Hồn Huế

17:25 11/05/2010
NGUYỄN THANH HÙNGTôi chưa biết Huế nên buồn vì bỏ qua một vẻ đẹp. Buồn vì mãi mãi không thể chiêm ngưỡng cố đô của đất nước một thời ngang ngửa. Một khoảng trống văn hóa về cổ vật kiến trúc nguyên vẹn của tịnh đô Huế không thể lấp đầy trong tôi, luôn tin tưởng vào sự hữu linh của vạn vật.

Ảnh: Internet

Thế giới tinh thần thiêng liêng của tồn tại nào mà chẳng do hồn người, tình người truyền sang từ lúc bắt đầu sáng tạo, làm sao có thể tái sinh khi nó là phế đô dưới cái nhìn lịch sử. Con mắt, hay nói đúng hơn, nhãn quan điều tiết và hoàn thiện tư tưởng sáng tạo để con người tự ngắm mình với những tầm cao của cái đẹp sẽ không còn cách nào để thuyết minh trọn vẹn. Mọi linh hồn ấy đã bay đi và làm cho thế giới này trống vắng!

Huế còn đó nhưng không thể tìm lại sự tương song. Cái nhìn trân trân vào Huế như một cõi xa, như một chứng tích lịch sử không thể bắt gặp dòng suối trong lành của niềm thanh thản vô tư lự về sự thuần khiết, thánh thiện của một kinh đô tươi tắn chan hòa sắc mầu trần thế. Chỉ riêng điều đó thôi, Huế đã xứng đáng được vọng tưởng, yêu dấu và cũng chính vì thế mà càng thật buồn khi hồn Huế đã lùi xa.

Rồi tôi sẽ tìm đến Huế một ngày nào đó. Huế xưa và nay có cái gì chung vậy? Cái gì đã được sơn phết cũng có nghĩa đồng thời là che phủ. Những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng xưa kia của Huế không thể tạo nên những đường viền mơ hồ giữa bóng tối và ánh sáng, giữa nét đăm chiêu và nụ cười khi có quá nhiều sự can thiệp của một định khu du lịch.

Huế buồn do biến Huế thành vui, thành giải trí ít trí tuệ. Thị giác về Huế sẽ không còn khả năng phần biệt khác nhau về sắc màu tâm, hồn mà buộc phải chính xác cho mục đích được xiết chặt. Huế ngày nay không dành nhiều liên tưởng tự do cho du khách. Huế đã bị cưỡng đoạt bởi lòng tham châu báu và đang cưỡng bức sống lý tài cho một nhân cách không có trí tưởng tượng hồn nhiên.

Huế bây giờ đang được nhìn bởi dục vọng được hình thành một cách hỗn độn, pha tạp. Năng khiếu khúc xạ của thị giác và thị cảm hoàn toàn tê liệt đi trong một thế giới đồ vật bị cường điệu một số khía cạnh trước mắt mà quên rằng sức sống của Huế là thời gian. Tiếc thay sự cường điệu ấy không phải bằng cách tìm kiếm cái lớn lao mà đơn giản chỉ là thỏa mãn sự giải trí hài hước với những đường thẳng tuyệt đối của vật thể chứ không với những đường chuyển tiếp vô hạn giữa thực thể và huyền bí, giữa cái cao cả và sự thông thường, giữa khoái cảm và lương tri, giữa sự hoa lệ và bi thảm của số phận một triều đại cuối cùng có ý thức, không được ý thức, giữa sự dịu dàng và sự tàn nhẫn vì thị hiếu của chúng ta phần lớn là giả tạo.

Huế phải bằng mảnh đất và con người mình làm phồn vinh văn hóa Huế với tất cả sự kiên nhẫn của thời gian chứ không đọa đầy sự độc đáo của mình vì lợi ịch du lãm. Những nhà vườn cây cảnh tĩnh tâm, những sưu tập cá nhân đồ sộ, những ngôi nhà ám khói hương trầm dòng họ bất diệt, những nhà học và kinh kệ chốn Phật đài mở ra hư

không, những chiều thông vi vút và mưa bay, những cay đắng của dòng sông bèo bọt làm run rẩy vầng trăng và những chuyến đò ngang tắt lên chiến khu để còn Huế bây giờ với màu vàng của hoàng hôn lịch sử và màu đỏ bình mình cách mạng.

Tất cả hồn Huế phải được tái sinh để dẫn con người đến những xúc động sâu xa làm dịu lắng sự rã rời trong bão tố và mãi mãi trong cơn say ngây ngất những run rẩy tâm hồn với miền đất trọng.

Ai đã đến Huế một lần đều phải dừng chân nghĩ ngợi. Huế xa lạ và gần gũi biết bao! Huế xa vì đặc tính của riêng mình và Huế gần vì con người biết tự vượt qua cái tôi một bước chân là đến Huế. Nhà Lê bên kia đèo Ngang và nhà Nguyễn bên này nhưng tấm lòng Bà huyện Thanh Quan mở ra trong vẹn toàn giải đất. Nhỏ hẹp và thanh tú nên thường dễ bứt chia. Trong lòng bà huyện, tổ quốc được nhìn từ một đỉnh đèo có cái tên thương cảm, lòng người dựa đấy để phân ly. Bên này hay bên kia cũng đều gầy guộc như nhau những số phận người. Đến miền đất lạ chẳng cứ gì Huế, con người dường như được giải thoát, được rũ bỏ những định kiến hẹp hòi, những thói quen đường mòn lối cũ mà tiếc thay thời nay cũng còn nhiều dấu vết.

Những bài thơ nhớ tiếc hoàng hôn của bà huyện là sự trở về với cội rễ hiền minh, với khúc ruột mềm. Nếu xem xét ở góc độ nhân thân của bà thì sáu bài thơ hoặc ít hơn đã làm nên nền văn học bước qua tâm hồn chia cắt mà Hoàng Ngọc Hiến coi Tạ Duy Anh là hiện tượng “văn học bước qua lời nguyền”. Bà buồn đau với mảnh tình riêng vì đất nước khát khao trọn vẹn và hòa hợp chứ không đau cho sự hưng vong của một triều đại. Đất nước với bà dù là Thăng Long là đèo Ngang hay Huế không còn của riêng ai mà là sự cổ kính không ngày tháng của một dân tộc, là mặt trời vô tư đã tắt.

Hoang tàn trước hết là tự lòng người đã trở thành ký ức đá chưa nguôi làm sống lại mà vẫn độc thoại cô đơn với rêu xanh che phủ để thời gian, một hoạt chất của con người còn ý thức sống, mãi mãi thành ngôi mộ đá, thành tấm bia vĩnh cửu đọng lại gương mặt một thời bị lãng quên.

Huế đừng là thế nữa vì đã một lần duy nhất che chở trái tim bà huyện và tâm tình thơ của bà đã trả nợ và báo danh cho Huế hôm nay. Bà huyện là ai không cần có tên hoặc không ai biết cả. Bà là một vùng đất Thanh Quan, một nhúm đất của Tổ quốc trong bao la ngưỡng vọng ân tình. Bà là một giải phổ buồn với mầu hoàng hôn. Bà là hiện thân của sự nhắc nhở quá khứ vì quá khứ của đời người không ngừng tích tụ và cần được bảo toàn. Chỉ cần quay đầu nhìn lại là từ bỏ được lợi ích hiện tại để có sự dài lâu. Thơ bà là sự kiếm tìm trân trọng với thời gian chứ không minh họa cho cuộc đời riêng hay một ý nghĩa nào biết trước. Sự kiếm tìm trong dòng chảy thời gian cái đích thực, mà chỉ có kiếm tìm mới tạo ra những ý nghĩa riêng của nó. Cái vẻ cổ điển thanh tao trong thơ bà tạo nên sự thiếu tự nhiên nhất để lầm nổi rõ tấm lòng xúc cảm trước thời thế của bà đã vọng vào ta âm điệu chính xác nhất làm chúng ta cảm nhận sự tồn tại mơ hồ của một thế giới bên trong để con người hình dung về cuộc sống sắp tới và xa xôi mà kinh nghiệm đời sống hiền minh từng sắp đặt. Nguyên nhân tình cảm, sự thổn thức âu lo của trái tim bà không muốn phải nhìn cảnh xót xa tan nát bởi chia lìa luôn luôn là chất thơ được cảm nhận bởi cái nóng ấm và lạnh lẽo của hoàng hôn day dứt thôi thúc cuộc trở về. Hãy thôi nói về Huế buồn và tắt lặng ban khen nỗi u buồn cô tịch của nàng quận chúa Thanh Quan. Nỗi u buồn Thanh Quan tràn ra từ sự nhận thức sắc bén qui luật ngọt ngào của thời gian vì nó thay đổi và phát triển thường xuyên. Nó đang trở về một cái gì lớn hơn thế nữa để cuối cùng đích thực là nó trong hiện thực vô hình và cảm xúc dồn nén như Huế hôm nay.

N.T.H
(138/08-00)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.

  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.

  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.