Hẹn gặp lại!

14:30 01/08/2016

NGỌC BÁI

(Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant)

Ảnh: internet

Cuộc đối thoại khá đặc biệt giữa cựu Đại sứ người Pháp, Jean-Claude Lacour với Hoài Thu, phóng viên Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế tại Paris, đã chứng tỏ sự bình đẳng về nhân cách, bình đẳng về địa vị xã hội, bình đẳng về tuổi tác và bình đẳng dân tộc giữa các quốc gia. Cuộc Hội thảo có chủ đề “Mối quan hệ Việt Nam - Pháp và châu Âu kể từ 1954”, đã tạo cơ hội cho nhân vật vốn dĩ xa cách về địa lý, về văn hóa, với sự cảm thông, chia sẻ sau những biến cố của cuộc sống. Từ những chuyện chung tới những chuyện riêng tư đã khiến nhân vật Jean-Claude và Hoài Thu có mối đồng cảm sâu đậm, tinh tế. Mối đồng cảm càng trở nên sâu sắc mỗi khi hai người gặp gỡ nhau! Phải chăng đó là tình yêu không biên giới? Tình yêu vượt qua tuổi tác? Tình yêu phi đẳng cấp? Đấy cũng là điều tác giả Hiệu Constant gửi gắm.

Mối liên hệ tự nhiên giữa Hoài Thu và Jean-Claude vừa cảm tính, vừa lí tính. Đó là sự linh cảm hiếm có. Họ gặp nhau trong hội thảo, nhưng cũng đã từng gặp nhau thoáng qua từ trước đó ở Hà Nội. Khi ấy Jean-Claude đã là Đại sứ ở Việt Nam, còn Hoài Thu mới chỉ là cô bé vừa qua trận lụt khủng khiếp, theo dân làng đến nhận cứu trợ. Món quà nhỏ và dòng chữ À BIENTÔT… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí cô bé gái. Hẹn gặp lại! có phải là tiếng nói của định mệnh? Chính cái ngày đáng nhớ đó, lại là ngày sinh nhật của Hoài Thu.

Hoài Thu lớn lên, gắng gỏi học hành và nuôi hi vọng. Chính câu nói của Jean-Claude “Sois sage, travaille bien à l’école et à bientôt! ” đã thành động lực để Hoài Thu phấn đấu không ngừng. Sau này Hoài Thu tốt nghiệp đại học và trở thành phóng viên của một tờ báo trong nước. Ý chí và nghị lực đã là chiếc cầu nối để Hoài Thu bước tới những chân trời. Còn Jean-Claude sau khi hết nhiệm kỳ đại sứ ở Việt Nam, đã đi làm Đại sứ ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng hình ảnh Việt Nam vẫn khắc sâu vào tâm khảm anh. Ở đó hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam đẹp hay bởi tâm hồn cao cả của người dân đất Việt, đã từng chiến thắng những thử thách nghiệt ngã của thời quá khứ?

Theo tâm sự của Jean-Claude, Hoài Thu càng thấu hiểu cuộc sống và sự thăng tiến của chàng trai Pháp không dễ dàng chút nào. Jean-Claude đã có tuổi thơ khá buồn vì cha mẹ không hòa hợp. Cuộc sống xô đẩy, buộc Jean-Claude phải vượt lên, làm chủ vận mệnh của mình. Còn Hoài Thu, số phận đẩy vào hoàn cảnh vô cùng bi thương. Từng là đứa con bị bỏ rơi. Cha mẹ không còn, nhưng bù lại Hoài Thu có cha mẹ nuôi tuy nghèo nhưng vô cùng nhân ái. Số mệnh đã cướp đi những người thân yêu ruột thịt, nhưng tình cảm sâu xa họ để lại là vô giá. Đấy là tất cả những gì Hoài Thu được bù đắp, như một thứ tài sản đặc biệt trên suốt chặng đường đời Hoài Thu trải qua.

Cuộc sống gian nan đã cắt nghĩa sự phấn đấu vươn tới thành đạt của mỗi người. Jean-Claude ngày càng chững chạc trong vai trò ngoại giao, có mặt ở nhiều quốc gia có các phong tục tập quán khác nhau, thì Hoài Thu là phóng viên báo chí vững vàng, đã từng có mặt ở nhiều nơi nóng bỏng các sự kiện thời sự, với những bài báo kịp thời với nội dung sắc sảo và chuẩn xác.

Qua câu chuyện tự sự của Jean-Claude và Hoài Thu, người đọc rõ thêm được hoàn cảnh của mỗi người. “Đôi lúc anh cũng nhớ quay quắt, nhưng quê anh giờ chả còn ai. Chỉ còn nghĩa địa, nơi có những nấm mộ đang yên nghỉ... Đến đó chỉ khuấy động lại những kỷ niệm buồn...”. Đó chính là nỗi niềm sâu kín của Jean-Claude. Đối với Hoài Thu, xuất thân từ làng quê: “Gia cảnh điêu đứng. Bố nó là thợ hồ, đi đây đó làm việc suốt năm để lấy tiền đóng học cho anh em nó. Mẹ làm ruộng. Ngoài số ruộng được chia, mẹ còn nhận thêm một số suất đất của những người trong làng đã đi làm ăn ở Hà Nội...”. Trích dẫn những trang viết này để thấy rằng Jean-Claude và Hoài Thu đều từ lớp người bần cùng, dù dưới những góc độ khác nhau, bươn chải lo toan, từ đấy đã khẳng định được cuộc sống, tuy có vị trí xã hội nhất định, nhưng luôn bình dị, dễ cảm mến, dễ gặp nhau...

Sống chung một gia đình nhưng mỗi người mỗi khác, Tuyển là anh cả nhưng đua đòi bê tha sa vòng lao lí; chị Hiên thì hiền lành chân chỉ, có cuộc sống vợ chồng đề huề an phận. Kỷ niệm về những người Hoài Thu từng biết, đã khắc sâu vào trí nhớ: thầy Thường yêu cô An, nhưng khi đi chiến trường B, cô An ở nhà lấy thầy Chiến đi học nước ngoài. Khi chiến đấu trở về thầy Thường rất buồn... Chuyện Minh, bạn học cũ của Hoài Thu, từng đi bộ đội, có vợ có con trai, sau ra quân vì bần cùng phải đi đào vàng, sa vào cạm bẫy của cờ bạc nghiên hút, nhiễm HIV. Vợ bỏ ra thành phố đi với người khác. Hay cái thời cải cách ruộng đất, bố mẹ chồng bà Lãng bị đấu tố tàn độc. Sự vô vọng của bà Lãng, chờ đợi ông Kiên đi biền biệt và đã hi sinh ở chiến trường...

Chính sự đi nhiều, hiểu biết nhiều những cảnh đời khác nhau, đã tạo cho Jean-Claude và Hoài Thu đồng cảm với những con người có các hoàn cảnh riêng. Dọc chặng đường sống và công tác nay đây mai đó, Jean- Claude cũng không thể quên thời ấu thơ ở trường Dòng. Rồi khi đã thành nhà ngoại giao, đã từng đến nhiều quốc gia, với những người bạn, những người cộng sự và cả những người tình, điều đó là lẽ thường. Nhưng cuộc gặp gỡ Hoài Thu đã để lại trong tâm trí Anh sự quý trọng và cảm mến ngay từ những phút giây đầu. Người cộng sự, Paul cố vấn văn hóa, với Jean-Claude như thể bạn cố tri. Đã để lại dấu ấn tình cảm không phai mờ. Những bạn gái: Caroline, Hélènne, Jasdia, Genevière hơn một lần đã làm tổ trong tình cảm của Jean-Claude. “Sau mỗi cuộc đổ vỡ, sau mỗi lần chia tay, anh thường tự an ủi: “Vạn vật có phân ly, ắt có thành tựu”. Đấy chính là tâm sự của Jean-Claude. Đấy còn là sự thử thách và chọn lựa của người từng trải.

Cuộc đối thoại của Hoài Thu và Jean-Claude đi suốt chiều dài tiểu thuyết. Ở đó, thời quá khứ và hiện tại đồng hiện. Với bao cảnh tình, bao đổi thay, với công việc của nhà ngoại giao, công việc của phóng viên báo chí. Và, cuối cùng là câu nói bật ra từ trái tim Jean-Claude: “Anh hẳn có thể làm bất kỳ điều gì lúc này miễn được ở bên cô gái Việt Nam yêu kiều và quyến rũ này”!

Chỉ có niềm tin yêu mới đủ sức đi tới cuối con đường. Đó là quyết định. Đó là tất cả cầu mong, là hứa hẹn của Jean-Claude với Hoài Thu: À BIENTÔT! Hẹn gặp lại! Có phải Hoài Thu cũng chờ đợi điều ấy?

N.B  
(TCSH329/07-2016)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Kể từ lúc thị xã Huế được nâng lên cấp thành phố, cho đến khi người Nhật làm cuộc đảo chính hất chân người Pháp khỏi đông Dương vào ngày 9/3/1945 thì Huế vẫn là thành phố cấp 3, nhưng là thành phố của trung tâm chính trị, văn hóa, nơi đóng kinh đô cuối cùng của nhà nước quân chủ Việt Nam.

  • HỒ VĨNH  

    Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.

  • Mùa xuân chiếm một ví trí quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi. Xuân hiện lên bằng nhiều vẻ dáng khác nhau, được khắc họa bằng nhiều cung bậc khác nhau. Mỗi một bài thơ xuân như là một trang nhật kí và cảm xúc của cuộc đời thi nhân.

  • Đọc sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (ảnh, NXB Khoa học xã hội, Sách Khai tâm, quý 1/2015) của Hoàng Xuân Hãn là cách để “gặp lại” danh tướng Lý Thường Kiệt.

  • CAO HUY THUẦN

    Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.

  • NGUYÊN QUÂN

    Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.

  • Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Tế Hanh có dáng vẻ của một thi sĩ hơn cả, không phải chỉ bởi “đôi mắt nồng nàn lạ” (Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam) mà còn là, hay chính là, bởi vẻ buồn ngơ ngác của ông, không phải chỉ trên vẻ mặt mà cả trong cách hành xử, ứng đối của ông với mọi người, mọi sự.

  • DA VÀNG

    (Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)

  • NGUYỄN VĂN NHẬT THÀNH

    Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt.

  • Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -2014), NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành cuốn sách Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam.

  • YẾN THANH

    Nếu nói một cách đơn giản rằng Đông phương luận hiện đại là một khía cạnh của cả chủ nghĩa đế quốc lẫn chủ nghĩa thực dân thì sẽ ít ai có thể tranh cãi được. Tuy nhiên, nói như thế chưa đủ. Cần phải trình bày nó một cách có phân tích, có tính lịch sử”. [Edward Wadie Said, Đông phương luận, Nxb. Tri thức, 2014, tr.200]

  • NGUYỄN KHẮC VIỆN

    Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của cha anh, dẫu chỉ một vài cá nhân; thế mà sách vở về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.

  • "Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.

  • LÊ MINH PHONG

    Chúng ta không rũ bỏ được Thượng Đế
    Vì chúng ta vẫn tin vào ngữ pháp

                                  (Nietzsche)

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Chiều ngày 12/5/2014, tôi nhận được món quà vô cùng quý giá, đó là cuốn sách Hải Triều Toàn Tập do chính gia đình của Nhà văn hóa, Nhà báo Hải Triều gửi tặng.

  • Nhà văn Trang Thế Hy đã bước vào tuổi 90. Một đời viết kéo dài suốt 70 năm, ông không viết nhiều nhưng hễ công bố tác phẩm là làng văn phải “giật mình”

  • Xin nói ngay rằng, đọc tập truyện Giọt nước mắt màu đất của Đức Ban (NXB Hội Nhà văn 2014), với tôi Chốn xưa là một truyện ngắn hay.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Trong số các nhà thơ, nhà văn quê hương Quảng Trị, Vĩnh Mai không phải là một tên tuổi lớn như Chế Lan Viên hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông vẫn là một tác giả đáng ghi nhận, một nhân cách đáng kính, một người trí thức đầy lòng tự trọng, một người yêu nước chân chính.

  • THẢO LINH 

    Đà Lạt thành phố của ngàn hoa với những con đường trập trùng quanh phố núi với ảo diệu sương mù. Đà Lạt với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc họa từ bao đời nay và còn tiếp tục làm say lòng bao người đến kẻ đi.