NGUYỄN QUANG HÀ
Kinh Thành Huế được khởi công xây dựng từ thời vua Gia Long (1805) và hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng (1832). Ngay từ thời vua Gia Long trở đi, khu vực Kinh Thành Huế là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất của tầng lớp quan lại và phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa. Tầng lớp dân chúng chỉ được sinh sống ở vùng ngoại vi, lân cận Kinh Thành.
Ảnh của NSNA Lê Tấn Thanh
Khu vực Kinh Thành Huế có quy mô diện tích hơn 500ha, có cả hệ thống các công trình phối thuộc, quan hệ rất mật thiết và gắn liền với bản thân của Kinh thành như: Đại Nội, Quốc Tử Giám, Điện Long An, Khu Lục Bộ, Phủ Phụ Chính, Phủ Tôn Nhân, Lầu Tàng Thơ, Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Đàn Âm Hồn, Viện Cơ Mật, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Sông Ngự Hà và hơn 40 hồ lớn nhỏ thuộc hệ thống thủy đạo…
Di tích Kinh Thành Huế, bao gồm: - Hệ thống tường thành Huế dài 11,5km; cao 6,60m và rộng 21,0m; - Hệ thống Eo Bầu gồm có 24 eo bầu; - Hệ thống tuyến phòng lộ, chạy bao bọc xung quanh có chiều rộng 8,0m; - Hệ thống Hộ thành hào, tiếp giáp tuyến phòng lộ chạy bao bọc xung quanh hệ thống tường thành, dài 12,5km, bề rộng từ 17m đến 50,0m và sâu khoảng 3,5m. Hai bên hộ thành hào đều có hệ thống kè đá hộc sâu 3m và giải tỏa khu vực cách mép kè ngoài 6m để xây dựng tuyến đường bảo vệ xung quanh Kinh Thành.
Rõ ràng Kinh đô Huế là một mẫu mực hiếm có về quy hoạch và xây dựng một kinh đô phong kiến phương Đông còn lưu giữ được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc cung đình, với hệ thống thành quách, cung điện, miếu đường, đền đài, lăng tẩm, chùa quán, cầu cống,… Di sản văn hóa Huế là kiệt tác nghệ thuật của nhân dân lao động, của đội ngũ nghệ nhân có “bàn tay vàng”, tài hoa, ưu tú, xuất chúng nhất cả nước trải qua bao thế hệ, suốt chiều dài lịch sử mới đúc kết thành.
Chính vì vậy vào ngày 11/12/1993, Quần thể di tích Cố đô Huế chính thức được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO, đây là di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam. Việc bảo tồn di tích là hết sức quan trọng. Quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ghi rõ: “Bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế. Phát huy các giá trị quý giá của di sản văn hóa Cố đô Huế, bao gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiêntrong việc giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.
Thực tế, từ khi vua Bảo Đại thoái vị (1945), kết thúc chế độ phong kiến ở Việt Nam, trong Nội Thành không ai quản lý; mặt khác do tình hình chiến tranh loạn lạc (đặc biệt trong hai cuộc kháng Pháp, kháng Mỹ, vùng ngoại ô của Kinh Thành là vùng hoạt động của cách mạng và vùng thường bị càn quét của lính Mỹ) nên dân cư từ các làng xã lân cận tràn vào sinh sống trong Thành Nội, dọc phía trước Phu Văn Lâu, dọc theo bờ sông đến chân cầu Bạch Hổ, kể cả trước khu vực Miếu Long Thuyền, hình thành các cụm dân cư. Người dân di dời vào Thành Nội, sống men theo Thượng Thành và các Eo Bầu; ban đầu họ lấy mặt thành làm vườn trồng rau, hoa màu ngắn ngày, sau gia đình phát triển nhiều thế hệ, mặt thành được dùng làm nhà ở.
Hiện nay toàn bộ khu dân cư phía trước Phu Văn Lâu đến chùa Thiên Mụ đã được giải tỏa, vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Thơm được phục sinh. Vấn đề lớn bây giờ là cần trả lại vẻ đẹp cổ kính, tinh tế, liêu trai, huyền diệu, độc đáo vốn có của Kinh Thành.
Xung quanh di tích Kinh Thành Huế, ngay trên khu vực Thượng Thành và các vọng lâu tại các cổng thành vẫn đang hiện diện 13 lô cốt quân sự (bê tông cốt thép, có từ trước 1975) cần có giải pháp tháo dỡ hoặc di chuyển vì gây phản cảm, dễ là nơi tập trung tệ nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và giá trị di tích. Vừa qua, những lô cốt như trên tại cửa Đông Ba, cửa Thượng Tứ đã được tháo dỡ và di chuyển trong quá trình trùng tu tôn tạo phục hồi.
Theo thống kê (chưa đầy đủ) của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ năm 1995 có 1838 hộ dân (hộ chính) sống tại khu vực I di tích Kinh Thành, đến năm 2003 tăng thêm 438 hộ. Cho đến nay (2018) chủ yếu trong các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào, Phòng lộ Kinh Thành, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Trấn Bình Đài và các hồ trong Kinh Thành có khoảng 4200 hộ dân sinh sống (có gần 50% là hộ phụ).
Tại khu vực phía Nam di tích Kinh Thành Huế, hiện đang triển khai thực hiện các gói thầu tu bổ tường thành, phục hồi các eo bầu và các pháo nhãn.
Song song với công cuộc bảo tồn trùng tu các di tích, công tác di dời giải tỏa tại các khu vực bảo vệ di tích cũng được tiến hành. Trong thời gian hơn 20 năm, với nỗ lực của các cấp, các ngành, nhưng chỉ mới di dời giải phóng được khoảng 1050 hộ dân ra khỏi khu vực I bảo vệ di tích như: Sông Ngự Hà, Tôn Nhân Phủ, Đàn Xã Tắc, Lầu Tàng Thơ, khu vực Thượng Thành và eo bầu mặt Nam, Đàn Âm hồn,…
Tôi đến thăm Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào,… đều thấy đa số người dân ở đây nghèo thật, sống chen chúc nhiều thế hệ trong một gia đình đất chật người đông, làm đủ nghề: cắt tóc, buôn bán, thợ mộc, thợ nề, lái xe ôm, đạp xích lô,…; đều dễ đồng cảm với ước mơ sâu thẳm (thoát khỏi những ngôi nhà tạm) của những chủ hộ gia đình ở đây.
“Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên” - Nhà thơ Nguyễn Bính đã nói hộ tấm lòng của nhiều người Huế xưa, Huế xa, Huế nay. Có một Ngự Viên nay nhớ một Ngự Viên xưa. Có một Nội Thành nay nhớ Thành Nội xưa. Và cũng để thấy việc chính quyền địa phương muốn làm gì đó cho Huế đẹp như và hơn xưa là không hề dễ dàng, nói không ngoa là chưa bao giờ khó như hôm nay, nếu muốn trả lại sắc diện kinh đô cho Thành Huế. Vì chúng ta phải vừa nhanh chóng sửa những vết xước lịch sử để lại (di dời giải tỏa cư dân tại các di tích), vừa tiếp tục công cuộc bảo tồn trùng tu các di tích, vừa phải kiến tạo sức sống trẻ cho các di tích và việc quan trọng song hành là phải đảm bảo cho dân di dời được an cư lạc nghiệp nơi định cư mới (trong tình hình Huế và cả nước vẫn còn “chống dịch Covid như chống giặc”).
Riêng việc giải phóng mặt bằng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khái toán tổng kinh phí di dời qua 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn 2019 - 2021, số hộ 2.938: 1.880 tỷ đồng.
2. Giai đoạn 2022 - 2025, số hộ 1.263: 855 tỷ đồng.
Tổng cộng là 4201 hộ với tổng kinh phí: 2.735 tỷ đồng.
Lên làm Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ rất năng nổ, nhiệt huyết, được xem là “Kiến trúc sư trưởng”, “Thuyền trưởng” của Đề án di dân Kinh Thành Huế. Cảm tấm lòng ông, tôi hỏi:
- Ông nghĩ sao về việc giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh Thành Huế?
Ông trả lời:
- Cả nước mình có cố đô ở Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ có nơi đâu giữ được nguyên vẹn quần thể di tích (trong và ngoài Kinh Thành) như ở Huế. Nếu không giữ được văn hóa Kinh Thành thì còn đâu Huế nữa.
Để hiểu thêm ý tưởng văn hóa của ông Phan Ngọc Thọ, chúng tôi đến thăm gia đình ông Quy đã xây nhà trên Thượng Thành 60 năm nay. Đường lên nhà ông Quy là leo dốc, ngoắt ngoéo, chỉ rộng chừng 1 mét. Đây là ngôi nhà 3 gian thờ ông bà tổ tiên, rất sang trọng đẹp, mang đầy màu sắc Huế. Ông Quy đón chúng tôi rất niềm nở:
- Tôi có đi dự cuộc gặp gỡ 300 người dân Thượng Thành của ông Phan Ngọc Thọ. Ông Thọ khẳng định: “Dự kiến kế hoạch giải tỏa, chỉnh trang và điều chỉnh phạm vi khoanh vùng bảo vệ một số điểm di tích để ổn định cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia khai thác dịch vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản của dân tộc”. Và ông đã thực hiện đúng như vậy. Dân không đồng ý ở chung cư, ông tổ chức, xây dựng khu dân cư ở Hương Sơ cho dân có nhà ở riêng. Diện tích mỗi hộ 60 mét vuông, xây nhà 1 tầng, có tầng lửng. Nhận nhà mới dân mừng lắm. Gia đình tôi cũng chuẩn bị chuyển nhà đây, anh ạ. Vợ con tôi rất mừng sắp có nhà mới. Chúng tôi sẽ chuyển nguyên dạng nhà này xuống dưới đó. Có điều rất lạ là rất nhớ nơi mình đã ở.
Để minh chứng ý tưởng của ông Phan Ngọc Thọ, chúng tôi ra Hương Sơ thăm khu vực định cư của dân Kinh Thành, Eo Bầu chuyển về. Những dãy nhà mới xây gọn gàng, một khu tái định cư kiểu mẫu, điện đường đầy đủ, hàng cây xanh đang bắt đầu nẩy những chồi non, chẳng bao lâu bóng cây sẽ tỏa xanh những con đường rộng rãi. Nhà nào cũng rộng 60 mét vuông. Một tầng và tầng lửng rất xinh xắn.
Chúng tôi tới thăm nhà ông Thìn, ở Eo Bầu chuyển ra. Ông Thìn dẫn chúng tôi đi thăm nhà và nói:
- Ông Phan Ngọc Thọ giữ đúng lời hứa, lo nhà cửa cho dân, định cư đàng hoàng cho dân mau chóng ổn định đời sống. Gia đình tôi đất rộng, được đền bù khá hơn, nên tôi đủ sức xây nhà 2 tầng. Anh biết vợ con tôi nói sao không? Vợ con tôi bảo: Đây chính là ước mơ của mình. Còn các gia đình khác, bình thường, ổn định 200 triệu đồng là có nhà rồi.
Vậy đó, từng bước một, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại với các hộ dân bị thu hồi đất tại các khu vực Kinh Thành Huế, chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp phân loại kiến nghị của người dân thuộc đề án di dời dân cư (ngay việc này, do đề phòng dịch Covid 19, cơ quan chức năng đã chia làm 2 đợt đối thoại công phu, thấu lý đạt tình).
Với hơn 4.200 hộ dân phải di dời, vì vậy được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2019 - 2021), di dời 2.938 hộ dân ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến Phòng Lộ.
- Giai đoạn 2 (2022 - 2025), sẽ tiếp tục di dời 1.263 hộ dân ở các di tích Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài, hệ thống hồ 4 phường Nội Thành thành phố Huế.
Lời hứa của Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế: “Sẽ không để người dân nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc di dân lịch sử này”; “Chính quyền sẽ cố gắng hết sức để bà con được đến một nơi ở mới hiện đại, tiện nghi và xanh - sạch - sáng hơn nơi ở cũ” như đóng đinh vàng vào trái tim không chỉ của những người dân thuộc diện di dời mà còn làm nức lòng mọi người dân Huế, những người yêu Huế gần xa, trong và ngoài biên giới địa lý…
Chuyện di dời dân cư trong Kinh Thành ra định cư ở vị trí mới không phải bàn cãi thêm nữa. Tôi hỏi anh Minh, một thành viên của UBND tỉnh đi cùng chúng tôi:
- Năm 2020 đã có bao nhiêu hộ được chuyển ra khu tái định cư Hương Sơ?
Anh đáp:
- Năm 2020 đã chuyển ra được 657 hộ.
Tôi định hỏi anh thêm, chừng bao lâu nữa thì chuyển hết 4200 hộ ra khỏi khu di tích. Nhưng tôi thấy câu hỏi ấy thật thừa, vì tôi đã biết kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2025 với tổng kinh phí là 2735 tỷ đồng. Nếu gặp thuận lợi thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn. Nếu gặp khó khăn thời gian giải quyết có thể lâu hơn chút ít, dù gì thời gian giải quyết cũng không thể chậm để dân Thượng thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào,… cũng mau chóng được tận hưởng bản sắc văn hóa Kinh Thành và Huế mãi mãi là Huế thân yêu của chúng ta như ý tưởng của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
N.Q.H
(SHSDB41/06-2021)
BẠCH LÊ QUANG
Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.
HỒ THỊ HỒNG
Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.
(SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô Huế mà khám phá tiếp nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.
PHẠM HUY THÔNG
Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.
LÊ HUY ĐOÀN
Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.
VÕ NGỌC LAN
Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.
LÊ PHƯƠNG LIÊN
…Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG
Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.
THANH TÙNG
Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.
NGUYỄN HUY KHUYẾN
Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.
VÕ NGỌC LAN
Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.
LÊ VĂN LÂN
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.
NGUYỄN HỒNG TRÂN
Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.
TRẦN BẠCH ĐẰNG
Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.
LTS: Đêm 30/8 vừa qua, tại Huế, Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam tổ chức giới thiệu cuốn sách “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn”, tập 2 do nhà sử học Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi của Huế đã đến dự và phát biểu ý kiến.
BÙI KIM CHI
“Giữ chút gì rất Huế đi em
Nét duyên là trời đất giao hòa
Dẫu xa một thời anh gặp lại
Vẫn được nhìn em say lá hoa.
(...)