Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.
Italy đã đưa Lâu đài Orsini nằm trên đỉnh làng Soriano nel Cimino vào danh sách các di sản văn hóa cho tư nhân thuê
Cơ quan quản lý đất công Italy (PLA) từng sở hữu quần thể tu viện cổ kể trên, nằm trên diện tích hơn 1.000m2, gồm vài tòa nhà khác nhau. Do không có điều kiện bảo dưỡng tốt tu viện, PLA đã cho công ty quản lý khách sạn IsHotel thuê lại di tích này với giá 200.000 USD mỗi năm, trong vòng 50 năm. Gần đây IsHotel mới hoàn tất hoạt động phục chế tu viện, tốn kém tới 13 triệu USD.
Đôi bên cùng có lợi
Tu viện giờ thuộc khu resort Villa Tolomei, nằm gọn trong các ngọn đồi quanh co và những vườn cây ô-liu, cách cây cầu Ponte Vecchio nổi tiếng có vài phút chạy xe. 30 căn phòng hạng sang nằm trong Villa Tolomei, với tường làm bằng đá cẩm thạch vàng, được trang trí nhiều bức bích họa đẹp đẽ và đồ nội thất kiểu Anh cổ điển, đã thường xuyên kín chỗ, chủ yếu là khách nước ngoài tới thuê.
Chỉ trong 3 tháng đầu hoạt động, kể từ khi khai trương hồi cuối tháng 5 năm ngoái, Villa Tolomei đã tạo được doanh thu 800.000 USD.
Cả công chúng Italy lẫn các công ty tư nhân đều hy vọng Villa Tolomei chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sau nhiều năm lâm vào suy thoái kinh tế, Italy đã gặp vấn đề trong việc trùng tu, bảo dưỡng kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật khổng lồ của mình, gồm nhiều công trình cổ như tu viện nói trên.
Kết quả là chính phủ đã triển khai một dự án mang tên "Valore Paese Dimore" nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư và quản lý một cách hiệu quả các công trình cổ nằm tại nhiều vùng nông thôn, ngoại ô. Tới nay, PLA đã cho các nhà đầu tư tư nhân và quốc tế thuê lại khoảng 115 ngôi nhà cổ (trong số 46.000 ngôi nhà tương tự). Mục tiêu không chỉ để tạo thu nhập mà còn tạo việc làm, kích thích nền kinh tế.
Chính phủ Italy hiện còn có ý định cho tư nhân thuê các công trình lịch sử mang tính biểu tượng, vừa nhằm tăng doanh thu, vừa giúp bảo tồn tốt hơn các di sản này.
Các công trình khác nằm trong danh sách này gồm có nhiều lâu đài được xây từ thời Phục hưng, các cây đèn hải đăng được xây dựng ngoài đảo, các trại lính cổ, pháo đài cổ từng được dùng làm nhà tù, các biệt thự sang trọng của giới quý tộc. Ấn tượng nhất là lâu đài Orsini ở làng Soriano nel Cimino, pháo đài Borbonic trên đảo Santo Stefano.
Di sản UNESCO cũng được cho thuê
Không phải công trình nào trong đó cũng biến thành các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Một số sẽ thành trung tâm văn hóa, trung tâm triển lãm giới thiệu các mặt hàng của Italy. Chính quyền và công ty tư nhân đều được hưởng lợi từ sự hợp tác này.
Một mặt Italy trùng tu được một công trình văn hóa đã xuống cấp thông qua vốn tư nhân, tạo được nguồn thu từ di sản đó mà không mất đi quyền sở hữu. Ở phía bên kia, các doanh nghiệp sẽ được quyền kinh doanh dựa trên công trình và sẽ thu lãi, sau các khoản đầu tư lớn ban đầu. Mỗi dự án này đều tạo việc làm mới qua đó thúc đẩy kinh tế và du lịch ở địa phương.
Động thái của Italy thực tế đã nằm trong một xu hướng kinh doanh di sản văn hóa xuất hiện khá rộng ở châu Âu. Ví dụ Paradores de Turismo ở Tây Ban Nha là một chuỗi các nhà nghỉ nằm ở vùng nông thôn vua Alfonso XIII tạo ra vào năm 1926. Tới nay nhà nước Tây Ban Nha đã biến Paradores de Turismo thành một tập đoàn kinh doanh khách sạn, với hơn 90 khách sạn nằm trong các tu viện, các pháo đài khổ có khung cảnh tuyệt đẹp. Với hơn 3.500 người lao động, Paradores còn là tập đoàn khách sạn hàng đầu Tây Ban Nha chuyên về du lịch văn hóa.
Tương tự, Pháp sở hữu khá nhiều các biệt thự lâu đài (chateaux) cổ rất đẹp, và đã cho công ty Patrimoine thuê lại để biến thành khu resort nghỉ dưỡng cao cấp. Trong số các di tích được cho thuê có Fort de Sedan, một pháo đài thuộc danh sách Di sản thế giới của UNESCO, bên cạnh các lâu đài tráng lệ khác ở khu vực Loire nổi tiếng.
Nguồn: Tường Linh - TT&VH
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.
Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.