệt tác của văn chương, triết học thế giới đã được dịch ra tiếng Việt với mục đích khai trí, “mở mắt”, dẫn bạn đọc vào biển kiến thức sâu rộng của nhân loại. Song, trước những bản dịch sai “từng xăngtimét”, bạn đọc không thể “nhắm mắt làm ngơ”…
Theo mấy nghiên cứu gần đây thì việc đọc sách văn học khiến cho người ta thông minh hơn, giàu tình cảm hơn, và văn minh hơn. Báo New York Times bèn đặt cho một số nhà văn và học giả câu hỏi: “Văn chương dạy chúng ta điều gì về tình yêu?”
Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, giá trị nghệ thuật bị xem nhẹ, thiếu văn hóa trong cách ứng xử... là những hiện tượng cho thấy văn hóa Việt đang biến đổi một cách nhanh chóng.
Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân (H.Châu Thành, Sóc Trăng) từng một thời nổi tiếng khắp Nam bộ nhưng giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mai một.
L.T.S: “Muốn giao lưu văn hóa với bên ngoài tốt thì bản thân đất nước phải tốt”. Đó là nhận định xuyên suốt cuộc nói chuyện với phóng viên Tạp chí VHNA của Nhà xuất nhập khẩu văn hóa Hữu Ngọc. Khó mà ngờ được ở tuổi 97, ông vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn, trí nhớ minh mẫn đến vậy. Bạn bè gọi ông là “cầu thủ ngoại hạng”, điều đó thật chính xác.
Những tư liệu quý chìm trong hỗn độn hiện vật xung quanh. Những bảng biểu số liệu nặng tính báo cáo... Chúng khiến triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển (từ ngày 4 - 12.10 tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô) giống như một báo cáo thành tích khô cứng.
Biết bao tác giả có tác phẩm thơ, văn được sử dụng trong sách giáo khoa đã không được chi trả tiền tác quyền suốt hàng chục năm qua...
Họa sĩ Trần Lương vừa trở thành một trong hai nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa nhận được Giải thưởng Lớn giải Hoàng tử Claus 2014 (cùng Abel Rodriguez từ Colombia). “Giải thưởng cho tôi thấy rõ là mình đang làm những công việc bình thường của một công dân bình thường có trách nhiệm” - nghệ sĩ chia sẻ.
Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Nếu như ca trù, dân ca quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế… của Việt
Dân tộc và Văn hóa dân tộc Việt Nam có trước rất xa ngày lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước này đã được dựng nên, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa Dân tộc. Nhà nước này, như một lẽ tất yếu, có trách nhiệm bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử, với 12 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, việc trùng tu lẽ ra phải trân trọng lịch sử, thì những người thực hiện lại “hoành tráng hóa” di tích.
Người ta hay quan niệm tháng bảy âm lịch là tháng “cô hồn”, rằm tháng bảy là để “xá tội vong nhân”, toàn khái niệm thuộc về “thế giới khác”. Ai đi chùa thì được biết tháng bảy còn gọi là mùa Vu Lan.