nó cháy nó cháy sáng dịu dàng, nóng bức mà không khói thế là ý tưởng tan loãng ra không thấy tro tàn chỉ nghe sự bình yên cựa mình tróc vỏ như hạt ngô hạt đậu trong khu vườn tâm tưởng của vị thiền sư đạt ngộ! em có biết chăng khi tuổi tác đã chống gậy đứng trong đêm nhìn qua tháng năm sẽ thấy những dòng sông những con đường, và khá nhiều lối rẽ! những người mình thương những người mình ghét được và mất thành và bại vui và khổ… những cái mình cho đi và những điều mình cảm nhận sẽ là vô nghĩa nếu đọng thành ký ức đêm và hạt lửa xanh sẽ tôi luyện thành một thanh gươm trên tay chàng dũng sĩ thách đấu với hang thẳm Ràgu nơi tối tăm của cái ác và giun dế vẫn kêu đêm với ngôn ngữ của thời gian trong tương quan hiện tồn và sự sống! tôi chẳng có gì để lại cho em khi tôi phủi xác thân như phủi một hạt bụi rơi và nó sẽ còn dính lại ở đâu đó trong trang sách trang văn hay là nơi những câu thơ thiếu lửa sẽ là vô nghĩa nếu trái tim và cảm xúc được biến thành danh ngôn hoặc thành vầng trăng treo trên chiếc gậy đi đường có những ký hiệu đây là an toàn và kia là vực thẳm! em có biết chăng khi mắt đã mờ tai đã kém và trí đã cùn mòn chậm lụt thì nó, là hư vô cũng đứng trong đêm nghe giun dế tấu khúc thời gian và hạt lửa xanh trong trái tim may ra chỉ còn như hơi thở ấm hơi thở vương trên khóm lau già chỉ vài giọt sương đêm còn thức… tôi chẳng có gì để lại cho em khu rừng xanh này tháng ngày đi và đến tự do kia rất nhiều chim và lắm sương mù có con đường mòn sỏi đá vài người khách gió sương đã mỏi chỉ biết tâm sự với hoang vu không có ai mời trà chỉ có đêm với cô liêu giun dế thâu canh am cốc sơn môn đã ngủ! em có biết chăng lúc thân cây già tróc vỏ thì nó đã khô nhựa luyện không còn ngôn ngữ thì chẳng có nghĩa lý gì thời gian và lịch sử điện miếu đền đài vùi sâu trong bóng tối hư danh tôi cảm nghe mình như mỏm đá cỗi cằn mầm xanh không mọc được bộ rễ chắc khoẻ của tham vọng (tham vọng tâm linh hay quyền lực) chỉ thích hợp với những đám đất bãi biền giàu phù sa và khoáng chất… tôi, đôi khi, đi giữa khuya khoắt của nhân sinh đếm bóng mình, một thành hai hai thành bốn… rồi nó vỡ ra do trái tim đôi khi không an ổn nó lại muốn du ca hát lên và muốn gieo ươm những hạt lửa xanh hạt lửa đã đi suốt thiên thâu qua những quán trọ những chân cầu qua những điêu linh, sự chết vẫn mỉm cười hoạn nạn và khổ đau… tôi chẳng có gì để lại cho em kinh sách thì đã cũ chữ nghĩa và lý sự lại quá nhiều đã khô kiệt nguyên ngôn bút mực thế gian thì như biển như rừng còn văn chương thì đã quá nhiều người vươn tay để nắm nghệ thuật đôi khi lại là trò chơi vô bổ cũng như máy móc cứ mãi hiện đại tân trang mòn hơi chạy đuổi hư vô đến chóng mặt chỉ có ánh nắng buổi sáng và sương mù đêm thỉnh thoảng có trăng lại tỏ ra chung thuỷ… em biết không tôi sống chỉ mới hai phần đời người nhưng đã thấy già nua ngàn tuổi có điều rất nguy hiểm là không còn ngạc nhiên và chờ đợi nhưng có được cái hay hay là không còn náo nức những món quà kể cả tôn vinh và trân trọng kể cả đắc thiền đắc định sự sống chỉ lắng nghe từng ngày và từng hơi thở buồn vui chỉ thản như cát lọt kẽ tay… tôi chẳng có gì để lại cho em thế hệ trai trẻ hồn nhiên chỉ sống bằng mắt tai mũi lưỡi chẳng ai cần mái lá và cốc rêu chẳng ai cần sáng tạo và cô liêu sự an bình của non xanh lặng lẽ hãy xem, chim, sáng bay đi, tối tìm về rừng ngủ trời thì lúc nắng lúc mưa thời tiết bốn mùa thay nhau chuyển đổi đã cũ rồi câu chuyện ngàn năm! em biết không tôi bây giờ leo lét với mấy trang văn ngọn đèn, chung trà cùng với lư trầm tịch mịch ngồi tháng ngày kể chưa hết chuyện phù sinh đêm, dịu dàng với hạt lửa xanh những mong làm cho ấm lòng vách đá nghe lời kinh chuông sớm ngân nga rồi giun dế khuya du ca xem hư vô là người bạn cũ! MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH (nguồn: TCSH số 231 - 05 - 2008) |
LÊ VĨNH THÁI
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH