Hải Triều, người đấu tranh cho quan điểm văn nghệ Mác-xít

10:47 24/06/2011
HOÀNG TRUNG THÔNGAnh Hải Triều Nguyễn Khoa Văn sống một cuộc đời đấu tranh cho cách mạng, cho Đảng, cho nhân dân. Tôi được đọc anh từ những bài viết chống nghệ thuật vị nghệ thuật, chống duy tâm và cả lý thuyết cho rằng nước ta không có chế độ phong kiến.

Nhà phê bình Hải Triều - Ảnh: cinet.gov.vn

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Anh là người viết chủ nghĩa Mác phổ thông. Lúc bấy giờ anh viết vẫn còn có phần sơ sài nhưng đã đưa lại cho người ta những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác và chống lại quan điểm phi Mác-xít.

Thời kỳ sau khi giải phóng thành phố Huế mấy ngày, đồng chí Nguyễn Minh Vỹ, Lưu Quý Kỳ có chỉ cho tôi một căn nhà rất bé và nói rằng: “Đây là Hương Giang thư quán của Hải Triều, nơi bán những sách báo Mác-xít và chính anh cũng là chủ biên tờ báo gọi là “Nhành lúa” - một tờ báo của Đảng công khai ở Trung kỳ”.

Tôi nghĩ rằng, từ căn nhà nhỏ bé này đã là nơi phổ biến những sách báo của Đảng ta hồi đó.

Tôi chợt nhớ đến đồi Rạng, huyện Thanh Chương nơi gia đình anh tản cư, một phong cảnh tuyệt vời ở một khúc ngoặt sông Lam và sông Giăng đổ ra đó.

Mỗi lần đi qua đây tôi lại phải dừng bước ngồi ngắm phong cảnh kỳ diệu như thế và tôi cảm thấy sao anh Hải Triều lại tự chọn một địa điểm đẹp đẽ như thế này cho gia đình tản cư. Có phải là vì anh nhớ đến sông Hương tuyệt diệu quê của anh chăng?

Chị và các cháu thì ở đó nhưng anh lại làm việc ở Đô Lương, anh phụ trách giới khoa học và Tổng biên tập tạp chí “Tìm hiểu”. Còn chi hội Văn nghệ và báo Cứu quốc thì lại ở làng Thanh Lưu - một làng cũng rất đẹp. Cùng làm việc với anh Hải Triều lúc đó có anh Hồng Chương, Lương An, Trần Hữu Thung, Vĩnh Mai, Hải Thanh… Anh Hải Thanh đã cùng với Hải Triều đấu tranh tích cực cho những quan điểm Mác-xít của Đảng. Anh là một người chín chắn thận trọng, nói năng nhu mì nhưng vì mắc bệnh lao từ sớm và anh đã từ trần trong kháng chiến chống Pháp.

Anh Hải Triều không chỉ là một nhà lý luận Mác-xít, anh công tác trong giới khoa học rất tốt đã đành mà anh còn ngâm thơ và ca những bài hò mái nhì mái đẩy của Huế có sức truyền cảm rất mạnh.

Hải Châu em ruột của anh Hải Triều cũng là một người sáng tác nhạc và hát vè mụ Đội rất hay. Khi anh hát lên bài vè Quảng Giang và Lương Lộc của Bình Trị Thiên ngay ở Nghệ Tĩnh thôi mọi người đều khóc. Nhưng rồi anh đã hy sinh trong một trận ném bom của giặc Pháp bên dòng sông Lam.

Anh Hải Triều là một con người có tình có nghĩa. Mặc dầu sau này anh ít viết về văn học nghệ thuật nhưng đối với giới văn học nghệ thuật thì anh có một cảm tình đặc biệt. Và vì thế người ta mới bầu anh vào thường vụ Chi hội văn nghệ liên khu tư. Mặc dù anh đã là chủ nhiệm Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác liên khu tư và phải gánh vác nhiều nhiệm vụ nặng nề.

Nếu ta đọc lại những bài viết của anh về Rômanh Rôlăng, Hăngri Bácbuýt, Mác xim Goóc ki với nhan đề “Ba nhà văn xã hội” thì ta sẽ thấy thời ấy anh còn ít tuổi mà văn rất sắc sảo già dặn. Đến bây giờ đọc lại vẫn thấy mới mẻ như vừa mới viết cách đây vài năm.

Hải Triều luôn nói chuyện với một giọng nói rất sôi nổi, hấp dẫn người nghe, mặc dầu không phải lúc nào anh cũng sâu sắc. Nhưng ai đã nghe anh nói chuyện thì đều nhớ đến anh. Vì anh nói đậm đà ý vị, không nhạt. Anh biết cách tranh thủ giới tri thức, khoa học bằng những cách nói riêng của anh. Lúc bấy giờ người ta quen nói ứng khẩu chứ không đọc diễn văn, vì thế những bài nói chuyện của Hải Triều đều thất truyền phần lớn.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có lần nói với tôi: “Khi nào vào Huế tôi cũng đến Hương Giang thư quán của Hải Triều ”.

Tiếc thay khi tôi đi qua chỗ cũ của Hương Giang thư quán thì ông chủ đã không còn. Giá như Hải Triều còn ở với chúng ta thì chắc anh còn viết được nhiều tác phẩm đóng góp cho cách mạng nhiều hơn nữa.

II

Hải Triều tuy ở trong Ban thường vụ chi hội Văn nghệ và ít đến làm việc nhưng ý kiến của anh bao giờ cũng sắc sảo. Có lần tôi gửi cho tờ tạp chí của anh một bài dịch Liên Xô qua bản Trung văn với đầu đề là “Kinh nghiệm sáng tác của tôi” dưới ký tên là Pháp tiệp gia phu thì anh Hải Triều đã nói với tôi rằng: “Có lẽ đó là tên của Pha đê ép”. Lúc bấy giờ tôi chưa biết tiếng Trung Quốc mà chỉ biết chữ Hán thôi. Mặc dầu nói với tôi như thế nhưng anh vẫn đăng tên Pháp tiệp gia phu. Những ngày làm việc với anh Hải Triều tôi thấy anh là một người rất là cởi mở. Anh từng là giám đốc Sở thông tin Trung bộ rồi sau này là giám đốc thông tin liên khu bốn. Anh có nhiều kiến thức về văn học và nghệ thuật nhưng không thể khoe khoang sự hiểu biết của mình. Trái lại anh rất chân thành nói những điều suy nghĩ. Lúc bấy giờ anh lao vào công việc còn con cái như Nguyễn Khoa Diệu Thu, Nguyễn Khoa Điềm… thì anh phó mặc cho chị ở đồi Rạng. Cái “ngọn sóng biển” này như tên gọi của anh bao giờ cũng sục sôi với một nhiệt tình cách mạng. Mặc dầu về sau này anh viết về văn học nghệ thuật không được nhiều lắm và hình như có một điều gì đó làm anh tự hạn chế sức viết của mình.

Có lẽ anh Hồng Chương biết về anh Hải Triều nhiều hơn tôi thế mà anh Hồng Chương lại đến nhà tôi để hỏi tôi có tài liệu gì về anh Hải Triều hay không. Tôi bảo rằng tôi không có, tôi chỉ có những kỷ niệm qua trí nhớ còn những tài liệu in trên sách báo thì tôi không có. Tôi muốn tìm mà tìm không được. Nhưng tôi đã hứa với Nguyễn Khoa Điềm là sẽ viết về anh Hải Triều - ba của Điềm mà tôi không thể nào quên được.

Anh Hải Triều đã đánh giá “Kép Tư Bền” của Nguyễn Công Hoan rất đúng. Nhưng khi anh đề cao quyển “Lầm than” của Lan Khai thì anh chưa nhìn rõ thực chất của con người này sẽ ra sao.

Hải Triều như tôi biết là một nhà Mác-xít chân chính, một nhà phê bình sâu sắc, một người đấu tranh cho những đường lối và quan điểm của Đảng. Một vài sự sơ suất của anh thì chúng ta cũng dễ hiểu thôi vì lúc bấy giờ chủ nghĩa Mác ở nước ta chưa được phổ biến một cách rộng rãi và ở một nước thuộc địa nửa phong kiến thì có khi cũng phải trả lời những câu hỏi một cách mềm mại để còn tranh thủ dư luận của người đọc.

Mới đó mà 31 năm anh Hải Triều đã vĩnh biệt chúng ta. Nhưng tư tưởng và tinh thần của anh thì vẫn còn lại với chúng ta. Tôi nhớ không biết có chắc chắn không trong một bài báo anh Hải Triều có phê phán cụ Phan Bội Châu về một số luận điểm. Nữ sử Đạm Phương - mẹ của anh Hải Triều đã từng nói: “Tại sao con lại dám phê phán cụ Phan”. Anh Hải Triều đã trả lời lại với đại ý: “Vì cụ nói sai thì con phải phê phán lại”.

Chỉ ít lâu sau, hỡi ơi anh Hải Triều, anh không được chứng kiến hàng vạn nhân dân thủ đô đổ ra đường cờ hoa vẫy gọi chào mừng quân đội và cán bộ ta vào tiếp quản thủ đô. Nhưng cuộc đời của anh, tác phẩm của anh đã viết ra chúng tôi sẽ còn đọc, nhân dân ta sẽ còn đọc.

Đến cuối đời của mình, khi anh nằm trên giường bệnh ở bệnh viện Thanh Hóa, anh biết ngày cuối cùng của anh đã đến, anh còn viết những dòng chúc thư. Tôi xin được phép ghi lại ở đây nguyên văn lời chúc thư đó:

“Các đồng chí văn nghệ. Đời tôi chiến đấu cho nghệ thuật và văn chương cách mạng. Các đồng chí cố gắng lên. Chúc tất cả mạnh giỏi và hôn tất cả”.
                        HẢI TRIỀU

Ba mươi mốt năm qua kể từ ngày anh mất, chúng tôi vẫn không quên lời anh dặn dò và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta nền văn nghệ vẫn phát triển tốt đẹp và đi đúng hướng.

Ôi dòng sông Hương êm đềm, dòng sông Lam cuộn sóng, dòng sông Mã ào ạt chảy cũng như dòng sông Hồng và sông Cửu Long nơi anh đã từng sống sẽ còn ghi mãi dấu chân của anh, tâm hồn và trí tuệ của anh. Tôi đã được sống với anh một thời gian đầu không lâu lắm nhưng hình ảnh của anh sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của tôi.

Ngay từ năm 1963, trong một bài viết “Nhớ Hải Triều” đồng chí Trần Huy Liệu đã viết về anh với những lời văn trọng thị. Chắc nhiều người đã đọc tập văn của anh và lời giới thiệu của đồng chí Trần Huy Liệu. Tôi không muốn nhắc lại ở đây những bài viết đó mà chỉ muốn ghi những kỷ niệm đã cùng sống với anh trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tôi nghĩ rằng chúng ta chưa đánh giá đúng mức những công lao tìm tòi, đấu tranh và khai phá của anh trên mảnh đất văn nghệ cách mạng mới mẻ này. Nhưng rồi chúng ta sẽ tiếp tục.

H.T.T.
(16/12-85)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM THỊ ANH NGA

    Giới văn học nghệ thuật trong Nam ngoài Bắc cũng như những người từng là học trò của ông thường nói với nhau, tưởng như đùa nhưng lại rất thật, rằng đến Huế mà chưa ghé thăm ông thì coi như là chưa đến Huế, gì thì gì vẫn cứ... thiếu.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Văn chương như một món ăn tinh thần cho mọi người. Đối với những người đam mê, các tác phẩm văn chương như hơi thở, như máu thịt. Ngoài việc là món ăn tinh thần, văn chương như những con đường vươn ra dẫn dắt để nối kết, giao thoa giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa vùng miền văn hóa này với vùng miền văn hóa khác.

  • LÊ VĂN LÂN

    Trong phong trào đô thị Huế, từ phong trào hòa bình 1954 - 1955, phong trào Phật giáo ở Huế những năm 1963 - 1964 đến phong trào li khai ở Huế 1966, có một nhân vật khi nhắc đến hầu như ai cũng biết - đó là bác sĩ Lê Khắc Quyến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, nguyên Khoa trưởng Đại học Y khoa Huế.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Ngày 01/10/2012, một tin vui không chỉ dành riêng cho Huế khi bộ Cửu vị thần công là 1 trong 30 hiện vật/nhóm hiện vật đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam.

  • NGUYỄN MINH VỸ
                    Hồi ký

    Thú thật với các bạn Tạp chí Sông Hương và những ai cùng quê là trước Cách mạng Tháng 8-1945 tôi có phần nào "mặc cảm" vì cái gốc Thừa Thiên của mình.

  • LƯƠNG AN

    Vào đầu nửa sau thế kỷ 19, tại Phú Xuân (tức Huế bây giờ), giữa lúc tiếng tăm hai anh em Miên Thẩm và Miên Trinh đang lừng lẫy, một sự kiện bỗng thu hút sự chú ý của giới thơ kinh thành: sự xuất hiện gần như đồng thời của Tam Khanh(1), ba nhà thơ nữ người hoàng tộc, trong đó, Thúc Khanh được ca ngợi nhiều hơn cả.

  • (SHO) Tiến sĩ Lê văn Hảo quê ở Huế, con trai ông Lê Văn Tập - một đại phú gia ở miền Trung, du học Pháp (1953), đỗ Tiến sĩ Đệ Tam cấp ngành Dân tộc học (1961) tại Đại học Sorbonne, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (Centre national de la recherche scientifique) một thời gian rồi về nước (1965) giảng dạy Dân tộc học và Văn minh Việt Nam tại các Đại học Văn khòa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn.

  • Có một người phụ nữ xứ Huế sinh sống và giảng dạy tại CHLB Đức nhưng luôn dành tình trang trọng chiếc áo dài Việt Nam. Bà là TS triết học Thái Kim Lan, với bà, áo dài làm nên một phần bản sắc vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Như chúng ta đã biết qua sách sử, cựu Hoàng đế Bảo Đại có 2 người vợ được hôn thú chính thức. Đó là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng hậu) và bà người Pháp là Monique Marie Eugene Baudot.

  • LÊ VĂN LÂN

    Những thập niên cuối thế kỷ XX, có một nhân vật lúc ẩn lúc hiện như rồng trong mây, như kình ngư giữa đại dương, có mặt ở các thời điểm lịch sử, có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở Thừa Thiên Huế nói chung và phong trào đô thị Huế nói riêng.

  • PHAN THUẬN AN

    "Hôm nay, Ngài trở về trong lòng đất mẹ thân yêu, trở về giữa tất cả đồng bào con Hồng cháu Lạc, trở về bên núi Ngự, sông Hương...
    "Chúng ta thành kính cầu cho nhà vua đời đời yên nghỉ.
    "Lòng yêu nước của nhà vua còn sáng mãi với sử xanh".

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    LTS: Thời Pháp thuộc cũng như thời tạm chiếm, những “thượng khách” đến du lịch Huế thường được bà công chúa Lương Linh (con gái thứ 19 của vua Thành Thái và là em út của vua Duy Tân) hướng dẫn.

  • LÊ TIẾN DŨNG 

    Một ngày cuối thu tháng Mười năm 1965 tôi nghe qua Đài Tiếng nói Việt Nam một tin quan trọng: Hội Văn nghệ Giải phóng công bố Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu.

  • ĐOÀN XANH 

    Nhà thơ, nhà báo Thúc Tề bị Pháp thủ tiêu khi mới 30 tuổi. Gần 50 năm sau, bí mật được phát lộ, Nhà nước đã truy tặng ông danh hiệu Liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công.

  • Ở tuổi 75, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân vẫn miệt mài bên chiếc máy tính để làm việc mỗi ngày. Ông luôn mang theo bên người một chiếc máy ghi âm, loại dùng bằng băng cassette, ông có thói quen ghi lại bất cứ buổi làm việc nào với các phóng viên báo, đài... Đón tôi trong con hẻm nhỏ dẫn vào ngôi nhà ở một quận gần trung tâm Sài Gòn, ông đội chiếc mũ kiểu Huế và những tiếng “răng, ni, nớ” rất Huế của ông mang lại cho tôi sự gần gũi để bắt đầu buổi trò chuyện.
                        Nhà văn ÁNH HƯỜNG (thực hiện)

  • Ngày 9/6/2014, nhà báo Nguyễn Khoa Bội Lan đã vĩnh biệt chúng ta, hưởng thượng thượng thọ 105 tuổi

  • Tôi lặng lẽ đi tìm về nhà "O Thương trống” mà trong lòng có cảm giác như một  đứa con đi xa lâu ngày trở về với mẹ để được nghe mẹ kể chuyện đời, chuyện nghề.

  • Có lẽ cho đến nay, ông Lê Văn Kinh là nghệ nhân làng nghề truyền thống lập nhiều kỷ lục nhất VN. Ông đã lập kỷ lục về bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư bằng 14 thứ tiếng. Tiếp đó là bộ Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật. Đầu tháng 5-2014 vừa qua, ông tiếp tục xác lập kỷ lục thứ ba, đó là thêu tay hai bài thơ "Tẩu lộ” và "Hoàng hôn”  -  hai bài thơ trong tập "Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • VÕ SƠN TRUNG

    Con người đó, là nhà văn, nhà văn hóa, nhà từ điển học Đào Đăng Vỹ cực kỳ nổi tiếng ở Huế từ những năm 1940. Ông sinh ngày 1 tháng 2 năm 1908 tại Huế, có tài liệu nói ông mất ngày 7/4/1987 tại California - Mỹ(1).

  • Cật tre được lựa từ rừng già, xung quanh lồng được chạm trổ tuồng tích như một bức tranh hoàn hảo… Những chiếc lồng chim như một tác phẩm nghệ thuật ấy có giá cả chục triệu đồng.