NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Minh họa: NHÍM
Huế ngủ
Đêm nay tôi chờ
Những phiên bản tình yêu đang rấp lên
Quấn quanh khung sắt cửa sổ của nhà thương điên phía xa trong hẻm nhỏ
Những chàng Tây ba lô mang tên Hăm Lét đi ngang qua phố
Dừng lại cụng ly với gã say đang ngồi lỳ suốt cả buổi chiều dưới hàng long não
Huế ngủ, sớm hơn những thành phố khác
Sự yên lặng chạy trên mặt đồng hồ màu trắng, dị ứng với từng cú nhích dạ quang
Đêm phủ tràn nặng trĩu, có lẽ vì thế mà chúng chỉa vào sự bế tắc của những con số đếm ngược
Từ Phạm Ngũ Lão xuôi về Bạch Đằng lao dốc đến Nguyễn Chí Thanh
Có người bạn tôi vừa rủ về ngồi ở chợ đêm đầu mối Phú Hậu
Có thể ở đó hàng ngày những số phận đang tất bật trong từng âm thanh của động cơ ba gác
Những đôi mắt mọc mầm trong mớ rau củ ngổn ngảng bên bờ phố cổ Bao Vinh
Huế ngủ,
Ông Ngự lại muốn kể cho mọi người nghe về những giấc mơ bình minh
Cái ve cái chén khề khà vác câu
Ngồi kể tiếp về câu chuyện dòng sông chưa bao giờ đổ bến
Về cái chân cầu vồng bị trượt lắng giữa Ngự Hà
Tình yêu mù màu trong những nhà thương điên
Ré lên, ha hả
Huế ngủ,
có thể thêm vài tiếng nữa
Quán chè Chi Lăng yên lặng từ lâu
Tiếng xe tiếng người thỏm lọt
Huế ngủ,
Có thể thêm vài ba tiếng nữa
Vài ba ngày nữa...
Có ai vừa đi ngang qua màn hình
Trong chiếc tivi quên bật từ hôm trước
(SH324/02-16)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH