Hồn Huế

17:25 11/05/2010
NGUYỄN THANH HÙNGTôi chưa biết Huế nên buồn vì bỏ qua một vẻ đẹp. Buồn vì mãi mãi không thể chiêm ngưỡng cố đô của đất nước một thời ngang ngửa. Một khoảng trống văn hóa về cổ vật kiến trúc nguyên vẹn của tịnh đô Huế không thể lấp đầy trong tôi, luôn tin tưởng vào sự hữu linh của vạn vật.

Ảnh: Internet

Thế giới tinh thần thiêng liêng của tồn tại nào mà chẳng do hồn người, tình người truyền sang từ lúc bắt đầu sáng tạo, làm sao có thể tái sinh khi nó là phế đô dưới cái nhìn lịch sử. Con mắt, hay nói đúng hơn, nhãn quan điều tiết và hoàn thiện tư tưởng sáng tạo để con người tự ngắm mình với những tầm cao của cái đẹp sẽ không còn cách nào để thuyết minh trọn vẹn. Mọi linh hồn ấy đã bay đi và làm cho thế giới này trống vắng!

Huế còn đó nhưng không thể tìm lại sự tương song. Cái nhìn trân trân vào Huế như một cõi xa, như một chứng tích lịch sử không thể bắt gặp dòng suối trong lành của niềm thanh thản vô tư lự về sự thuần khiết, thánh thiện của một kinh đô tươi tắn chan hòa sắc mầu trần thế. Chỉ riêng điều đó thôi, Huế đã xứng đáng được vọng tưởng, yêu dấu và cũng chính vì thế mà càng thật buồn khi hồn Huế đã lùi xa.

Rồi tôi sẽ tìm đến Huế một ngày nào đó. Huế xưa và nay có cái gì chung vậy? Cái gì đã được sơn phết cũng có nghĩa đồng thời là che phủ. Những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng xưa kia của Huế không thể tạo nên những đường viền mơ hồ giữa bóng tối và ánh sáng, giữa nét đăm chiêu và nụ cười khi có quá nhiều sự can thiệp của một định khu du lịch.

Huế buồn do biến Huế thành vui, thành giải trí ít trí tuệ. Thị giác về Huế sẽ không còn khả năng phần biệt khác nhau về sắc màu tâm, hồn mà buộc phải chính xác cho mục đích được xiết chặt. Huế ngày nay không dành nhiều liên tưởng tự do cho du khách. Huế đã bị cưỡng đoạt bởi lòng tham châu báu và đang cưỡng bức sống lý tài cho một nhân cách không có trí tưởng tượng hồn nhiên.

Huế bây giờ đang được nhìn bởi dục vọng được hình thành một cách hỗn độn, pha tạp. Năng khiếu khúc xạ của thị giác và thị cảm hoàn toàn tê liệt đi trong một thế giới đồ vật bị cường điệu một số khía cạnh trước mắt mà quên rằng sức sống của Huế là thời gian. Tiếc thay sự cường điệu ấy không phải bằng cách tìm kiếm cái lớn lao mà đơn giản chỉ là thỏa mãn sự giải trí hài hước với những đường thẳng tuyệt đối của vật thể chứ không với những đường chuyển tiếp vô hạn giữa thực thể và huyền bí, giữa cái cao cả và sự thông thường, giữa khoái cảm và lương tri, giữa sự hoa lệ và bi thảm của số phận một triều đại cuối cùng có ý thức, không được ý thức, giữa sự dịu dàng và sự tàn nhẫn vì thị hiếu của chúng ta phần lớn là giả tạo.

Huế phải bằng mảnh đất và con người mình làm phồn vinh văn hóa Huế với tất cả sự kiên nhẫn của thời gian chứ không đọa đầy sự độc đáo của mình vì lợi ịch du lãm. Những nhà vườn cây cảnh tĩnh tâm, những sưu tập cá nhân đồ sộ, những ngôi nhà ám khói hương trầm dòng họ bất diệt, những nhà học và kinh kệ chốn Phật đài mở ra hư

không, những chiều thông vi vút và mưa bay, những cay đắng của dòng sông bèo bọt làm run rẩy vầng trăng và những chuyến đò ngang tắt lên chiến khu để còn Huế bây giờ với màu vàng của hoàng hôn lịch sử và màu đỏ bình mình cách mạng.

Tất cả hồn Huế phải được tái sinh để dẫn con người đến những xúc động sâu xa làm dịu lắng sự rã rời trong bão tố và mãi mãi trong cơn say ngây ngất những run rẩy tâm hồn với miền đất trọng.

Ai đã đến Huế một lần đều phải dừng chân nghĩ ngợi. Huế xa lạ và gần gũi biết bao! Huế xa vì đặc tính của riêng mình và Huế gần vì con người biết tự vượt qua cái tôi một bước chân là đến Huế. Nhà Lê bên kia đèo Ngang và nhà Nguyễn bên này nhưng tấm lòng Bà huyện Thanh Quan mở ra trong vẹn toàn giải đất. Nhỏ hẹp và thanh tú nên thường dễ bứt chia. Trong lòng bà huyện, tổ quốc được nhìn từ một đỉnh đèo có cái tên thương cảm, lòng người dựa đấy để phân ly. Bên này hay bên kia cũng đều gầy guộc như nhau những số phận người. Đến miền đất lạ chẳng cứ gì Huế, con người dường như được giải thoát, được rũ bỏ những định kiến hẹp hòi, những thói quen đường mòn lối cũ mà tiếc thay thời nay cũng còn nhiều dấu vết.

Những bài thơ nhớ tiếc hoàng hôn của bà huyện là sự trở về với cội rễ hiền minh, với khúc ruột mềm. Nếu xem xét ở góc độ nhân thân của bà thì sáu bài thơ hoặc ít hơn đã làm nên nền văn học bước qua tâm hồn chia cắt mà Hoàng Ngọc Hiến coi Tạ Duy Anh là hiện tượng “văn học bước qua lời nguyền”. Bà buồn đau với mảnh tình riêng vì đất nước khát khao trọn vẹn và hòa hợp chứ không đau cho sự hưng vong của một triều đại. Đất nước với bà dù là Thăng Long là đèo Ngang hay Huế không còn của riêng ai mà là sự cổ kính không ngày tháng của một dân tộc, là mặt trời vô tư đã tắt.

Hoang tàn trước hết là tự lòng người đã trở thành ký ức đá chưa nguôi làm sống lại mà vẫn độc thoại cô đơn với rêu xanh che phủ để thời gian, một hoạt chất của con người còn ý thức sống, mãi mãi thành ngôi mộ đá, thành tấm bia vĩnh cửu đọng lại gương mặt một thời bị lãng quên.

Huế đừng là thế nữa vì đã một lần duy nhất che chở trái tim bà huyện và tâm tình thơ của bà đã trả nợ và báo danh cho Huế hôm nay. Bà huyện là ai không cần có tên hoặc không ai biết cả. Bà là một vùng đất Thanh Quan, một nhúm đất của Tổ quốc trong bao la ngưỡng vọng ân tình. Bà là một giải phổ buồn với mầu hoàng hôn. Bà là hiện thân của sự nhắc nhở quá khứ vì quá khứ của đời người không ngừng tích tụ và cần được bảo toàn. Chỉ cần quay đầu nhìn lại là từ bỏ được lợi ích hiện tại để có sự dài lâu. Thơ bà là sự kiếm tìm trân trọng với thời gian chứ không minh họa cho cuộc đời riêng hay một ý nghĩa nào biết trước. Sự kiếm tìm trong dòng chảy thời gian cái đích thực, mà chỉ có kiếm tìm mới tạo ra những ý nghĩa riêng của nó. Cái vẻ cổ điển thanh tao trong thơ bà tạo nên sự thiếu tự nhiên nhất để lầm nổi rõ tấm lòng xúc cảm trước thời thế của bà đã vọng vào ta âm điệu chính xác nhất làm chúng ta cảm nhận sự tồn tại mơ hồ của một thế giới bên trong để con người hình dung về cuộc sống sắp tới và xa xôi mà kinh nghiệm đời sống hiền minh từng sắp đặt. Nguyên nhân tình cảm, sự thổn thức âu lo của trái tim bà không muốn phải nhìn cảnh xót xa tan nát bởi chia lìa luôn luôn là chất thơ được cảm nhận bởi cái nóng ấm và lạnh lẽo của hoàng hôn day dứt thôi thúc cuộc trở về. Hãy thôi nói về Huế buồn và tắt lặng ban khen nỗi u buồn cô tịch của nàng quận chúa Thanh Quan. Nỗi u buồn Thanh Quan tràn ra từ sự nhận thức sắc bén qui luật ngọt ngào của thời gian vì nó thay đổi và phát triển thường xuyên. Nó đang trở về một cái gì lớn hơn thế nữa để cuối cùng đích thực là nó trong hiện thực vô hình và cảm xúc dồn nén như Huế hôm nay.

N.T.H
(138/08-00)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI VĂN HOAN

    Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.

  • TRẦN ĐÌNH BA

    1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
    Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.

  • CAO THỊ HOÀNG  

    1.
    Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn. 

  • VĨNH AN

    Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.

  • TRUNG SƠN

    I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.

  • TRƯỜNG AN     

    “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất trắng trời…”

  • PHƯỚC VĨNH

    Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức… 

  • VÕ VINH QUANG

    Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.

  • NGUYỄN CAO THÁI

    “Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệpSong thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?

  • HOÀI VŨ

    * Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
    Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.

  • THẢO QUỲNH

    Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:

  • Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.

  • Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    THANH BIÊN (*)

  • NGUYỄN THÀNH

    Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)

  • NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT

    Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).