Ban tổ chức Hội thảo nhận được 23 tham luận đề cập đến hai nội dung quan trọng đó là Danh nhân Đặng Huy Trứ và các giá trị di sản của ông để lại, nội dung thứ hai là vấn đề tiếp nối truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam trong hơn 150 năm qua.
Hội thảo đã làm rõ vấn đề về tư tưởng canh tân đất nước, về chủ nghĩa yêu nước của ông là yêu dân và vì dân. Về giáo dục, ông là người đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam đề xuất phương châm “ Sư đệ tương trưởng”. Ông chủ trương mời người nước ngoài vào dạy các môn khoa học và cử người đi du học... Về văn hóa, ông là người phát huy thuần phong mỹ tục, tôn trọng di tích lịch sử và chống mê tín dị đoan, ông là người đi đầu trong công tác chống nan tham nhũng với tác phẩm “ Từ thụ yếu quy” dày 800 trang. Các trước tác do ông để lại cần được nghiên cứu ký hơn để thấy những giá trị lớn lao của nó. Về kinh tế, Đặng Huy Trứ là người đầu tiên thực hiện các hợp doanh giữ nhà nước và tư nhân theo phương châm “ công tư hưởng lợi”. Ông đề xuất hệ thống giao thông đường biển Bắc Nam, giao lưu kinh tế giữa miền xuôi và miền ngược, kha mỏ và xuất khẩu thiếc đem lại một nguồn lợi lớn cho đất nước... Về quân sự, ông nhận thấy tầm quan trọng sức mạnh của nhân dân, quan hệ giữa tướng sĩ phải là quan hệ “ như cha dạy con, anh dạy em, thầy dạy trò”. Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, ông chủ trương theo phái chủ chiến, xâ dựng đội dân binh, tự đóng chiến thuyền, lập cục cơ khí, dạy nghề và mời chuyên gia phương Tây sang dạy học. Đặng Huy trứ là con người hành động, không chỉ là người trí thức có tư tưởng canh tân mà bản thân ông lại là người bắt tay hành động.
![]() |
Nhà văn Hố Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu khai mạc Hội thảo |
Tại hội thảo, các tham luận của các đại biểu đã đề cập đến tiểu sử, hành trạng của danh nhân Đặng Huy Trứ từ làng quê thuần phát đên tư tưởng vì dân, tư duy cải cách...Các tham luận cũng đã đè cập đến những giá trị di sản văn hóa của Đặng Huy Trứ để lại cho hậu thế và cho thấy rằng ông khong chỉ biết đến với danh xưng là ông tổ của nghề nhiếp ảnh mà còn là tấm gương sáng về chân dung của một nhà giáo, nhà sư phạm lỗi lạc, chân dung một vị quan thanh liêm, một nhà cải cách kinh tế, một kẻ sĩ thức thời trước thời cuộc...
![]() |
Đại biểu phát biểu tại Hội thảo |
Vấn đề Hội thảo cần làm rõ là tiếp nối di sản tiên phong của Danh nhân Đặng Huy Trứ như thế nào trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước hiện nay. Các đại biểu cũng đã đề cập đến các biện pháp bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý giá liên quan đến Danh nhân Đặng Huy Trứ.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam khẳng định: “Chúng ta học được rất nhiều điều từ danh nhân Đặng Huy Trứ, trước hết là tinh thần canh tân, đổi mới sáng tạo. Nhiếp ảnh phải luôn gắn bó mật thiết với hiện thực đời sống và sứ mệnh phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”. Đồng thời, mong muốn các cấp chính quyền địa phương quan tâm, sớm có quy hoạch và đầu tư mở rộng, tôn tạo khu di tích nhà thờ Đặng Huy Trứ ngày càng khang trang, bề thế hơn, để nơi đây không chỉ là nơi thờ tự mà còn trở thành một địa chỉ văn hóa quan trọng, một điểm đến du lịch thực sự xứng tầm với cội nguồn của nhiếp ảnh Việt Nam.
![]() |
Đại biểu phát biểu tại Hội thảo |
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đôc Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Huế cũng đã đề xuất việc tiến hành kiểm kê, khảo sát các di tích liên quan để đánh giá giá trị và xây dựng kế hoạch trùng tu, bảo tồn phù hợp. Lắp bản chỉ dẫn, bia thông tin tại các điểm sẽ góp phần quảng bà và giáo dục công chúng, đẩy mạnh tuyên truyền, tỏ chức các chương trình giáo dục di sản trong trường học, gắn lền với tham quan thực tế với hoạt động học tập trải nghiệm.
![]() |
Đại biểu phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo đã thống nhất đề xuất tiếp tục đi sâu nghiên cứu các trước tác, các giá trị di sản mà danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ để lại, làm cớ sở để lập hồ sơ danh nhân Đặng Huy Trứ một cách có hệ thống cho những cong việc của tương lai như trình UNESCO công nhận Đặng Huy Trứ là danh nhân văn hóa thế giới. Tiếp tục phát huy thành quả nhiếp ảnh Việt Nam hơn 150 năm qua, đặc biệt là thành quả của nửa thế kỷ nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam. Đề xuất chính quyền Thành phố Huế tiếp tục có sự quan tâm để di tích nhà thờ Đặng Huy Trứ trở thành một địa chỉ văn hóa quan trọng của cả nước, xây dựng Huế trở thành thành phố nhiếp ảnh của Việt Nam...
Trước đó, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành Phố Huế cũng đã dâng hương tưởng nhớ danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ tại Di tích lịch sử nhà thờ Đặng Huy Trứ tại làng Thanh Lương – Thị xã Hương Trà – TP Huế
![]() |
Phương Anh
Tối 17/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ, với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”. Chương trình chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Huế - là nơi mang nhiều dấu ấn về văn hóa, lịch sử, nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh. Huế cũng là nơi bắc những nhịp cầu kết nối và lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần hiện hữu, với 8 di sản được UNESCO vinh danh. Để chào mừng 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 -19/5/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh về Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế qua nghệ thuật ký họa vào chiều ngày 16/5/2025.
Sáng ngày 15/5, Bưu điện thành phố Huế tổ chức khai trương điểm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính và công bố danh mục các điểm đại lý dịch vụ công trên địa bàn thành phố.
Sáng 12/5 (Rằm tháng 4 Âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Tổ đình Từ Đàm.
Trong khuôn khổ chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Ý, Thụy Sĩ và Pháp từ ngày 4 đến 14/5/2025, đoàn công tác của UBND TP Huế do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế dẫn đầu, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các nghệ nhân, nghệ sĩ đã tham gia Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Milan – Ý.
Đó là một trong số những thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2025, do UBND thành phố tổ chức. So với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Huế có tốc độ tăng trưởng vượt bậc về nhiều lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu và nhất là du lịch.
Ủy ban nhân dân Thành phố Huế vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương tại cuộc họp nghe báo cáo thực trạng và giải pháp chấn chỉnh, lập lại trật tự đô thị, môi trường du lịch trên địa bàn thành phố Huế ngày 16/4/2025.
Chiều ngày 5/5, tại Tạp Chí Sông Huơng đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật với chủ đề Hội ngộ tháng 5. Chương trình do Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế - Hà Nội tổ chức.
Ngày 30/4, dự án tuyến đường bộ ven biển qua thành phố Huế và cầu qua cửa Thuận An đã chính thức hợp long phần cầu Thuận An – công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của thành phố Huế.
Sáng ngày 29/4, tại Nhà hát Sông Hương – Thành phố Huế đã diễn ra Lễ Khai mạc hội nghị Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp lần thứ 45.
Tối 28/4 tại rạp Đông Ba (187 Trần Hưng Đạo, quận Phú Xuân), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Huế tổ chức Đợt phim kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tồn di sản và thúc đẩy du lịch bền vững sẽ là những vấn đề trọng tâm được bàn luận tại Hội nghị Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) lần thứ 45 diễn ra tại thành phố Huế từ ngày 27 -30/04/2025
Sáng 26/4, tại Phủ Nội vụ (Đại nội Huế) Ban tổ chức Festival Huế tổ chức chương trình khai mạc “Triển lãm cây kiểng, hoa phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế”.
Chiều 25/4, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Thuận Hóa phối hợp cùng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Huế tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Huế - Thành phố bừng sức sống”.
Sáng ngày 25/4, HĐND thành phố Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 23, khóa 8 nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết sẽ mở cửa miễn phí tham quan Đại Nội về đêm từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26/4-1/5.
Chương trình “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ ngày 29/4 đến ngày 02/5/2025 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế. Đây là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia & Festival Huế 2025.
Sáng ngày 23/4, tại Thư viện tổng hợp Huế đã diễn ra lễ khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025.