Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “ từ ấy” cho đến bây giờ.
Lần lửa mấy bận rồi sau cùng đoàn “Nhớ Huế” đã về quê nhà giữa những ngày thu tuyệt vời. Đấy là mùa mưa nắng đan xen hay vì lòng mỗi người trở về ngổn ngang thương nhớ, mong chờ ? Đoàn “Nhớ Huế” như cách gọi thân thương của bà con Huế gồm có các anh lãnh đạo Ban Liên lạc Đồng hương Huế và Ban chủ biên Nhớ Huế. Trong đoàn còn có ba người nữ cùng mang tên “Anh”- thành viên của Nhớ Huế: Tôn Nữ Trâm Anh, Hồ Thị Hoàng Anh và Hồ Đắc Thiếu Anh. Chuyến về thăm quê hương của đoàn đã được các phương tiện truyền thông tại Huế đưa tin và phát sóng. Nhiều người ở Huế đã biết đến những người Nhớ Huế về giữa lòng Huế yêu thương mà lòng vẫn canh cánh “Sống tha hương thì không có lỗi/ Quên quê hương mới là người có tội” (Đinh Phong).
Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “ từ ấy” cho đến bây giờ.
Huế trong lòng một người
Quê ở làng Chuồn (An Truyền), chị là nhà thơ nữ của dòng họ Hồ Đắc nổi tiếng của cố đô Huế. Chị là nữ sinh Đồng Khánh, theo gia đình vào Sài Gòn từ năm 1970. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chị coi đó là một phần sự nghiệp nhưng lại lập thân bằng thơ văn. Trước khi là một người “Nhớ Huế”, chị đã in hai tập thơ: “Mênh mông chiều” (1992) và “Giọt buồn nghiêng” (1998). Nhiều bài thơ của chị được nhiều người biết đến, như: Mưa đêm trong vườn xưa, Mưa Huế, Huế vẫn dễ thương…
“Nằm nghe từng giọt mưa đêm /Mà thương cây khế ướt thêm nỗi buồn”
“Khi mô em về thăm Huế xưa /Nhớ gói giùm em một chút mưa /Gói thêm chút lạnh từ chân tóc /Buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa”
“Cõi phù vân cõi phù vân /Về thăm quê lại tần ngần nhớ quê/… Chừ em cánh hạc hao gầy /Về thăm để nhớ vơi đầy Huế ơi”
Đọc thơ Hồ Đắc Thiếu Anh của giai đoạn sáng tác buổi đầu, nhà thơ quá cố Kim Tuấn có nhân xét khá tinh tế và thú vị:”… Thơ Hồ Đắc Thiếu Anh mang nặng tâm hồn cô gái Huế . Có lẽ phải nói Huế của tiếng chuông Thiên Mụ lặng lẽ trên dòng sông, nhưng nồng nàn tiếng vọng. Huế của sông Hương vỗ sóng trên mạn thuyền đi, Huế của câu Nam Ai xao động lòng kẻ chưa về. Huế một đời người trong lòng một người. Nay Huế đã là thơ, xin để thơ tràn vào lòng người như dòng sông xôn xao những hàng sóng nhỏ, như dáng chiều mênh mông nỗi nhớ, như điều phải nói sẽ nói trong thơ…”
Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh dẫn chương trình cho Đêm văn nghệ
từ thiện "TÌNH SÔNG HƯƠNG" tại Huế, tháng 6/2012.
Chiếc dằm thơ - một đời thơ
Thơ Hồ Đắc Thiếu Anh tiếp tục “tràn vào lòng người” qua các tập thơ: “Mưa rêu” (2003), “Mùa lá chín”(2007), một số chùm thơ của chị in chung trong nhiều tuyển tập “Chút tình với Huế” (2000), “Sài Gòn nhớ Huế” (2001), “Tự tình với Huế” (2004), thơ in trong các tập thơ tuyển chọn như: “Dạ thưa xứ Huế”, “700 năm thơ Huế”, “Sài Gòn Thơ”, “Thơ Việt Nam”, “Ngàn năm thương nhớ”, “Thơ TP. Hồ Chí Minh”… Chị in tiếp hai tập thơ riêng: “Mưa rêu” (2003) và “Mùa lá chín”(2007), thực hiện các album thơ nhạc CD: “Hương chùm kết” (2002), “Sao không là ngày xưa” (2006), album thơ nhạc DVD “Sông mùa trẻ lại” (2006), CD thơ phổ nhạc “Khúc vàng phai” (2008) và chương trình thơ nhạc từ thiện “Như giọt sương long lanh” hợp tác với HTV -2009).
Thơ và thơ phổ nhạc của Hồ Đắc Thiếu Anh cũng an nhiên góp cho đời bằng cách lan toả riêng biệt. Những câu thơ tâm tình nhẹ nhàng, một thoáng thôi, dường như đã mang vào hơi thở của Huế- nỗi-niềm sau bao đổi thay, hưng phế. Thơ của chị ngày càng trăn trở, sâu lắng hơn. Tâm Huế và sắc màu tôn giáo đã đằm sâu trong từng câu thơ, bài thơ. Mưa Huế ư? Không chỉ là “Mưa giăng đỉnh Ngự se lòng nhớ /Gió buốt dòng Hương lạnh tái tê” mà đã là “Hạt buồn rơi trên tóc /Vạt áo dường như khóc” và “Chắp tay xin trời tha cho tội nhớ /Trải lòng mây trắng xa xót từng giọt mưa rêu”. Nhớ Huế ư? Cũng chẳng phải là “Chừ về Huế vẫn dễ thương/ Nắng hanh rải ấm nẻo đường em qua” mà là nỗi niềm trăn trở “Cơn sầu xô ngã cả cô đơn” và “Trông khói tuyết bờ vai gầy se lạnh / Những ngày tha hương”. Những câu thơ thật chênh vênh : “Vườn có những hàng cây yên a / Mùa ti-gôn chưa trổ hoa / Nắng nhìn nghiêng lá trổ màu lục / Đôi khi đợi chờ là hạnh phúc”… Những thao thức trong thơ vẫn còn đó: “Và tình yêu ngàn năm chín muồi trái cấm / Hạt cát vô tâm rơi vào hư vô”. Cả những ngọn nến, cánh sen, nón Huế, hoa lục bình, bóng Mẹ, Nắng hạ, Mưa rêu… rất cụ thể, đến những Sa mạc, Cát bụi, Giấc mơ, Khúc xuân vàng phai, Sao không là ngày xưa?, Bờ sinh tử, Lệ biển, Mùa lá chín, Mùa hương cuối, Như có tia nắng vàng… cũng khoác một cảnh giới khác. Nó không chỉ là một nỗi nhớ, một kỷ niệm mà là tâm thức về cuộc đời: “Em vô tình cô đơn /Với giấc mơ /Không bao giờ kể”. Thế giới thơ của chị vừa gần gũi, đằm thắm đó: “Có tiếng lá rơi vào tim / Chênh vênh đôi bờ thức tỉnh / Chong mắt mơ miền cát mịn / Xin cho trở về bình yên” (Cát bụi mênh mông), “Đêm trăng sáng níu trời cong gần đất/Bóng mẹ trăng vàng mát rượi đời con /Món quà trời cho mẹ chăm chút mõi mòn /Dãi nắng dầm sương dốc đời dâu bể” (Lòng mẹ mưa nguồn). Có một tình Huế sáng trăng rằm: “Tâm hồn em / Như có tia nắng vàng rực rỡ / Rọi bình minh vào / Am ngõ chiêm bao / Nếu có phép mầu / Em sẽ biến đêm Kim Long dài vô tận / Cho anh mãi mãi đợi chơ / Như Huế vẫn chờ em…” (Như có tia nắng vàng) và cũng đầy trăn trở sâu sắc: “Cũng may lòng vẫn ngọt ngào tình quê / Nợ sông Hương một lời thề / Đành xin hẹn lại mai tê đáp đền!” (Chiếc dằm thơ). Đọc khổ thơ kết này, nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Kim Thanh viết: “Ta cảm nhận ý tứ ngồn ngộn, sâu sắc. Chị nói tình yêu, tình quê hương hay tình thơ đây? Cả ba? Hơi tham một chút. Trái tim nhỏ bé của nhà thơ lãng mạn muốn ôm tất cả! Chiếc dằm thơ đã ăn sâu trong tim, tạo cho chị cảm hứng sáng tác… Nỗi đau rồi cũng đi qua… Ý thơ gói lại mà mở ra một cách nhìn nhân hậu, thánh thiện về tình đời thật đẹp… Sâu thẳm trong cõi lòng chị vẫn hẹn “mai tê đáp đền”, chân thật và dễ thương quá!” (Khúc Tri âm-Bình thơ- 2009).
Những bài thơ như “Chiếc dằm thơ”, ”Như giọt sương long lanh”, ”Mưa rêu”… và tập thơ “Mùa lá chín” là tâm sự chân thành, tha thiết, cũng là nỗi lòng trắc ẩn của bao người xa xứ. Có thể xem như là một “thông điệp” nhân văn, hướng thiện của nhà thơ gửi đến người yêu thơ và xứ Huế thân yêu?
TRẦN HỮU LỤC
(3-2010)
Nguồn: Tủ sách Nhớ Huế
ĐỖ AN TIÊMLần đầu tiên tôi biết Vân Khanh qua tiết mục Tiếng Thơ của Đài T.N.V.N. Chất giọng mượt mà, trữ tình của Vân Khanh đã làm tôi xúc động, mặc dù bài thơ hôm đó anh ngâm tôi đã thuộc và nghe diễn ngâm nhiều lần từ thuở niên thiếu. Tôi ngờ ngợ đây là một tài năng. Song, cái tính xấu cố hữu hay nghi ngờ đã ngăn tôi lại. “Biết đâu đấy. Có khi chỉ là một mảnh sao băng”. Và tôi hình dung Vân Khanh còn trẻ, quá trẻ nữa. Một Vân Khanh rất “nghệ sĩ” theo cái nghĩa nhiều người hiểu chưa đúng về nghệ sĩ.
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNTôi vừa làm một cuộc du lịch đầy thú vị. Ấy là cuộc du lịch lướt nhanh ngược dòng Sông Hương, về tận ngọn nguồn. Tôi gặp lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, bao nhiêu khuôn mặt thân yêu, thân quen, và cả những điều kỳ thú, mới lạ. Hai mươi năm, những khuôn mặt nào đã soi xuống dòng sông, những kỷ niệm nào còn đọng mãi trong ta...?
LÊ KHÁNH MAI (Nhà thơ - Tổng Biên tập tạp chí Nha Trang)Đến từ Nha Trang - Khánh Hoà, vùng đất cực Nam Trung Bộ, tôi không có mong muốn gì hơn là được chúc mừng Sông Hương tròn 20 tuổi, được học tập những kinh nghiệm và thành công của một tờ tạp chí văn nghệ địa phương đã từ lâu đứng ở vị trí đàn anh ở miền Trung và cả nước.
BẢO HÂNTại Festival Huế 2008, bên cạnh hàng chục cuộc triển lãm, trưng bày diễn ra trên khắp các đường phố, nhà triển lãm với nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng; một phòng tranh nhỏ nhắn, ý nhị nằm trong con kiệt nhỏ đường Lê Thánh Tôn của Nội thành Huế. “Về lại” tên của phòng tranh, là tình cảm của những người Huế xa quê góp tiếng lòng của mình bằng những gam màu hoài hương.
VÕ QUANG YẾNBùi ngùi nhớ mẹ thuở xưa,Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương. Ca dao
Nhà văn Trần Hữu Lục, - Sinh tại Huế. Thành viên nòng cốt của nhóm Việt. Chủ bút báo Sinh viên Huế (1968). Phụ trách văn nghệ trên Nguyệt san Đối diện (từ 1972 đến 1975). Viết văn trên các báo và tạp chí: Việt, Đất Nước, Ý Thức, Sinh Viên Huế, Đối Diện…
Tạp chí Sông Hương đang đứng trước ngưỡng cửa của tuổi 20 trai tráng và đầy ắp hoài bão. Sông Hương đã vượt ra khỏi phạm vi của một tờ báo văn nghệ tỉnh để trở thành một địa chỉ gửi gắm những tin yêu và tín nhiệm của bạn đọc gần xa trong cả nước và cả ở nước ngoài về món ăn tinh thần văn học. Không hẹn mà gặp, các cộng tác viên và bạn đọc Sông Hương ở Hà Nội và các tỉnh đã tâm tình rất thật tình và thật lòng để khích lệ và nhắn nhủ Sông Hương.
Dường như có dòng sông Hương vẫn chảy âm thầm ở bên ngoài Tổ quốc. Đấy là khi tôi đọc được những trang viết đầy ắp phong vị, nồng ấm hương đất quê nhà của những người Huế đang định cư ở nước ngoài. Họ đã tìm thấy tín hiệu giao cảm với xứ Huế thông qua “chiếc cầu nối” của Tủ sách Nhớ Huế.
Vậy là hôm nay Huế - một thành phố cố đô ở miền Trung đã làm một việc đầy ý nghĩa và đẹp đẽ đặt tên đường cho các danh nhân văn hóa : Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Hải Triều... trong đó có Nguyễn Tuân nhà văn lớn cho các phố phường và các làng thôn được đô thị hóa sau thời kỳ mở cửa của đất nước.