Hồ Đắc Thiếu Anh - Một đời thơ hướng thiện

09:28 15/08/2013

Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “ từ ấy” cho đến bây giờ.

Lần lửa mấy bận rồi sau cùng đoàn “Nhớ Huế” đã về quê nhà giữa những ngày thu tuyệt vời. Đấy là mùa mưa nắng đan xen hay vì lòng mỗi người trở về ngổn ngang thương nhớ, mong chờ ? Đoàn “Nhớ Huế” như cách gọi thân thương của bà con Huế gồm có các anh lãnh đạo Ban Liên lạc Đồng hương Huế và Ban chủ biên Nhớ Huế. Trong đoàn còn có ba người nữ cùng mang tên “Anh”- thành viên của Nhớ Huế: Tôn Nữ Trâm Anh, Hồ Thị Hoàng Anh và Hồ Đắc Thiếu Anh. Chuyến về thăm quê hương của đoàn đã được các phương tiện truyền thông tại Huế đưa tin và phát sóng. Nhiều người ở Huế đã biết đến những người Nhớ Huế về giữa lòng Huế yêu thương mà lòng vẫn canh cánh “Sống tha hương thì không có lỗi/ Quên quê hương mới là người có tội” (Đinh Phong).

Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “ từ ấy” cho đến bây giờ.

Huế trong lòng một người

Quê ở làng Chuồn (An Truyền), chị là nhà thơ nữ của dòng họ Hồ Đắc nổi tiếng của cố đô Huế. Chị là nữ sinh Đồng Khánh,  theo gia đình vào Sài Gòn từ năm 1970. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chị coi đó là một phần sự nghiệp nhưng lại lập thân bằng thơ văn. Trước khi là một người “Nhớ Huế”, chị đã in hai tập thơ: “Mênh mông chiều” (1992) và “Giọt buồn nghiêng” (1998). Nhiều bài thơ của chị được nhiều người biết đến, như: Mưa đêm trong vườn xưa, Mưa Huế, Huế vẫn dễ thương…

    “Nằm nghe từng giọt mưa đêm /Mà thương cây khế ướt thêm nỗi buồn”

    “Khi mô em về thăm Huế xưa /Nhớ gói giùm em một chút mưa /Gói thêm chút lạnh từ chân tóc /Buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa”

    “Cõi phù vân cõi phù vân /Về thăm quê lại tần ngần nhớ quê/… Chừ em cánh hạc hao gầy /Về thăm để nhớ vơi đầy Huế ơi”

 Đọc thơ Hồ Đắc Thiếu Anh của giai đoạn sáng tác buổi đầu, nhà thơ quá cố Kim Tuấn có nhân xét khá tinh tế và thú vị:”… Thơ Hồ Đắc Thiếu Anh mang nặng tâm hồn cô gái Huế . Có lẽ phải nói Huế của tiếng chuông Thiên Mụ lặng lẽ trên dòng sông, nhưng nồng nàn tiếng vọng. Huế của sông Hương vỗ sóng trên mạn thuyền đi, Huế của câu Nam Ai xao động lòng kẻ chưa về. Huế một đời người trong lòng một người. Nay Huế đã là thơ, xin để thơ tràn vào lòng người như dòng sông xôn xao những hàng sóng nhỏ, như dáng chiều mênh mông nỗi nhớ, như điều phải nói sẽ nói trong thơ…”

Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh dẫn chương trình cho Đêm văn nghệ
từ thiện "TÌNH SÔNG HƯƠNG" tại Huế, tháng 6/2012.

Chiếc dằm thơ - một đời thơ

 Thơ Hồ Đắc Thiếu Anh tiếp tục “tràn vào lòng người” qua các tập thơ: “Mưa rêu” (2003), “Mùa lá chín”(2007), một số chùm thơ của chị in chung trong nhiều tuyển tập “Chút tình với Huế” (2000), “Sài Gòn nhớ Huế” (2001), “Tự tình với Huế” (2004), thơ in trong các tập thơ tuyển chọn như: “Dạ thưa xứ Huế”, “700 năm thơ Huế”, “Sài Gòn Thơ”, “Thơ Việt Nam”, “Ngàn năm thương nhớ”, “Thơ TP. Hồ Chí Minh”… Chị in tiếp hai tập thơ riêng: “Mưa rêu” (2003) và “Mùa lá chín”(2007), thực hiện các album thơ nhạc CD: “Hương chùm kết” (2002), “Sao không là ngày xưa” (2006),  album thơ nhạc DVD “Sông mùa trẻ lại” (2006), CD thơ phổ nhạc “Khúc vàng phai” (2008) và chương trình thơ nhạc từ thiện “Như giọt sương long lanh” hợp tác với HTV -2009).

 Thơ và thơ phổ nhạc của Hồ Đắc Thiếu Anh cũng an nhiên góp cho đời bằng cách lan toả riêng biệt. Những câu thơ tâm tình nhẹ nhàng, một thoáng thôi, dường như đã mang vào hơi thở của Huế- nỗi-niềm sau bao đổi thay, hưng phế. Thơ của chị ngày càng trăn trở, sâu lắng hơn. Tâm Huế và sắc màu tôn giáo đã đằm sâu trong từng câu thơ, bài thơ. Mưa Huế ư? Không chỉ là “Mưa giăng đỉnh Ngự se lòng nhớ /Gió buốt dòng Hương lạnh tái tê” mà đã là “Hạt buồn rơi trên tóc /Vạt áo dường như khóc” và “Chắp tay xin trời tha cho tội nhớ /Trải lòng mây trắng xa xót từng giọt mưa rêu”. Nhớ Huế ư? Cũng chẳng phải là “Chừ về Huế vẫn dễ thương/ Nắng hanh rải ấm nẻo đường em qua” mà là nỗi niềm trăn trở “Cơn sầu xô ngã cả cô đơn” và “Trông khói tuyết bờ vai gầy se lạnh / Những ngày tha hương”. Những câu thơ thật chênh vênh : “Vườn có những hàng cây yên a / Mùa ti-gôn chưa trổ hoa / Nắng nhìn nghiêng lá trổ màu lục / Đôi khi đợi chờ là hạnh phúc”… Những thao thức trong thơ vẫn còn đó: “Và tình yêu ngàn năm chín muồi trái cấm / Hạt cát vô tâm rơi vào hư vô”. Cả những ngọn nến, cánh sen, nón Huế, hoa lục bình, bóng Mẹ, Nắng hạ, Mưa rêu… rất cụ thể, đến những Sa mạc, Cát bụi, Giấc mơ, Khúc xuân vàng phai, Sao không là ngày xưa?, Bờ sinh tử, Lệ biển, Mùa lá chín, Mùa hương cuối, Như có tia nắng vàng… cũng khoác một cảnh giới khác. Nó không chỉ là một nỗi nhớ, một kỷ niệm mà là tâm thức về cuộc đời: “Em vô tình cô đơn /Với giấc mơ /Không bao giờ kể”. Thế giới thơ của chị vừa gần gũi, đằm thắm đó: “Có tiếng lá rơi vào tim / Chênh vênh đôi bờ thức tỉnh / Chong mắt mơ miền cát mịn / Xin cho trở về bình yên” (Cát bụi mênh mông), “Đêm trăng sáng níu trời cong gần đất/Bóng mẹ trăng vàng mát rượi đời con /Món quà trời cho mẹ chăm chút mõi mòn /Dãi nắng dầm sương dốc đời dâu bể” (Lòng mẹ mưa nguồn). Có một tình Huế sáng trăng rằm: “Tâm hồn em / Như có tia nắng vàng rực rỡ / Rọi bình minh vào / Am ngõ chiêm bao / Nếu có phép mầu / Em sẽ biến đêm Kim Long dài vô tận / Cho anh mãi mãi đợi chơ / Như Huế vẫn chờ em…” (Như có tia nắng vàng) và cũng đầy trăn trở sâu sắc: “Cũng may lòng vẫn ngọt ngào tình quê / Nợ sông Hương một lời thề / Đành xin hẹn lại mai tê đáp đền!” (Chiếc dằm thơ). Đọc khổ thơ kết này, nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Kim Thanh viết: “Ta cảm nhận ý tứ ngồn ngộn, sâu sắc. Chị nói tình yêu, tình quê hương hay tình thơ đây? Cả ba? Hơi tham một chút. Trái tim nhỏ bé của nhà thơ lãng mạn muốn ôm tất cả! Chiếc dằm thơ đã ăn sâu trong tim, tạo cho chị cảm hứng sáng tác… Nỗi đau rồi cũng đi qua… Ý thơ gói lại mà mở ra một cách nhìn nhân hậu, thánh thiện về tình đời thật đẹp… Sâu thẳm trong cõi lòng chị vẫn hẹn “mai tê đáp đền”, chân thật và dễ thương quá!” (Khúc Tri âm-Bình thơ- 2009).

Những bài thơ như “Chiếc dằm thơ”, ”Như giọt sương long lanh”, ”Mưa rêu”… và tập thơ “Mùa lá chín” là tâm sự chân thành, tha thiết, cũng là nỗi lòng trắc ẩn của bao người xa xứ. Có thể xem như là một “thông điệp” nhân văn, hướng thiện của nhà thơ gửi đến người yêu thơ và xứ Huế thân yêu?

TRẦN HỮU LỤC

(3-2010)

Nguồn: Tủ sách Nhớ Huế

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VÕ QUANG YẾN
    (Thân tặng tất cả các bạn yêu Huế)

    37 năm ra đi tưởng không hẹn ngày về. Thế mà rồi tôi cũng mua vé máy bay lên đường về thăm quê.

  • CAO HUY THUẦN

    Cách đây hơn một năm, tình cờ tôi gặp chị H. ở sân bay, đang cân hành lý để đi Mỹ. Chị bảo: Tôi qua Pháp nhân ngày giỗ đầu ông cụ tôi. Cả gia đình tụ họp đông đủ. Ông anh cả của tôi ở Pháp, tôi ở Mỹ qua, một cô em gái ở Đức, một cô em nữa ở tận Đan Mạch. Chúng tôi định lấy ngày kỵ ba tôi để mỗi năm một lần anh em gặp nhau.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Gặp gỡ với anh Lê Huy Cận, Tổng thư ký Hội “Người yêu Huế” ở Pháp)

  • Trên giải đất hình chữ S mà đáng lẽ chúng ta phải sống, có chỗ nào mà chúng ta không nhớ, không thương! Nhưng dĩ nhiên, có chỗ chúng ta thương nhiều hơn một chút. Đó có thể là chỗ mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Chỗ mà chúng ta lưu lại nhiều kỷ niệm. Đó cũng có thể là chỗ mà vì một duyên cớ nào đấy thôi, ta bỗng thấy gắn bó suốt đời.

  • THÁI THU LAN Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Vua Hàm Nghi (1871 - 2011)

  • VÕ QUANG YẾNHữu duyên thiên lý năng tương ngộVô duyên đối diện bất tương phùng(*)                                                Phong dao

  • NGUYỄN PHAN QUẾ MAISân bay Huế, tối ngày 14/12/2010, một người đàn ông cao lớn tóc đang chuyển màu đăm đắm nhìn qua cửa kính. Ông đang cố gắng níu giữ hình ảnh của từng cành cây, ngọn cỏ, từng hơi thở mát lành của sông Hương vào trong trí nhớ của mình.

  • THANH TÙNGTốt nghiệp Cử nhân Văn khoa, dạy học một năm ở trường Đồng Khánh, Thái Kim Lan qua CHLB Đức học khóa đào tạo giáo sư Đức ngữ của Viện Goethe Munich, với học bổng của Viện trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD).

  • VÕ QUANG YẾNĐây không phải là lần đầu tiên có múa cung đình trên sân khấu Paris. Trước đây, chẳng hạn như đầu năm 2004, một đoàn ca múa của Nhà hát Nghệ thuật Cung đình thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã biểu diễn ở trụ sở Unesco trong buổi lễ trao tặng bằng công nhận 28 kiệt tác là di sản phi vật thể thế giới và truyền khẩu nhân loại, trước khi trình bày chúc Tết kiều bào Paris, Lyon, Marseille, Bruxelles.

  • HÂN QUY“Làm gì để có tiền giúp Huế mà tránh đi quyên”, đó là ý nghĩ cứ xoáy trong đầu óc mỗi anh chị em chúng tôi đã lâu và nhất là trong buổi tiếp xúc đầu tiên với bà Nguyễn Đình Chi ở nhà chị Song, trưa ngày thứ bảy 1-10-1983. Có một anh bạn gợi ý: “Tại sao chúng ta không nhân dịp có bà Chi đang còn ở đây để tổ chức một bữa cơm?”

  • HƯƠNG CẦN      (Chuyện ít ai biết trong làng âm nhạc)Nhạc sỹ, Giáo sư viện sỹ Lưu Hữu Phước (1921-1989) là tác giả của rất nhiều hành khúc nổi tiếng. Với tài năng của mình, từ bài hát này đến bài hát khác, ông đã góp phần nuôi dưỡng những phong trào cách mạng to lớn.

  • HÀ VĂN THỦYCó thể nói nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã tạo nên một hiện tượng thơ, nhiều tập thơ của bà được in với số lượng lớn, tác quyền bà thường nhận sách mà không nhận tiền, những nơi in thơ cho bà vẫn dành cho bà những niềm ưu ái. Công ty Văn Hóa Sáng Tạo Trí Việt (First News) in tiếp hai năm hai cuốn Hãy Cho Nhau - Nước Vẫn Xanh Dòng (2004 - 2005).

  • TRẦN HỮU LỤCKhởi đầu là nỗi nhớ Huế, tác giả Phan Thị Thu Quỳ viết về quê quán,thời niên thiếu như một cách giãi bày, chia sẻ. Những trang viết như sông Hương âm thầm chảy qua những ngõ ngách đời người, trong trẻo và cuốn hút.

  • TRẦN THỊ LINH CHITừ ngày theo chồng vào Nam, tính ra xa Huế hơn nửa thế kỷ, đất khách quê người, hiếm khi được nói hay nghe tiếng của quê hương một cách trọn vẹn. Ngay trong gia đình, đến đời cháu nội, cháu ngoại thì đã rặt tiếng miền Nam. May mắn bên mình còn có ông “Dôn”(*) người thường xuyên “gợi nhớ” qua câu nói đầu môi khi đối thoại: Mụ ơi!

  • TRẦN CÔNG TẤNNhững ngày làm báo, tôi đã biên tập mấy bài của cộng tác viên Võ Quang Yến từ Pháp gửi về. Tôi biết rõ ông là một nhà khoa học lớn, hàng chục năm liền làm Giám đốc ở Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp. Vài lần ông về làm việc giúp nước, chúng tôi đã gặp nhau.

  • TÔN NỮ NGỌC HOANhư một “kẻ bị lưu đày trên đảo xanh”, Hữu Vinh luôn hướng về quê nhà với trái tim của chàng trai 18 tuổi - tuổi của ngày rời xa người mẹ thân yêu, xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ, xa con đường đến trường xuôi theo giòng Hương quen thuộc đến chân trời mới lạ để rồi bằn bặt 18 năm sau mới có cuộc đoàn viên rưng rưng nước mắt trên quê xưa.

  • TRUNG SƠNVậy là tôi không còn dịp để được thăm chị nữa rồi!Mấy năm trước, khi nhà văn Nhất Lâm, một người cháu của nhà thơ Vĩnh Mai, cho biết chị Phương Chi đã phải vào sống những năm cuối đời tại Trại Dưỡng lão ở Hà Đông, tôi đã phải thốt lên: “Trời! Sao lại thế?!...”

  • THÁI KIM LAN...“Cắt từng miếng da non nhìn xem, tôi vẫn vậy/ Chảy ròng ròng trong máu nước sông Hương”...Bỗng tôi thấy em cũng về lại đó.../ Tôi lại cùng em đi thăm chợ Tết/ Em nép mình sưởi ấm với vai tôi/ Đôi mắt, nụ cười, môi hồng rực rỡ/ Huế đây rồi nhờ có em tôi                         (“Hải đường say nắng”, Chỉ có anh mới nhận ra em)...

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNThạch Hãn - Mồ hôi của đá chứ không phải mồ hôi đá. Tương truyền rằng, phía cực Tây Trường Sơn có ngọn núi Linh Sơn cao ngất, thường đổi màu từ cổ đồng lúc bình minh, đỏ thẫm giữa ban trưa và tím ngát vào ban chiều. Vào một buổi chiều thuở hồng hoang, có con chim Phượng Hoàng bay ngang núi tím. Núi quá cao khiến chim rủ cánh phải đổ xuống từ lưng trời làm vỡ một góc núi. Không hiểu suối khe, mồ hôi hay nước mắt của núi đã tuôn ra từ khe núi bị nứt tạo thành một dòng sông chảy miết về phía đồng bằng, tuôn ra biển. Dòng sông đó là dòng sông Thạch Hãn.

  • VÕ QUANG YẾN                Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương,                Mái nhì man mác nước sông Hương.                                                     Tố Hữu