Hồn Huế

17:25 11/05/2010
NGUYỄN THANH HÙNGTôi chưa biết Huế nên buồn vì bỏ qua một vẻ đẹp. Buồn vì mãi mãi không thể chiêm ngưỡng cố đô của đất nước một thời ngang ngửa. Một khoảng trống văn hóa về cổ vật kiến trúc nguyên vẹn của tịnh đô Huế không thể lấp đầy trong tôi, luôn tin tưởng vào sự hữu linh của vạn vật.

Ảnh: Internet

Thế giới tinh thần thiêng liêng của tồn tại nào mà chẳng do hồn người, tình người truyền sang từ lúc bắt đầu sáng tạo, làm sao có thể tái sinh khi nó là phế đô dưới cái nhìn lịch sử. Con mắt, hay nói đúng hơn, nhãn quan điều tiết và hoàn thiện tư tưởng sáng tạo để con người tự ngắm mình với những tầm cao của cái đẹp sẽ không còn cách nào để thuyết minh trọn vẹn. Mọi linh hồn ấy đã bay đi và làm cho thế giới này trống vắng!

Huế còn đó nhưng không thể tìm lại sự tương song. Cái nhìn trân trân vào Huế như một cõi xa, như một chứng tích lịch sử không thể bắt gặp dòng suối trong lành của niềm thanh thản vô tư lự về sự thuần khiết, thánh thiện của một kinh đô tươi tắn chan hòa sắc mầu trần thế. Chỉ riêng điều đó thôi, Huế đã xứng đáng được vọng tưởng, yêu dấu và cũng chính vì thế mà càng thật buồn khi hồn Huế đã lùi xa.

Rồi tôi sẽ tìm đến Huế một ngày nào đó. Huế xưa và nay có cái gì chung vậy? Cái gì đã được sơn phết cũng có nghĩa đồng thời là che phủ. Những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng xưa kia của Huế không thể tạo nên những đường viền mơ hồ giữa bóng tối và ánh sáng, giữa nét đăm chiêu và nụ cười khi có quá nhiều sự can thiệp của một định khu du lịch.

Huế buồn do biến Huế thành vui, thành giải trí ít trí tuệ. Thị giác về Huế sẽ không còn khả năng phần biệt khác nhau về sắc màu tâm, hồn mà buộc phải chính xác cho mục đích được xiết chặt. Huế ngày nay không dành nhiều liên tưởng tự do cho du khách. Huế đã bị cưỡng đoạt bởi lòng tham châu báu và đang cưỡng bức sống lý tài cho một nhân cách không có trí tưởng tượng hồn nhiên.

Huế bây giờ đang được nhìn bởi dục vọng được hình thành một cách hỗn độn, pha tạp. Năng khiếu khúc xạ của thị giác và thị cảm hoàn toàn tê liệt đi trong một thế giới đồ vật bị cường điệu một số khía cạnh trước mắt mà quên rằng sức sống của Huế là thời gian. Tiếc thay sự cường điệu ấy không phải bằng cách tìm kiếm cái lớn lao mà đơn giản chỉ là thỏa mãn sự giải trí hài hước với những đường thẳng tuyệt đối của vật thể chứ không với những đường chuyển tiếp vô hạn giữa thực thể và huyền bí, giữa cái cao cả và sự thông thường, giữa khoái cảm và lương tri, giữa sự hoa lệ và bi thảm của số phận một triều đại cuối cùng có ý thức, không được ý thức, giữa sự dịu dàng và sự tàn nhẫn vì thị hiếu của chúng ta phần lớn là giả tạo.

Huế phải bằng mảnh đất và con người mình làm phồn vinh văn hóa Huế với tất cả sự kiên nhẫn của thời gian chứ không đọa đầy sự độc đáo của mình vì lợi ịch du lãm. Những nhà vườn cây cảnh tĩnh tâm, những sưu tập cá nhân đồ sộ, những ngôi nhà ám khói hương trầm dòng họ bất diệt, những nhà học và kinh kệ chốn Phật đài mở ra hư

không, những chiều thông vi vút và mưa bay, những cay đắng của dòng sông bèo bọt làm run rẩy vầng trăng và những chuyến đò ngang tắt lên chiến khu để còn Huế bây giờ với màu vàng của hoàng hôn lịch sử và màu đỏ bình mình cách mạng.

Tất cả hồn Huế phải được tái sinh để dẫn con người đến những xúc động sâu xa làm dịu lắng sự rã rời trong bão tố và mãi mãi trong cơn say ngây ngất những run rẩy tâm hồn với miền đất trọng.

Ai đã đến Huế một lần đều phải dừng chân nghĩ ngợi. Huế xa lạ và gần gũi biết bao! Huế xa vì đặc tính của riêng mình và Huế gần vì con người biết tự vượt qua cái tôi một bước chân là đến Huế. Nhà Lê bên kia đèo Ngang và nhà Nguyễn bên này nhưng tấm lòng Bà huyện Thanh Quan mở ra trong vẹn toàn giải đất. Nhỏ hẹp và thanh tú nên thường dễ bứt chia. Trong lòng bà huyện, tổ quốc được nhìn từ một đỉnh đèo có cái tên thương cảm, lòng người dựa đấy để phân ly. Bên này hay bên kia cũng đều gầy guộc như nhau những số phận người. Đến miền đất lạ chẳng cứ gì Huế, con người dường như được giải thoát, được rũ bỏ những định kiến hẹp hòi, những thói quen đường mòn lối cũ mà tiếc thay thời nay cũng còn nhiều dấu vết.

Những bài thơ nhớ tiếc hoàng hôn của bà huyện là sự trở về với cội rễ hiền minh, với khúc ruột mềm. Nếu xem xét ở góc độ nhân thân của bà thì sáu bài thơ hoặc ít hơn đã làm nên nền văn học bước qua tâm hồn chia cắt mà Hoàng Ngọc Hiến coi Tạ Duy Anh là hiện tượng “văn học bước qua lời nguyền”. Bà buồn đau với mảnh tình riêng vì đất nước khát khao trọn vẹn và hòa hợp chứ không đau cho sự hưng vong của một triều đại. Đất nước với bà dù là Thăng Long là đèo Ngang hay Huế không còn của riêng ai mà là sự cổ kính không ngày tháng của một dân tộc, là mặt trời vô tư đã tắt.

Hoang tàn trước hết là tự lòng người đã trở thành ký ức đá chưa nguôi làm sống lại mà vẫn độc thoại cô đơn với rêu xanh che phủ để thời gian, một hoạt chất của con người còn ý thức sống, mãi mãi thành ngôi mộ đá, thành tấm bia vĩnh cửu đọng lại gương mặt một thời bị lãng quên.

Huế đừng là thế nữa vì đã một lần duy nhất che chở trái tim bà huyện và tâm tình thơ của bà đã trả nợ và báo danh cho Huế hôm nay. Bà huyện là ai không cần có tên hoặc không ai biết cả. Bà là một vùng đất Thanh Quan, một nhúm đất của Tổ quốc trong bao la ngưỡng vọng ân tình. Bà là một giải phổ buồn với mầu hoàng hôn. Bà là hiện thân của sự nhắc nhở quá khứ vì quá khứ của đời người không ngừng tích tụ và cần được bảo toàn. Chỉ cần quay đầu nhìn lại là từ bỏ được lợi ích hiện tại để có sự dài lâu. Thơ bà là sự kiếm tìm trân trọng với thời gian chứ không minh họa cho cuộc đời riêng hay một ý nghĩa nào biết trước. Sự kiếm tìm trong dòng chảy thời gian cái đích thực, mà chỉ có kiếm tìm mới tạo ra những ý nghĩa riêng của nó. Cái vẻ cổ điển thanh tao trong thơ bà tạo nên sự thiếu tự nhiên nhất để lầm nổi rõ tấm lòng xúc cảm trước thời thế của bà đã vọng vào ta âm điệu chính xác nhất làm chúng ta cảm nhận sự tồn tại mơ hồ của một thế giới bên trong để con người hình dung về cuộc sống sắp tới và xa xôi mà kinh nghiệm đời sống hiền minh từng sắp đặt. Nguyên nhân tình cảm, sự thổn thức âu lo của trái tim bà không muốn phải nhìn cảnh xót xa tan nát bởi chia lìa luôn luôn là chất thơ được cảm nhận bởi cái nóng ấm và lạnh lẽo của hoàng hôn day dứt thôi thúc cuộc trở về. Hãy thôi nói về Huế buồn và tắt lặng ban khen nỗi u buồn cô tịch của nàng quận chúa Thanh Quan. Nỗi u buồn Thanh Quan tràn ra từ sự nhận thức sắc bén qui luật ngọt ngào của thời gian vì nó thay đổi và phát triển thường xuyên. Nó đang trở về một cái gì lớn hơn thế nữa để cuối cùng đích thực là nó trong hiện thực vô hình và cảm xúc dồn nén như Huế hôm nay.

N.T.H
(138/08-00)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ XUÂN CẨM 

    Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền Trung, không chỉ ở các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách… mà còn khác biệt ở màu xanh thiên nhiên hòa quyện vào các công trình một cách tinh tế.

  • KỶ NIỆM 130 CHÍNH BIẾN THẤT THỦ KINH ĐÔ (23/5 ẤT DẬU 1885 - 23/5 ẤT MÙI 2015)

    LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Huế, trong lịch sử từng là vùng đất đóng vai trò một trung tâm chính trị - văn hóa, từng gánh chịu nhiều vết thương của nạn binh đao. Chính biến Thất thủ Kinh đô 23/5, vết thương lịch sử ấy ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ người dân Cố đô.

  • KIMO 

    Café trên xứ Huế bây giờ không thua gì café quán cốc ở Pháp, những quán café mọc lên đầy hai bên lề đường và khi vươn vai thức dậy nhìn xuống đường là mùi thơm của café cũng đủ làm cho con người tỉnh táo.

  • LTS: Diễn ra từ 10/6 đến 22/6/2015, cuộc triển lãm “Thừa Thiên Huế: 90 năm báo chí yêu nước và cách mạng” do Hội Nhà báo tổ chức tại Huế, trưng bày các tư liệu báo chí hết sức quý giá do nhà báo, nhà nghiên cứu Dương Phước Thu sưu tập, đã thu hút đông đảo công chúng Huế. Nhiều tờ báo xuất bản cách đây hơn thế kỷ giờ đây công chúng được nhìn thấy để từ đó, hình dung về một thời kỳ Huế đã từng là trung tâm báo chí của cả nước. Nhân sự kiện hết sức đặc biệt này, Sông Hương đã có cuộc phỏng vấn ngắn với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Một lần lên chùa Thiên Mụ gặp đoàn khách có người dẫn, tôi nhập lại để nghe thuyết minh. Nền cũ đình Hương Nguyện trước tháp Phước Duyên được chọn làm diễn đài.

  • LÊ QUANG THÁI

    Việt Nam giữ một vị thế trọng yếu ở ngã tư giao lưu với các nước của bán đảo Ấn Hoa và miền Viễn Đông châu Á.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                            Tùy bút

    Mối cảm giao với Túy Vân khởi sự từ sự tạo sinh của đất trời trong lớp lớp mây trắng chảy tràn, tuyết tô cho ngọn núi mệnh danh thắng cảnh thiền kinh Cố đô.

  • PHẠM THÁI ANH THƯ

    Trong giai đoạn 2004 - 2013, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đồng hành với mức tăng trưởng đó, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Một số nhà nghiên cứu đã chú tâm tìm kiếm nơi an táng đại thi hào Nguyễn Du ở Huế, sau khi ông qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (16/9/1820).

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN 

    Sông Hương vừa là cột mốc làm chứng vừa là biểu tượng cho dáng đẹp sương khói, “áo lụa thinh không” của lịch sử thăng trầm về hình bóng Huế.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    1. Đôi điều tản mạn về Liễu
    Người Á Đông thường coi trọng luật phong thủy, ngũ hành âm dương, họ luôn chú trọng đến thiên nhiên, cảnh vật và xem đó là một phần của cuộc sống tinh thần.

  • TRƯỜNG PHƯỚC  

    Đất nước hòa bình, thống nhất, thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đã 40 năm. Những thành tựu là có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, muốn phát triển, công cuộc đổi mới cần được thúc đẩy một cách mạnh mẽ có hiệu quả hơn nữa.

  • LƯU THỦY
     
    KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ (26/3/1975 - 2015)

  • LÊ VĂN LÂN

    Một mùa xuân mới lại về trên quê hương “Huế luôn luôn mới” để lại trong tâm hồn người dân Huế luôn trăn trở với bao khát vọng vươn lên, trả lời câu hỏi phải tiếp tục làm gì để Huế là một thành phố sáng tạo, một đô thị đáng sống. Gạt ra ngoài những danh hiệu, kể cả việc Huế chưa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề đặt ra đâu là cái lõi cái bất biến của Huế và chúng ta phải làm gì để cái lõi đó tỏa sáng.

  • THANH TÙNG

    Ở Việt Nam, Huế là thành phố có tỉ lệ tượng lớn nhất trên diện tích tự nhiên và dân số. Không chỉ nhiều về số lượng mà còn đạt đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật, phong phú về đề tài, loại hình, phong cách thể hiện.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Chùa Hoàng giác là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong, được đích thân chúa Nguyễn Phúc Chu cho tái thiết, ban sắc tứ vào năm 1721. Tuy nhiên, vì trải qua binh lửa chiến tranh chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Dựa trên nguồn sử liệu và kết quả điều tra thực tế, chúng tôi cố gắng để phác thảo phần nào nguồn gốc ra đời cũng như tầm quan trọng của ngôi chùa này trong đời sống văn hóa cư dân Huế xưa với một nếp sống mang đậm dấu ấn Phật giáo.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cách đây đúng 500 năm (1514 - 2014), tại ngôi làng ven sông Kiến Giang “nơi cây vườn và dòng nước cùng với các thôn xóm xung quanh hợp thành một vùng biếc thẳm giữa màu xanh mênh mông của cánh đồng hai huyện”(1) thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cậu bé Dương Văn An, sau này đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức Thượng thư được sinh ra đời.

  • DƯƠNG ĐÌNH CHÂU – TRẦN HOÀNG CẨM LAI

    Danh lam thắng cảnh, nơi cảnh đẹp có chùa nổi tiếng, khái niệm này càng rõ hơn ở Huế.

  • PHẠM HẠNH THƯ

    Du lịch Huế xưa
    Du lịch Huế có một lịch sử thơ ca dân gian gắn liền với những bước phát triển của mình.