NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Minh họa: NHÍM
Huế ngủ
Đêm nay tôi chờ
Những phiên bản tình yêu đang rấp lên
Quấn quanh khung sắt cửa sổ của nhà thương điên phía xa trong hẻm nhỏ
Những chàng Tây ba lô mang tên Hăm Lét đi ngang qua phố
Dừng lại cụng ly với gã say đang ngồi lỳ suốt cả buổi chiều dưới hàng long não
Huế ngủ, sớm hơn những thành phố khác
Sự yên lặng chạy trên mặt đồng hồ màu trắng, dị ứng với từng cú nhích dạ quang
Đêm phủ tràn nặng trĩu, có lẽ vì thế mà chúng chỉa vào sự bế tắc của những con số đếm ngược
Từ Phạm Ngũ Lão xuôi về Bạch Đằng lao dốc đến Nguyễn Chí Thanh
Có người bạn tôi vừa rủ về ngồi ở chợ đêm đầu mối Phú Hậu
Có thể ở đó hàng ngày những số phận đang tất bật trong từng âm thanh của động cơ ba gác
Những đôi mắt mọc mầm trong mớ rau củ ngổn ngảng bên bờ phố cổ Bao Vinh
Huế ngủ,
Ông Ngự lại muốn kể cho mọi người nghe về những giấc mơ bình minh
Cái ve cái chén khề khà vác câu
Ngồi kể tiếp về câu chuyện dòng sông chưa bao giờ đổ bến
Về cái chân cầu vồng bị trượt lắng giữa Ngự Hà
Tình yêu mù màu trong những nhà thương điên
Ré lên, ha hả
Huế ngủ,
có thể thêm vài tiếng nữa
Quán chè Chi Lăng yên lặng từ lâu
Tiếng xe tiếng người thỏm lọt
Huế ngủ,
Có thể thêm vài ba tiếng nữa
Vài ba ngày nữa...
Có ai vừa đi ngang qua màn hình
Trong chiếc tivi quên bật từ hôm trước
(SH324/02-16)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI