BÙI KIM CHI
Tôi rời trường xưa, Đại học Sư phạm Huế chạm ngưỡng 50 năm. Bàng hoàng. Xao xuyến. Thuở vàng son của những tháng năm cũ vẫn lặng lẽ theo tôi, giao cảm tuyệt vời.
Ảnh: internet
Trường tôi được thành lập năm 1957 thuộc Viện Đại học Huế, đây là ngôi trường sư phạm đào tạo giáo sư trung học duy nhất cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng. Con sông “thơm” của Huế muôn đời vẫn thế, đẹp, nên thơ, hiền hòa rất đỗi lãng mạn. Phải chăng do ảnh hưởng nét duyên đặc biệt của sông Hương mà con gái sư phạm đẹp, duyên dáng, nền nã. Với tôi mà cũng có thể là với cả con trai Huế và không phải Huế ở Đại học Sư phạm cũng như các phân khoa khác của Viện Đại học đều có cùng cảm nhận như tôi… Phải nói, con gái sư phạm có nhiều anh “mê” vì “đẹp”. Nét đẹp đó vẫn còn vương vấn mãi trong lòng người sư phạm cho đến hôm nay, trên 60 năm. Này nhé, hãy nghe lời tự tình dễ thương của Phan Bùi Bảo Thy: “Trường sư phạm thuở nào em lúng liếng/ Tháng tư về nhặt lá rụng ngoài sân/ Anh một bận gửi chút tình tha thiết/ Để bây giờ vời vợi nỗi bâng khuâng”. Con gái đẹp thường dành cho con trai “nghễ” nhưng tôi, con gái, vẫn muốn “nhìn” con gái vì con gái trường tôi có nhiều nàng thơ đẹp quá. Mơ mơ, màng màng. Đằm thắm. Xúc cảm.
Đây, vườn hồng Sư phạm rạo rực bóng giai nhân. Thời gian vào khoảng năm 60, khoa Anh văn xuất hiện cô sinh viên xinh đẹp. Dáng người cao, mảnh khảnh, đằm thắm, thùy mị, trang nhã trong chiếc áo dài tơ non màu trắng sữa. Chị đẹp lắm. Nền nã, mềm mại, khiêm cung, kiêu sa. Làm nền cho nước da ngăm ngăm của chị là đôi mắt sâu, đen, vương nét buồn nghiêng với đôi mày lá liễu đậm nét. Giọng nói của chị nhỏ nhẹ, miệng xinh cùng nụ cười rất duyên. Chị là người đẹp, hoa khôi của trường tôi, Đại học Sư phạm. Sau này, chị là cô giáo Trần Thị Phương Lan, giáo sư Anh văn của trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế.
Ở khoa Pháp văn cũng có giai nhân. Một người đẹp của xóm Hạnh Hoa thôn (nay là đường Nguyễn Công Trứ). Dáng người nhỏ nhắn, linh hoạt; gương mặt sáng, nước da trắng hồng. Vẻ đẹp tự nhiên của chị đã réo hồn các anh cùng khóa và khác khóa. Xinh và duyên nhất trên gương mặt khả ái của chị vẫn là nụ cười hiền, có vẻ kín đáo nhưng rạng rỡ (một trong những nét đẹp rất riêng của chị) cùng đôi mắt biết cười và mái tóc cắt ngắn muôn thuở của chị. Duyên thật duyên khi mái tóc của chị rũ xuống, hờ hững che nghiêng nửa khuôn mặt đẹp của chị. “Nhìn em mái tóc che nghiêng mắt cười”. Một bạn thơ đã thì thầm ngưỡng mộ. Con trai cùng lớp có nhiều anh ái mộ chị nhưng lại để mất chị vào tay của một giáo sư Văn khoa, thầy Trần Như Uyên, thầy giáo của chúng tôi. Cùng các bạn tốt nghiệp ra trường, chị được bổ nhiệm về trường Đồng Khánh dạy Pháp văn, sau là Giám học và chị trở thành nữ Hiệu trưởng cuối cùng của trường Nữ Trung Học Đồng Khánh. Cô giáo của tôi - giáo sư Pháp văn Phan Thị Bích Đào.
Gần cuối đường Âm Hồn, sau là Nguyễn Hiệu và bây giờ là Lê Thánh Tôn, có nàng Tôn Nữ dáng yêu kiều, một trong những người đẹp của Đại học Sư phạm. Gương mặt chị đẹp, cân đối, hài hòa từ mắt, mũi, miệng. Miệng cười rất duyên. Đặc biệt đôi mắt màu hạt dẻ biết nói, biết cười nhấp nhánh dưới hàng mi dài cùng mái tóc màu nâu nâu nhìn “rất Tây” của chị đã làm cho bao anh sư phạm phải lắng lòng. Thuở ấy ở Sư phạm có nhiều anh để ý, thương thầm chị nhưng rồi chị trở thành người đẹp riêng của một kỷ sư công chánh từ Sài Gòn trở về Huế sau bao năm du học phương nam. Người đẹp Tôn Nữ Phương Chi sau này là giáo sư Triết học - cô giáo dạy Tâm lý học của tôi.
“Ngự Viên ngày ấy không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên”
(Nguyễn Bính)
Ngày ấy, có nàng Hoàng Thị nhà ở xóm Ngự Viên, sinh viên khoa Vạn vật. Nàng đẹp. Rất đẹp. Trong vườn hoa Sư Phạm, bóng hồng Thủy Tiên đã làm say lòng nhiều anh. Dáng cao, thân hình đẹp. Mắt đen tròn, mũi dọc dừa, miệng cười quyến rũ, rất duyên. Mặt trái xoan cùng những nét đẹp trên gương mặt của chị, đúng chuẩn là gương mặt đẹp của một thiếu nữ Huế đương thời xuân sắc. Con gái sư phạm vẫn thường “len lén” nhìn chị, ngưỡng mộ. Không những là người đẹp của Sư phạm, Thủy Tiên còn là một tay cầu lông nữ cừ khôi của Huế và của Sư Phạm, từng đoạt nhiều giải cao. Vô cùng ái mộ tài sắc của chị. Đã mấy chục năm qua, rời trường Sư phạm nhưng tên của chị Hoàng Thị Thủy Tiên vẫn còn trong lòng người Sư phạm. Huế ơi, Ngự Viên ngày xưa không còn thật nhưng còn tên xóm Ngự Viên và tên người đẹp Hoàng Thị ở xóm Ngự Viên thì mãi mãi vẫn còn trong lòng người Sư phạm và người Huế xưa…
Đây… một người đẹp của trường tôi nữa - hoa khôi Đại học Sư phạm Trần Thị Như Mai. Chị Như Mai là em gái cô Phương Lan, cô giáo của tôi ở Đồng Khánh. Ở đường Minh Mạng, sau là Võ Tánh, sát múi cầu Đông Ba không ai là không biết hai chị em gái Phương Lan và Như Mai xinh đẹp. “Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”. Như Mai là người đẹp của khoa Anh văn. Chị Mai có mái tóc đẹp rất hợp với gương mặt khả ái của chị. Điểm nhấn trên gương mặt chị là đôi mắt đen, sáng và rất trong cùng nụ cười duyên thật duyên với những “hạt” răng xinh cuốn hút người nhìn. Chị Mai đẹp. Quý phái. Trong khu vườn Sư phạm, bóng hồng nhẹ lướt, thế là các anh thả hồn bay nghiêng. Chị Mai đẹp. Đẹp quá. Tôi mê chị…
Ở phố cổ Hội An, có người con gái đẹp ra Huế trọ học và trở thành nàng thơ yểu điệu của khoa Việt Hán. Nàng thơ họ Nguyễn đẹp như tranh với mái tóc dài buông lơi, quyến rũ cùng gương mặt thanh tú. Xinh đẹp trong chiếc áo dài cổ kiềng màu khói hương cùng giọng đọc thơ mượt mà, lôi cuốn, nàng thơ đã nhẹ nhàng đưa hồn người là các cô nữ sinh Ban C của trường Đồng Khánh khi chị vào thực tập, nhanh chóng lạc vào cõi thơ xưa của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đến “ngẩn ngơ”… Nét đẹp mặn mà, ưa nhìn của nàng thơ họ Nguyễn - Nguyễn Thị Nguyệt đã làm cho các anh sư phạm lắng hồn “trầm tư trước em”. Đôi mắt em đẹp, cuốn hút và rất có hồn…
“Em mong manh như sương khói xây thành/ Đôi mắt như trời cuối đông lạnh giá/ Trời mùa xuân nắng vàng trên khóm lá/ Con én buồn thơ thẩn lượn quanh đây”. Nhà thơ Kim Tuấn như đã nói hộ lòng tôi khi tôi nhớ và nghĩ về cô bạn của tôi. Qua phố Trần Hưng Đạo, trong nhà sách Tân Hoa có người đẹp Tăng Bảo Nga. Chị Bảo Nga đẹp mong manh, đằm thắm, duyên dáng, hiền lành. Đôi mắt đen, tròn, trong veo như mắt nai trên gương mặt bầu bĩnh thơ ngây, đáng yêu. Mắt nai một thời lặng lẽ réo hồn nhiều anh Sư phạm và cả không phải Sư phạm. Bảo Nga là người đẹp của khoa Anh văn. Dịu dàng, kín đáo và rất ít nói. “Nga mắt nai” là cụm từ mà các anh chị giáo sư ở Nha Trang dành riêng cho Bảo Nga khi chị tập tễnh bước chân vào nghề sau khi tốt nghiệp. “Mi cong khẽ chớp mắt nai hững hờ”… Tăng Bảo Nga của một thời.
Ngày ấy, cách đây 47 năm, khoa Việt Hán có một cô sinh viên, nàng có mái tóc đep, thẳng, ngã ra, dài chấm vai; duyên dáng, dễ thương như mái tóc huyền thoại của nữ ca sĩ Francoise Hardy, thần tượng một thời của con trai, con gái Huế. Cô nàng là Nguyễn Thị Bạch Mai xinh đẹp. Nước da trắng hồng. Gương mặt ưa nhìn. Nụ cười tinh khôi. Nàng “mai trắng” dịu hiền như nắng lụa với vẻ đẹp dễ thương, thanh thoát, nhu mì của con gái nhà lành. Người đẹp “kín cổng cao tường” một thuở của trường Đại học Sư phạm có nhiều anh cùng lớp và cả lớp đàn anh vẫn thường “len lén” nhìn “Mai” ngưỡng mộ. Đây là nét đẹp Huế rất riêng của Bạch Mai. Một nhận xét tôi được nghe các anh thuộc các phân khoa khác của Viện Đại học, trong đó có các anh Y khoa “Bạch Mai có vóc dáng và đôi chân đẹp”. Đến nay, thời gian thuở ấy đã xa nhưng người đẹp Bạch Mai thì vẫn còn trong lòng người ái mộ.
“Em tan trường nghiêng nghiêng vành nón lá/ Buổi tan trường bóng nắng ngập đầy hoa”… (Thơ Nguyên Tánh). Hình ảnh đẹp của nàng Võ Thị đã nhẹ nhàng đổ vào tim ai… Liên Thi, nàng Tây Thi của lớp Việt Hán có nước da ngăm ngăm, mắt sâu đen, mi ngắn nhưng rất cong. Nét đẹp của Liên Thi thuần khiết, mềm mại với mái tóc dài xõa ngang lưng. Trông chị dịu dàng, đằm thắm. Mẫu gái Huế truyền thống. Xinh nhất trên gương mặt nàng là đôi mắt và nụ cười chúm chím rất duyên. Ngày ấy có một chàng trong Quãng ra Huế trọ học đã bị bóng hồng quyến rũ. Nàng thì ngây thơ không biết còn chàng thì bao ngày say sưa ngắm nàng trên đường… Xúc cảm, chàng lặng lẽ ngậm ngùi say tình với những vần thơ yêu của Nguyễn Trọng Tạo: “Có một chàng đơn độc/ Bước trên đường Không Tên/ Có một nàng Hạnh Phúc/ Ở số nhà Lãng quên” để… gửi gió cho mây ngàn bay. Ôi, nàng Võ Thị của lớp tôi.
Thấp thoáng sau ô kính của khoa Anh văn, trường Đại học Sư phạm là một nàng Tôn Nữ đẹp xuất thần. Một vẻ đẹp nền nã, quí phái. Đôi mắt to, đen, ươn ướt như hai hạt nhãn với hàng mi cong, đôi mày như vẽ. Trời cho chị đôi mắt đẹp nhưng buồn, cuốn hút hồn người. Người đẹp Phương Hạnh, bóng hồng khoa Anh văn một thời đã làm cho con trai Huế phải “long đong”. Ngẩn ngơ ngắm, ngẩn ngơ nhìn để rồi bâng khuâng. Nàng là bông hoa đẹp của vườn hoa xưa. Đẹp nhất với tôi thuở ấy là hình ảnh của chị trong chiếc áo dài lụa màu ngọc bích cùng chiếc nón bài thơ quai nhung đội lệch vành e ấp, kín đáo. “Gió cầu vướng áo nàng Tôn Nữ/ Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ”. Xin được mượn lời thơ của thi sĩ Đông Hồ để tặng riêng chị Tôn Nữ Phương Hạnh, một thời con trai Huế “mê như điếu đổ”.
Sư phạm trường tôi vẫn còn nhiều người đẹp. Tôi chưa nhớ được hết. Tuy nhiên, dáng đẹp, gương mặt đẹp với đôi mắt đẹp buồn man mác của con gái Sư phạm thì vẫn luôn luôn ẩn sâu trong hồn tôi với sự ngưỡng mộ và trân quý. Tôi đang đứng ở đây. Cổng trường Sư Phạm. Ký ức không gian, thời gian quẩn quanh. Khung trời lãng mạn trong sân trường rực nắng. Bóng hồng xưa rộn rã gọi nhau về. Trường tôi, Sư phạm có nhiều con gái đẹp. Mỗi người mỗi vẻ nhưng tất cả đều xinh. Một thoáng hồn tôi như ngây như say về một thời con gái mộng mị thuở sinh viên. Nắng mắc võng trên cao thả những dải lụa vàng ươm. Tôi nhẹ nhàng ôm nắng trong tay cười khúc khích. Ôi, con gái sư phạm - hàng mẫu vô giá!
B.K.C
(SHSDB37/06-2020)
TRẦN BẢO ĐỊNH
Thương nhớ chú Tư Sâm.
Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?
BÙI KIM CHI
Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.
THANH TÙNG
Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.
LÊ HUY MẬU
Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.
PHẠM HỮU THU
1.
Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.
LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Hồi Ký
Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.
PHƯỚC VĨNH
Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.
BỬU Ý
Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
VÕ SƠN TRUNG
Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…
Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.
LỮ QUỲNH
"Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.
Sáng ngày 27-11-2015 tôi đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.
HOÀI MỤC
Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Trích hồi ký
- 75 rồi đấy, ông ơi! Viết hồi ký đi. Chuối chín cây rụng lúc nào không biết đấy!