Hỏi chuyện bà công chúa làm du lịch

09:57 13/11/2014

NGUYỄN ĐẮC XUÂN

LTS: Thời Pháp thuộc cũng như thời tạm chiếm, những “thượng khách” đến du lịch Huế thường được bà công chúa Lương Linh (con gái thứ 19 của vua Thành Thái và là em út của vua Duy Tân) hướng dẫn.

Công chúa Lương Linh - Ảnh: gactholoc.net

Chỉ lưu lại Huế một vài ngày hay thậm chí chỉ tranh thủ đi tham quan di tích lịch sử Huế trong một vài giờ, thế mà nhiều khách quốc tế không thể quên được những kỷ niệm sâu sắc ở Huế: Sụ “hấp dẫn” của Huế đối với họ một phần nhờ nghệ thuật hướng dẫn của bà Lương Linh. Đến nay nhiều người đã về hưu, nhưng vẫn còn liên lạc thư từ với bà để cám ơn “người hướng dẫn” đã giúp họ có được những “kỷ niệm Huế” đẹp đẽ. Chúng tôi quan niệm vai trò “người hướng dẫn du lịch” đối với các di tích lịch sử giống như người diễn đối với vở kịch. Người hướng dẫn giỏi cũng là một “nghệ sĩ”. Dưới đây là bài phỏng vấn bà Lương Linh do nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thực hiện.



NĐX: Thưa bà, bà xuất thân trong một gia đình Hoàng tộc có cha và anh đều làm vua, sao bà lại chọn đi làm nghề hướng dẫn du lịch phục vụ cho khắp “bá tánh”?

Bà Lương Linh: Cha và anh tôi làm vua, nhưng đều là những ông vua “ăn lương” của Pháp, cũng không sung sướng gì. Khi hai Ngài nối tiếp nhau có hành động chống Pháp rồi bị đày, gia đình chúng tôi bị Pháp đưa lên an trí ở khu An lăng, lúc ấy tôi có khác gì một người dân đâu. Về làm dân thế thì tôi cũng phải có một cái nghề để sống chứ không thôi lấy gì mà ăn!

NĐX: Nhưng tại sao bà lại làm hướng dẫn du lịch mà không làm một nghề khác như dạy học, làm thầy thuốc, kinh doanh buôn bán?

Bà Lương Linh: Chuyện vì sao tôi làm hướng đẫn du lịch thì hơi dài dòng. Tôi xin kể vài nét sơ lược để anh rõ: Như anh đã biết cha và anh tôi có chủ trương chống Pháp, nhưng chủ trương phải học tiếng Pháp cho thật giỏi đề lấy văn minh, văn hóa Pháp mà giúp cho việc duy tân đất nước. Do đó mà anh chị em chúng tôi lúc ở trong Nội cũng như khi bị an trí ở An Lăng đều chăm chỉ học tiếng Pháp. Năm 1927 tôi vào Đà Nẵng thi và đậu Brevet Élémentaire (1). Nghe tôi nói tiếng Pháp hay, Toà Khâm bổ tôi làm điện thoại viên (dame téléphoniste). Làm cái nghề nầy rất phiền, cha chài chú chóp đâu ở bên kia đầu dây không biết, hễ nhấc ống nghe lên nghe mình trả lời không kịp là la ó phẫn nộ bỏ máy xuống ngay. Vì thế khi toàn quyền Va-ren vào Huế biết tôi là một bà chúa em ông vua yêu nước Duy Tân mà phải làm cái nghề ai mắng mỏ mình cũng được như thế là hạ thấp cái giá trị của một bà chúa quá thể, Va-ren bèn can thiệp chuyển đổi tôi về làm Dame bibliothécaire(2) bên cạnh ông N.Đ.N. Ở đây tôi có điều kiện đọc những sách sử viết về Huế. Những kiến thức mới thu nhận được đã giúp cho tôi hiểu về những sự tích cung điện lăng tẩm đài các của ông cha mà tôi đã được gần gũi lúc thiếu thời. Mỗi lần có “quốc khách” hoặc các sứ thần đến Huế, Toà Khâm hay nhờ tôi đi hướng dẫn. Họ khoe với khách là đã “sử dụng” được một người em của ông vua đã từng khởi nghĩa chống Pháp. Tôi biết mình bị lợi dụng nhưng vì miếng cơm manh áo làm sao từ chối được. Tôi được “tín nhiệm” sau vài lần đi hướng dẫn rồi tui đó họ chuyển tôi qua Phòng du lịch (cũng đặt ngay trong khu vực tòa Khâm). Cuộc đời làm hướng dẫn viên du lịch của tôi bắt đầu từ đó!

NĐX: Xin bà cho biết “cuộc đời” làm hướng dẫn viên du lịch” của bà được bao nhiêu năm?

Bà Lương Linh: Từ sau ngày tôi ra trường một vài năm (khoảng 1928) mãi cho đến ngày giải phóng 1975. Nhưng không phải trong vòng gần nửa thế kỷ tôi ở mãi một nơi mà trải qua nhiều giai đoạn: lúc đầu làm cho Pháp sau làm cho Chính phủ Nam Triều (thời Bảo Đại) và cuối cùng làm cho Phòng du lịch Huế.

NĐX: Chính phủ Nam Triều có cơ quan du lịch sao thưa bà?

Bà Lương Linh: Nam Triều không có cơ quan du lịch nhưng có Uỷ ban Lăng Điện. Như có lần tôi đã kể với anh, ông Bảo Đại có Phạm Bích (con ông Phạm Quỳnh) làm thư ký, bà Nam Phương có Nguyễn Tiến Lãng làm bí thư và bà Từ Cung (thân mẫu của Bảo Đại) nhờ tôi giúp cho bà việc đối ngoại. Công việc “đối ngoại” này thường là nói chuyện về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những câu chuyện về nhà Nguyễn, mỗi lần có “quốc khách” đến thăm mẹ vua. Việc đó còn nặng hơn cả việc hướng dẫn du lịch, đứng trước các “quốc khách” người hướng dẫn du lịch có sứ mệnh như một nhà ngoại giao văn hoá. Khách kính trọng hay xem thường lịch sử văn minh văn hóa của nước mình chính là vào lúc nầy đây. Ngày nay không rõ các anh các chị làm hướng dẫn du lịch có thấy như thế không?)!

NĐX: Thưa bà, bà cho biết những đặc điểm của những người khách mà bà đã hướng dẫn?

Bà Lương Linh: Những sứ thần, các vị nguyên thủ quốc gia (thường có cả vợ con đi theo) Âu, Á, Phi đều có.

NĐX: Thưa bà, bà đã hướng dẫn nhiều, xin bà cho biết khách quốc tế họ thích Huế về những điểm gì?

Bà Lương Linh: Cũng như ngày nay, khách quốc tế họ thích đến Huế để thưởng ngoạn một thành phố cổ còn giữ được cái quốc hồn quốc túy của một nước mà họ chưa biết hay biết mà chưa biết kỹ. Đặt biệt cái thành phố cổ nầy lại đặt trên đôi bờ sông Hương mơ mộng êm đềm hiếm thấy trên thế giới. Ngày nay các di tích đã bị chiến tranh và con người phá phách làm hư hại nhiều mà người ta còn thích đến như thế huống hồ ngày xưa trong Nội còn có ông vua, mọi kỷ cương trật tự xã hội ở những nơi thuộc về vua còn nguyên vẹn sạch sẽ tươm tất thì Huế đã hấp dẫn biết đến chừng nào. Nhưng tất cả những di tích, thắng cảnh đều là những vật vô tri vô giác. Muốn cho viên gạch biết nói cần phải nhờ đến tài nghệ của người hướng dẫn du lịch!

NĐX: Theo bà thì một người hướng dẫn du lịch cần phải chú ý đến những điểm gì?

Bà Lương Linh: Mỗi người hướng dẫn du lịch giỏi đều có một hoàn cảnh, một nghệ thuật riêng người nầy khó bắt chước người kia. Nhưng nói chung muốn thành công tôi thường lưu ý:

- Phải có một trình độ văn hóa nghệ thuật lịch sử cao về vùng mình hướng dẫn. Trình độ đó không phải chỉ lồng trong nội dung lời thuyết minh mà phải thể hiện trên áo quần, nét mặt, cử chỉ, lời ăn tiếng nói;

- Phải giữ cái gốc của nền văn hóa dân tộc, người khách rất bực mình khi thấy mình bắt chước họ hoặc lai căng một nước khác. Họ đến Huế để nghe, thấy, thưởng thức những gì của Huế chứ không phải của vùng khác (mặc dù vùng khác đó có trình độ cao hơn, ví dụ khách nghe rất chối tai tiếng nói pha Bắc hoặc pha Nam). Nói là giữ cái gốc Huế nhưng phải ở trình độ cao nhất chứ không phải thô thiển, mộc mạc đến quê mùa cái “nhà” nói là cái “già”;

- Mình muốn khách tôn trọng, quý chuộng cha ông mình thì trước hết mình phải tỏ cho khách thấy mình rất tôn trọng, quý chuộng cha ông của mình. Tôi thấy có lần một người khách ngoại quốc đã nhắc người hướng dẫn du lịch của mình hãy lấy cái nón lá trên đầu xuống và cúi đầu trước cái áng thờ vua trong Thế Miếu.

- Phải linh hoạt trong việc hướng dẫn. Tuỳ trình độ, nghề nghiệp, sở thích của khách mà thuyết minh. Ngoài việc giới thiệu di tích nếu có thể kể thêm vài mẫu chuyện lịch sử có liên quan đến di tích để khách nhớ được lâu, như “Chuyện cũ cố đô” của anh vậy;

-Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào người hướng dẫn du lịch cũng phải tôn trọng sự thật. Nếu không nói được sự thật thì thôi, tuyệt đối không được bịa một cách tùy tiện. Chuyện bịa là không thực nên nó có thể không ăn khớp với lịch sử và biết đâu nó sẽ mâu thuẫn với ngay những điều mình đang nói. Người nghe biết mình bịa họ sẽ nghi ngờ đến những gì rất thực mình đã và sẽ trình bày. Hướng dẫn như thế sẽ thất bại, có hại cho dân tộc mình.

NĐX: Làm hướng dẫn du lịch gần nửa thế kỷ xin bà kể cho nghe những vui buồn trong nghề nầy?

Bà Lương Linh: Làm nghề gì cũng phải thấy thích thú, vui thì mới say sưa đeo đuổi được. Nhưng ở đời có niềm vui nào mà không ướt nước mắt đâu. Riêng về nghề hướng dẫn du lịch tôi thấy vui nhiều hơn buồn. Tôi vui là được giới thiệu cai văn minh văn hóa của ông cha mình với người ta, vui được học tập để mở rộng sự hiểu biết nâng cao trình độ hướng dẫn, vui là được sống trong môi trường có trình độ văn hóa cao nhất. Hơn nữa trong lúc mình tiếp xúc với người ngoài mình học thêm được không biết bao nhiêu chuyện hay, ý đẹp. Còn buồn thì...Có nhiều khi mình có chuyện buồn nhưng đi hướng dẫn du lịch thì cũng phải gượng vui, nỗi buồn bị chôn sâu trong lòng nó lại càng buồn hơn. Cũng có lúc buồn vì gặp phải những tay ngoại quốc nhiều tiền mà thiếu văn hóa mình nói với họ như nước chảy lá môn, mình hao hơi rát cả cổ mà chẳng để lại được một chút gì trong đầu óc họ cả.

NĐX: Sở dĩ bà được khách du lịch mến chuộng vì bà là con đức Thành Thái, lại có nhan sắc, có học vấn khó có người phụ nữ Việt Nam thời trước sánh được. Nhưng ngoài những yếu tố đó, còn có yêu tố nào đã giúp cho bà thành công nữa không?

BÀ Lương Linh: Du lịch là một ngành phục vụ văn hóa ở trình độ cao, mướn thu hút được người ngoại quốc ít nhất người hướng dẫn du lịch phải biết thông thạo một ngoại ngữ, thuyết minh mà qua người khác phiên dịch, chẳng khác nào ăn thức ăn chưa nêm mắm muối gia vị, mất cả “ngon lành”, mỗi nước có một cách tiếp đón (réception) hấp dẫn riêng, cách tiếp đón đó là kết tinh đạo đức, lễ độ của một nền văn hoá. Người hướng dẫn du lịch cần phải có một cử chỉ, thái độ rất Việt Nam. Lúc nhỏ tôi ở trong cung cấm có lẽ tôi đã được dạy dỗ để có một cái “gest” (cử chỉ) mà người ngoài ít có nên hấp dẫn khách du lịch chăng?

NĐX: Thưa bà, chỉ có thế thôi sao?

Bà Lương Linh: (cười) Anh ni hỏi chi mà cặn kẽ rứa? Tôi là con cháu nhà Nguyễn, lúc nhỏ lại ở trong Nội, lớn lên được gần các bậc tôn trưởng, tôi gắn bó với các nơi di tích củ nhà Nguyễn sâu sắc cho nên khi tôi thuyết minh về những di tích ấy rất hứng thú, có người nói là có “hồn”. Chính cái “hồn” đó đã chuyển sang được người nghe làm cho họ rung động với lịch sử văn hóa của mình.

NĐX: Thưa bà, để cho nền du lịch Huế có một bản sắc riêng có nên tuyển dụng con cháu các ông hoàng bà chúa còn sống ở Huế vô Nội, lên các lăng làm hướng dẫn du lịch không?

Bà Lương Linh: Nếu nhà nước làm như thế thì tốt. Bởi vì trong thời đại ngày nay, đối với người ngoại quốc “con cháu các ông hoàng bà chúa” cũng là một thứ “Bảo Tàng”. Người nghe được giới thiệu hướng dẫn viên là cháu mấy đời của ông vua nầy, bà chúa nọ họ thích hơn là người “bá tánh”. Nhưng dù sao đi nữa cũng phải lựa người có nhan sắc, có văn hoá, am hiểu về ông bà tổ tiên mình, bởi vì có khối con cháu ông hoàng bà chúa tệ lắm, nhiều người thiếu văn hoá và sự hiểu biết của họ về nhà Nguyễn còn kém hơn “bá tánh”.

NĐX: Thưa bà sắp đến có những đoàn “thượng khách” viếng thăm Huế, họ muốn được nghe bà thuyết minh, nghe bà kể chuyện bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng ở Việt Nam, bà có vui lòng không?

Bà Lương Linh: Nếu lúc ấy tôi còn sức khoẻ tôi sẽ sẵn sàng... và không những thế nếu khách yêu cầu chính tay tôi và những bạn tôi sẽ nấu những món “Ngự thiện” mà vua chúa ngày xưa đã dùng để đãi khách.

NĐX: Cám ơn nhiệt tình của bà và cám ơn bà đã bỏ chút thì giờ quý báu để giúp tôi thực hiện buổi chuyện trò nầy.

Huế 18-6-1987
N.Đ.X
(SH32/08-88)

------------------------
(1) Cao đẳng Tiểu học
(2) Thủ thư








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trong cương vị Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - nhà lãnh đạo xuất sắc trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng

    TH.S PHAN CÔNG TUYÊN ( * )

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Đồng chí Nguyễn Vịnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, theo can chi là ngày mồng 6 tháng Chạp năm Quý Sửu, trong một gia đình trung nông ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGÔ THIÊN THU - NGUYỄN ÁI VƯỢNG

    Từ trước đến nay nhiều sách vở ghi chép về Trương Văn Đa cũng như bố ông là Trương Văn Hiến đều thiếu thông tin khi nói về quê quán gốc tích.

  • Ở góc phố đường Bà Triệu (TP.Huế), hình ảnh một ông già 80 tuổi ngày ngày ngồi bên chiếc xích lô quay quắt ngóng khách đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Ông như một nốt nhạc trầm giữa cuộc sống xô bồ. Nhưng ít ai biết rằng, ông là một cậu bé liên lạc cảm tử quân ngày nào. Sau hơn 30 năm cầm súng, ông đã góp công giữ lại hình hài của tổ quốc hôm nay.

  • Nói là nghề “kỳ dị” bởi lẽ đây là nghề “có một không hai” ở xứ Huế, đó là nghề làm mõ mà mọi người thường thấy ở các đình chùa. Việc làm ra một chiếc mõ đòi hỏi rất công phu và tỷ mỷ, ngoài việc tạo hình thì việc tạo ra âm thanh cho chiếc mõ cũng là một vấn đề nan giải. Cũng bởi vì tính chất phức tạp đó nên mọi người hay gọi đây là một nghề “kỳ dị”, vì không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và có cái tâm để theo đuổi nghề…

  • Chị đã làm xao xuyến bao khán giả ở thủ đô Bern, Zurich, Geneva...qua những làn điệu dân ca Việt Nam và Thụy Sỹ. giọng ca của người con gái dòng dõi hoàng tộc đang định cư tại Thụy Sỹ Camille Huyền cùng tiếng guitar bậc thầy của nghệ sĩ Walter Ginger luôn được đợi chờ trong mỗi kỳ Festival Huế. 

  • HỮU THU - BẢO HÂN

    Tin buồn
    Năm Đinh Mùi - 1967. Huế vào kỳ giêng, hai khá lạnh. Sáng ấy, như lệ thường, tôi ngồi ở quán Lạc Sơn. Đang nhâm nhi ly café, bất ngờ có chiếc Dodge mui trần trờ tới.

  • (SHO).Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ được tổ chức thật sự ý nghĩa, làm nổi bật cuộc đời hoạt động và những cống hiến xuất sắc của Đại tướng cho lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, cho quá trình xây dựng chiến đấu thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam.

  • SINH VIÊN PHẬT TỬ HUẾ TUYỆT THỰC

    Hồi ký của THÁI KIM LAN

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Xứ Huế vốn trầm mặc, không gian Huế thường gắn với hoài niệm, là nơi để trở về. Cái thường phô diễn ra bên ngoài ở xứ sở này là nắng, mưa, là dòng Hương xanh mượt mà, hay Ngự Bình vi vu thông reo, hoặc là những chiều hiu quạnh ngắm hoàng hôn, hay những đêm dài của những bước chân phiêu lãng, và những buổi sáng tan vào hơi mù lân la khắp các ngã phố,...

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngài Mai Khắc Đôn (1853 - 1930) là một Nho sĩ, một vị quan có tinh thần yêu nước, thương dân và đặc biệt ngài là một trong những người thầy có ảnh hưởng khá sâu sắc đối với nhà vua yêu nước Duy Tân.

  • NGUYỄN ĐÌNH NIÊN
           100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử

    Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã kinh qua cuộc đời Hàn Mạc Tử, đó là: Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình và Thương Thương.

  • LÊ VĂN LÂN

    Chi bộ Trí thức là một cụm từ vừa thân quen vừa lạ lẫm. Thân quen là đối với những người hoạt động trong phong trào đô thị Huế. Và lạ lẫm là trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là ở thời điểm 9 năm kháng chiến chống Pháp. Những năm 1948 - 1950 ở Huế có một Chi bộ như thế: Chi bộ Trí thức.

  • THANH HUẾ

    Sinh thời vua Minh Mệnh rất hay làm thơ, nhưng ông làm thơ để chăm lo chính sự, lo cho dân.

  • TRƯƠNG SỸ HÙNG

    Đề từ tập Bút hoa, thơ tập cổ của Phan Mạnh Danh năm 1942, do chính tác giả chuẩn bị bản thảo từ năm 1896 đến trước khi mất (1942); Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã viết:

  • Lê Quang Long - vị cố vấn quân sự đầu tiên của Hoàng thân Xuphanuvông


    PHẠM HỮU THU
     

  • ĐÀI LÂN
        Kỷ niệm 32 năm ngày mất của giáo sư Tôn Thất Chiêm Tế

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến hào hùng và thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 đã thúc giục, lôi cuốn nhiều lớp người đặc biệt là thanh niên, trí thức trong toàn quốc, thoát ly tham gia cách mạng.

  • LTS: Huế là nơi có Thái Y viện tập trung nhiều danh y, ngự y nổi tiếng triều Nguyễn, đồng thời có Bệnh viện Tây y đầu tiên ở Việt Nam - Bệnh viện Trung ương Huế. Hạ tuần tháng 3 vừa qua, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước mà hạt nhân là Bệnh viện Trung ương Huế và Trường đại học Y Dược Huế, cả hai đều được nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới.

  • BÙI MINH ĐỨC

    I. Dẫn nhập
    Trong số các ông vua triều Nguyễn, vua Tự Đức là người giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử cận đại của đất nước Việt Nam chúng ta.

  • THANH TÙNG Trong các bậc mẫu nghi thiên hạ ít ai được như Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ. Bà là người mẫu mực về đức hạnh, yêu thương dân, nuôi dạy con giỏi và biết đối nhân xử thế; khi cần biết tham gia việc triều chính đúng mức, hiệu quả.