Sáng ngày 10/06, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại Hội thảo
Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ đỉnh cao quyền lực của nền quân chủ Việt Nam. Triều Nguyễn đã kế thừa Đô thành Phú Xuân vào thời điểm các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mở rộng toàn cõi đất Đàng Trong vào năm 1757. Vua Gia Long xây dựng Kinh đô Huế cũng dựa trên thành quả Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn xóa bỏ Đàng Trong – Đàng Ngoài vào mùa hè năm 1786 và tiếp đó, đánh bại quân Thanh vào đầu năm 1789. Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn đánh dấu thời phục hưng văn hóa dân tộc và sức mạnh quyền lực quốc gia sau khi đánh bại quân Xiêm và Thanh.
Kế thừa thành tựu xây dựng kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn, vua Gia Long vẫn chọn Huế làm Kinh đô trên nền tảng lãnh thổ và chính quyền đã được thống nhất, chủ quyền biên giới và biển đảo từ đó được củng cố giữ vững; bộ máy quản lý nhà nước và dân sinh không ngừng hoàn thiện và nâng cao, văn hóa dân tộc và giáo dục được chăm lo, phát triển.
![]() |
Tại hội thảo |
Với 21 tham luận tại Hội thảo, các tác giả, các nhà nghiên cứu đã làm rõ diện mạo đô thị Huế nửa đầu thế kỷ XIX, khái quát quá trình biến đổi cấu trúc kinh thành Huế từ lúc xây dựng cho đến nay, nêu lên những biến cố quan trọng tại kinh đô Huế trong các năm 1883 – 1885, tìm hiểu về tình hình quản lý địa bàn ngoài kinh thành Huế dưới thời Nguyễn 1802 – 1934, làm rõ quyền lực của hoàng đế triều Nguyễn, việc tuyển chọn quản lý và sử dụng quan lại của vua Minh Mạng. Tìm hiểu về nội dung sách thi Đình dưới triều Nguyễn, về Thái Y Viện, tinh hoa Đông Y, về Tuồng Huế, nghệ thuật trang trí kiến trúc Bát Bửu thời Nguyễn...
Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Phan Thiên Định nhấn mạnh: “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ tinh hoa của đất nước sau khi bờ cõi và chính quyền được thống nhất. Nơi đây đã thể hiện mạnh mẽ quyền lực quốc gia trên các phương diện quản lý bộ máy nhà nước, lãnh thổ, biển đảo, dân cư…Là nơi xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới mang tầm quốc gia và tiếp thu nhiều thành tựu về kiến trúc thành lý và cung điện của thế giới, bao gồm kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền…với cảnh quan kỳ thú, tạo cho Huế có một phong cách kiến trúc đặc sắc, một nền văn hóa độc đáo bao gồm ẩm thực, trang phục, nhà cửa, âm nhạc, sân khấu, lễ hội, nếp sống, tín ngưỡng…Di sản kinh đô Huế thế kỷ XIX đã trở thành di sản văn hóa Thế giới với đa dạng các thể loại di sản kiến trúc, nhã nhạc cung đình, châu bản, Mộc bản, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Đó là niềm tự hào không những đối với nhân dân Thừa Thiên Huế mà là của cả nước và nhân loại.
Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ghi nhận và đánh giá cao về tinh thần làm việc trách nhiệm, đưa ra những sáng kiến và nổ lực nghiên cứu để làm sáng tỏ diện mạo, đặc điểm, vị thế của kinh đô Huế trong thế kỷ XIX, đó là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiệm vụ thực hiện nghị quyết 54 NQ – TW của Bộ chính trị: “ Xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trung văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh…”.
Phương Anh
Nhằm chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), 130 năm Ngày Bác Hồ đến sống và học tập tại Huế (1895-2025), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thành uỷ - HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự trưng bày triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
Tối 17/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ, với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”. Chương trình chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sáng ngày 17/5, tại Thành phố Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thành phố Huế tổ chức Hội thảo “Kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa, người khai lập nghề ảnh Việt Nam – Đặng Huy Trứ (16/5/1825 – 16/5/2025)”.
Huế - là nơi mang nhiều dấu ấn về văn hóa, lịch sử, nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh. Huế cũng là nơi bắc những nhịp cầu kết nối và lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần hiện hữu, với 8 di sản được UNESCO vinh danh. Để chào mừng 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 -19/5/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh về Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế qua nghệ thuật ký họa vào chiều ngày 16/5/2025.
Sáng ngày 15/5, Bưu điện thành phố Huế tổ chức khai trương điểm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính và công bố danh mục các điểm đại lý dịch vụ công trên địa bàn thành phố.
Sáng 12/5 (Rằm tháng 4 Âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Tổ đình Từ Đàm.
Trong khuôn khổ chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Ý, Thụy Sĩ và Pháp từ ngày 4 đến 14/5/2025, đoàn công tác của UBND TP Huế do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế dẫn đầu, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các nghệ nhân, nghệ sĩ đã tham gia Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Milan – Ý.
Đó là một trong số những thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2025, do UBND thành phố tổ chức. So với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Huế có tốc độ tăng trưởng vượt bậc về nhiều lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu và nhất là du lịch.
Ủy ban nhân dân Thành phố Huế vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương tại cuộc họp nghe báo cáo thực trạng và giải pháp chấn chỉnh, lập lại trật tự đô thị, môi trường du lịch trên địa bàn thành phố Huế ngày 16/4/2025.
Chiều ngày 5/5, tại Tạp Chí Sông Huơng đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật với chủ đề Hội ngộ tháng 5. Chương trình do Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế - Hà Nội tổ chức.
Ngày 30/4, dự án tuyến đường bộ ven biển qua thành phố Huế và cầu qua cửa Thuận An đã chính thức hợp long phần cầu Thuận An – công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của thành phố Huế.
Sáng ngày 29/4, tại Nhà hát Sông Hương – Thành phố Huế đã diễn ra Lễ Khai mạc hội nghị Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp lần thứ 45.
Tối 28/4 tại rạp Đông Ba (187 Trần Hưng Đạo, quận Phú Xuân), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Huế tổ chức Đợt phim kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tồn di sản và thúc đẩy du lịch bền vững sẽ là những vấn đề trọng tâm được bàn luận tại Hội nghị Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) lần thứ 45 diễn ra tại thành phố Huế từ ngày 27 -30/04/2025
Sáng 26/4, tại Phủ Nội vụ (Đại nội Huế) Ban tổ chức Festival Huế tổ chức chương trình khai mạc “Triển lãm cây kiểng, hoa phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế”.
Chiều 25/4, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Thuận Hóa phối hợp cùng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Huế tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Huế - Thành phố bừng sức sống”.
Sáng ngày 25/4, HĐND thành phố Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 23, khóa 8 nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết sẽ mở cửa miễn phí tham quan Đại Nội về đêm từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26/4-1/5.